Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Phố núi Đà Lạt từ những ô cửa biệt thự cổ

Mai Văn Bảo - 19:48, 20/12/2021

Các biệt thự cổ ở Đà Lạt có nghệ thuật thẩm mỹ hiện đại, với những gian phòng có tầm nhìn rộng, thường hướng ra cảnh quan thị giác đô thị. Từ những ô cửa, có thể ngắm nhìn các công trình kiến trúc nghệ thuật, phong cảnh và nhịp sống phố núi.

Khung cửa mùa xuân
Khung cửa mùa xuân

Ngày cuối tuần, từ ô cửa của Sofitel Dalat Palace, tôi được cận cảnh nhà Thủy Tạ, hồ Xuân Hương, đồi Cù và những cung đường nhàn du uốn lượn trên phố núi; được ngắm dãy Lang Biang xa mờ bồng bềnh trong mây. Khách sạn cảnh quan kiến trúc tuyệt diệu này có tên gọi cũ là Langbian Palace, được khởi công xây dựng từ năm 1916 và khai trương sau đó sáu năm, theo kiến trúc hiện đại kết hợp trường phái cổ điển; khuôn viên rộng hơn 40 nghìn m2, quanh công trình là vườn hoa, cây cảnh, thảm cỏ và rừng thông. Giống những công trình kiến trúc khác đương thời, khách sạn Palace có mặt tiền hướng về núi Langbiang.

Lang thang trong khuôn viên lãng mạn Sofitel Dalat Palace cùng Tiến sĩ kiến trúc Emmanuel Cerise, đại diện Vùng Île-de-France tại Hà Nội, Trưởng phòng PRX - Việt Nam, tôi được nghe ông kể nhiều kỷ niệm về Đà Lạt. Ông nói: “Mỗi lần đến Đà Lạt, tôi ngỡ mình như cậu học trò thuở xưa đang dã ngoại về những miền quê nước Pháp”. Theo Tiến sĩ Emmanuel Cerise, dấu ấn kiến trúc Pháp rất đa dạng ở Đà Lạt. Nhưng vì sao người Pháp lại đưa rất nhiều công trình kiến trúc của mình đến đây? Bởi vì khi họ đặt chân đến vùng đất này và nhận ra rằng, đây là nơi có thể tái hiện một đô thị kiểu Pháp, vì không gian cảnh quan, thiên nhiên, khí hậu đều tương tự quê hương họ.

Biệt thự cổ ở đường Trần Hưng Đạo
Biệt thự cổ ở đường Trần Hưng Đạo

Cuối thế kỷ 19, người Pháp đã khéo chọn cao nguyên Langbiang, nơi có địa hình và điều kiện khí hậu đặc trưng để kiến tạo đô thị nghỉ dưỡng Đà Lạt. Người Pháp nổi tiếng lãng mạn và họ cần một không gian lãng mạn để xây dựng thành phố kiểu Âu theo xu hướng “hoài hương”. Đô thị đặc biệt này đã trải qua nhiều kỳ quy hoạch bài bản. Mỗi kỳ kiến tạo là một ý tưởng, nhưng đều dựa trên yếu tố cốt lõi là nghệ thuật kiến trúc kết hợp cảnh quan và tài nguyên nhân văn. Nhiều công trình kiến trúc cổ ở đây đã tạo nên biểu tượng, đan dệt thành ký ức đô thị Đà Lạt, lưu định trong trí nhớ nhiều người.

Sáng. Từ những ô cửa các biệt thự trên trục di sản Đông - Tây của đô thị Đà Lạt, ta có thể bao quát thành phố cao nguyên, với từng lớp nhà xuôi xuống thung lũng, ẩn hiện trong rừng thông và sương mù. Đêm. Bầu trời dường như xuống thấp, lung linh những vì sao. Ở đô thị Đà Lạt, mỗi công trình, cụm công trình được sắp đặt khéo léo nhằm khai thác triệt để đặc điểm địa hình, cảnh quan thiên nhiên, tạo nên thành phố bản sắc, khó nhầm lẫn với kiến trúc ở các đô thị khác trong nước và trên thế giới. “Có thể khẳng định, giá trị cốt lõi tạo nên thương hiệu Đà Lạt là ở các đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và hệ thống di sản kiến trúc hiếm nơi nào có”, KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết.

