Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hóa Dao Tiền ẩn chứa trên chiếc túi đựng trầu

PV - 14:21, 24/08/2020

Trong bộ trang phục truyền thống lấp lánh ánh bạc, bà Bàn Thị Hoa, người Dao Tiền, xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng cùng với chị em chuẩn bị tham dự một nghi lễ quan trọng của dòng họ. Trên vai bà là vật dụng bất ly thân – túi trầu. Chiếc túi tuy nhỏ nhưng lại hàm chứa nhiều điều thú vị về văn hóa của người Dao nói chung, người Dao Tiền nói riêng.

Ngoài tính hữu dụng đựng đồ dùng, túi trầu của người Dao Tiền còn có giá trị như một thứ đồ trang sức. Ảnh: Bích Nguyên
Ngoài tính hữu dụng đựng đồ dùng, túi trầu của người Dao Tiền còn có giá trị như một thứ đồ trang sức. Ảnh: Bích Nguyên

Cho đến ngày nay, người Dao Tiền sinh sống ở Cao Bằng vẫn còn giữ gìn, duy trì được nhiều nét văn hóa cổ truyền trong đời sống thực tại. Đó là tục ăn trầu, tự khâu, thêu trang phục truyền thống và cả những nghi lễ cực kỳ quan trọng của vòng đời như lễ Cấp sắc, lễ Tẩu sai... Để thuận tiện cho việc ăn trầu, phụ nữ Dao Tiền nghĩ ra việc may chiếc túi đựng trầu và luôn mang bên mình. Với họ, chiếc túi nhỏ không chỉ là đồ dùng quen thuộc để đựng trầu cau, mà còn được coi như trang sức làm đẹp và phần nào biểu thị vị thế, giá trị của người phụ nữ. Nhưng vượt trên tất cả những điều đó là chiều sâu giá trị văn hóa của người Dao Tiền ẩn chứa trong mỗi họa tiết hoa văn trên chiếc túi.

Buổi sáng hôm đó, dưới mái hiên nhà, bà Hoa cùng những người phụ nữ khác trong họ ngồi quây quần bên nhau cặm cụi khâu, thêu khăn, áo mới phục vụ cho lễ Tẩu sai. Thỉnh thoảng, họ lại pha trò rồi cười vui vẻ. Hoàn thành những mũi kim thêu cuối cùng cho chiếc khăn đội đầu, bà Hoa cười mãn nguyện, lộ rõ hàm răng đen nhánh hạt na – một trong những tiêu chí đánh giá vẻ đẹp và cái duyên của phụ nữ Dao Tiền theo truyền thống từ xa xưa.

Bà mở chiếc túi đeo trên vai lấy một miếng trầu bỏ vào miệng. Tôi ngắm chiếc túi không chớp mắt bởi nó quá đẹp. Bà Hoa thấy vậy, tháo chiếc túi ra khỏi người đưa cho tôi xem. Bà bảo rằng, chiếc túi này do tự tay bà làm và đã gắn bó với bà được gần chục năm nay rồi.

Túi trầu của bà Hoa được làm rất cầu kỳ và giá trị vật chất của chiếc túi cũng không hề nhỏ, bởi số lượng bạc trang trí bên ngoài rất nhiều. Khi buộc chặt, chiếc túi có hình giống múi bưởi. Thoạt nhìn, ai cũng tưởng túi nhỏ, kỳ thực đựng được khá nhiều thứ. Tôi mở túi ra, trong túi có trầu cau, hộp kẽm nhỏ đựng vôi, chìa khóa nhà và cả tiền. Túi được làm bằng vải chàm, hình chữ nhật, có đáy rộng. Miệng túi có đường khâu viền đủ rộng để luồn hai sợi dây đeo. Khi kéo hai đầu dây về hai bên, miệng túi sẽ thít lại. Phụ nữ Dao Tiền trang trí túi đựng trầu rất kỳ công.

“Trước kia, chúng tôi tự tay dệt vải, nhuộm chàm, bây giờ thì mua vải ngoài chợ. Đầu tiên phải cắt vải, khâu đáy túi, chiều dài đáy túi khoảng 1 gang tay. Túi được khâu theo hình múi bưởi. Nhìn đường chỉ khâu tay và những đường thêu trên túi là biết người làm khéo tay đến đâu” – bà Hoa vui vẻ chia sẻ.

Công đoạn mất nhiều thời gian nhất là thêu những đường hoa văn lớn trên túi. Việc này đòi hỏi sự cần mẫn, kiên trì của người phụ nữ. Thông thường, túi trầu được thêu 3 đường hoa văn lớn. Bên cạnh túi là một dây tua rua ngắn. Sau khi thêu đường hoa văn xong, người ta sẽ đính đồ bạc lên trên túi. Đây cũng là điểm nhấn nổi bật của túi trầu. Phụ nữ Dao thường đính những miếng bạc tròn với hoa văn được dập nổi cầu kỳ, theo cách nói của bà Hoa, đó là những chiếc hoa bạc.

Tôi đếm được trên chiếc túi của bà Hoa có 22 chiếc hoa bạc. Túi trầu được nối với bộ đồ dùng bằng bạc qua một sợi dây vải. Bà Hoa đeo lại chiếc túi lên người, rồi giới thiệu với tôi: “Bộ đồ bạc gồm que ngoáy tai, một con dao nhỏ, cái nhíp, một, hai chiếc nhạc nhỏ và một vài đồng xu nữa”.

Như nhiều phụ nữ đồng niên, bà Hoa được mẹ dạy kỹ thuật khâu, thêu từ thời niên thiếu. Khi đã thuần thục đường kim, mũi chỉ, bà tự may quần áo cho mình. Chiếc túi trầu cũng do bà tự tay làm. “Ngày trước, chúng tôi tự chế tác những chiếc hoa bạc để đính lên túi. Bây giờ, mọi thứ đều có bán sẵn nên rất tiện. Làm một chiếc túi nhanh hơn rất nhiều, chỉ khoảng 1-2 ngày. Ngoài chợ cũng bán túi trầu, nhưng tôi vẫn thích tự tay làm” - bà Hoa nói. Hỏi về ý nghĩa hoa văn trang trí trên túi trầu, bà Hoa cười, đáp rằng: “Ngày xưa, mẹ dạy làm thế nào thì làm thôi”.

Khẳng định về giá trị của chiếc túi đựng trầu của phụ nữ Dao, Tiến sĩ nhân học Bàn Tuấn Năng cho biết: “Túi trầu vừa là trang sức, vừa là túi đồ để đựng nhiều vật dụng khác nhau, như là trầu cau, thuốc cảm khi đi rừng của phụ nữ Dao. Hệ thống trang trí trên túi là ký ức văn hóa chứ không phải mang ý nghĩa trang trí đơn thuần, nó thể hiện thế giới quan của người Dao. Trên túi trầu còn có hình con cá, điều đó gợi nhớ về nguồn gốc của tộc người này”.

Theo nghiên cứu của nhiều học giả, khởi thủy, lịch sử tộc người Dao trong những buổi đầu sơ khai gắn với vùng sông nước, đặc biệt là gắn với châu thổ sông Hoàng Hà. Bông hoa bạc trên đó có hình ngôi sao 8 cánh là tượng trưng cho 4 phương 8 hướng của trời đất. Đề cập đến thực tế, không nhiều người Dao biết về ý nghĩa của hoa văn trang trí trên đồ dùng của mình, dù họ làm rất thuần thục.

Tiến sĩ nhân học Bàn Tuấn Năng, hiện đang công tác tại Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, người chuyên nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số lý giải: “Trong quá trình di cư, người Dao mang theo văn hóa truyền thống. Lâu dần, văn hóa bị mờ đi, họ hành xử theo thói quen chứ không tìm hiểu, ghi nhớ lại ý nghĩa. Ví như việc thêu thùa, phụ nữ Dao thường truyền dạy cho con gái kỹ năng thêu, khâu các hình trang trí thuyền thống và họ làm theo thói quen là chính, đa phần không chú trọng tìm hiểu, không giải thích được ý nghĩa của nó”.

Bây giờ, việc ăn trầu không còn phổ biến trong lớp trẻ, chiếc túi đựng trầu truyền thống của người Dao không còn xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại. Sẽ là sự tiếc nuối lớn nếu mai này, không ai còn nhìn thấy, không ai còn biết chế tác túi trầu và còn hiểu về những giá trị văn hóa ẩn chứa trong đó nữa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 16 giây trước
Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.
Nỗ lực vượt mọi khó khăn, thách thức, đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm

Nỗ lực vượt mọi khó khăn, thách thức, đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 9 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 9 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 10 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chống diễn biến hòa bình - PV - 10 giờ trước
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 10 giờ trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 11 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.