Hài hòa kiến trúc biệt thự cổ và thiên nhiên
Hài hòa kiến trúc biệt thự cổ và thiên nhiên

Đà Lạt được nhìn nhận như một “Bảo tàng kiến trúc Pháp thế kỷ 20 tại Việt Nam”. Đô thị cao nguyên này đang sở hữu khoảng 1.500 biệt thự, dinh thự, thánh đường cổ, được xem là mẫu hình tiêu biểu của kiến trúc Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong số này, có hàng trăm biệt thự nghỉ dưỡng kiều diễm, ẩn mình giữa những rừng thông, núi đồi đầy mê hoặc. Điều độc đáo là không có sự trùng lặp kiểu dáng, mỗi công trình là một tác phẩm kiến trúc hoàn mỹ, đặt trong sự thể nghiệm những giá trị thẩm mỹ mới, trên cơ sở vừa tuân theo các nguyên tắc cục bộ đô thị kiểu Pháp, vừa phù hợp đặc điểm cảnh quan tự nhiên và văn hóa địa phương trong thiết kế các tổng thể kiến trúc đô thị. Và đặc điểm chung, những công trình biệt thự này luôn có vườn hoa, cách xa nhau, có tầm nhìn thoáng ra cảnh quan.

Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính nhìn nhận, rừng thông và kiến trúc những căn biệt thự cổ xinh đẹp, nhưng không bao giờ lạc thời đã sinh ra nỗi buồn “đặc sản”, là “linh hồn” của Đà Lạt. Đó là nỗi buồn sang trọng được cấu thành từ “cuộc hôn phối” giữa thiên nhiên và sự kiến tạo của con người.

Trong khuôn viên khách sạn Palace
Trong khuôn viên khách sạn Palace

Từ ô cửa quán cà phê biệt thự trên đường Trần Hưng Đạo, trục di sản Đông - Tây của đô thị Đà Lạt, tôi chọn góc quán tĩnh lặng để lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, phố phường những bước chân không ríu vào nhau, thong dong và thư nhàn. Ngày thường, Đà Lạt “lặng” đến lạ. Bởi thế, nên nhà thơ Nguyễn Duy đã “nghe mơ hồ một chiếc lá thông rơi”. Có lẽ, khí hậu, môi trường tự nhiên đã ảnh hưởng đến tư tưởng, quan niệm sống và phong thái của người dân xứ này!

Phóng tầm nhìn bao quát, có thể nhận thấy địa hình Đà Lạt uyển chuyển, mềm mại, dẫn dắt tầm nhìn hướng về dãy núi Langbiang, tạo thành cảnh quan thị giác đô thị đặc thù. Đà Lạt mang dấu ấn phong cách và ngôn ngữ kiến trúc Pháp khá rõ. Nhưng ngược lại, các nhà kiến trúc này cũng chịu ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên Đà Lạt. Đó là sự giao thoa tự nhiên. Những kiến trúc ở thành phố cao nguyên được sáng tạo từ nguồn cảm hứng địa phương để tạo thành kiểu kiến trúc độc đáo, đậm bản sắc. Nghệ thuật tổ chức cảnh quan, điều kiện tự nhiên, giá trị nhân văn, cùng nghệ thuật kiến trúc công trình đã đan dệt, kiến tạo nên hình ảnh đô thị Đà Lạt, đủ để những bước chân lữ khách dùng dằng chẳng muốn rời xa.

Cung bậc phố núi
Cung bậc phố núi

Các đỉnh tháp nhà thờ Chánh tòa, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt; không gian và địa thế hồ Xuân Hương, khách sạn Palace, nhà ga; hình ảnh chợ Đà Lạt và các dinh thự, biệt thự cổ; vị thế và bóng dáng của phố trung tâm… đã tạo nên bản đồ ảo đô thị Đà Lạt. Và chỉ có những đô thị có ký ức, có biểu tượng mới có thể tạo cho thị dân, du khách bản đồ ảo để định vị không gian, để lưu định hình ảnh về đô thị mà mình đang sống, đã sống và từng là lữ khách. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Tin nổi bật trang chủ
Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người có uy tín - Thảo Linh - 5 giờ trước
Gần cả cuộc đời gắn bó với quê hương, bà Ka Hiên, dân tộc Mạ, ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo động lực giúp đồng bào các dân tộc ở địa phương vươn lên xóa cái đói, đuổi cái nghèo.
Những “cây cao bóng cả”

Những “cây cao bóng cả”

Người có uy tín - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Vững chãi như cây Kơ Nia trước mưa gió, già làng, Người có uy tín luôn che chở, dẫn dắt dân làng trên Cao nguyên Gia Lai vượt mọi khó khăn, vững bước theo Đảng, theo Bác Hồ, vì một Tây Nguyên hôm qua anh hùng, hôm nay giàu đẹp.
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đi khảo sát và làm việc với Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum về công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy rừng.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 8 giờ trước
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 13 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 14 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 14 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.