Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những nghịch lý trong phụ cấp cho giáo viên vùng khó khăn

PV - 12:18, 07/11/2018

Thời gian qua, nhiều chính sách phụ cấp, trợ cấp đã góp phần giảm bớt những khó khăn về vật chất, cải thiện cuộc sống với nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK. Tuy nhiên, những chính sách này đã nảy sinh một số hạn chế, vướng mắc, kể cả trong văn bản và việc triển khai thực hiện.

Bài 1: Trợ cấp theo… hộ khẩu!

Công tác ở vùng khó khăn, giáo viên được chi trả phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu cùng với những phụ cấp sinh hoạt khác. Nhưng có nghịch lý là, một số chế độ chỉ thực hiện đối với những giáo viên từ nơi khác chuyển đến, còn với giáo viên có hộ khẩu tại chỗ thì không được thụ hưởng.

Vượt khó gieo chữ

Trường Tiểu học Tri Lễ 4 đứng chân tại bản Mường Lống, cách trung tâm xã Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An) khoảng 25km đường rừng núi, hiểm trở. Ngoài điểm trường chính, nhà trường còn có 5 điểm trường lẻ khác ở các bản Huồi Xái 1, Huồi Xái 2, Huồi Mới 1, Huồi Mới 2 và Nậm Tột với gần 400 học sinh, trong đó, 100% là con em đồng bào dân tộc Mông.

Ngôi trường miền biên viễn này, nổi tiếng ở huyện Quế Phong với biệt danh là trường “nhiều không”: không đường giao thông được “cứng hóa”, không điện lưới, không sóng điện thoại, không nhà vệ sinh, không trạm y tế… Cũng vì quá cách trở mà hàng chục năm qua, trường chỉ toàn thầy giáo; năm học 2017-2018, “kỷ lục” này mới bị phá vỡ khi lần đầu tiên có một nữ giáo viên người dân tộc Mông, nhà ở bản Huồi Xái 2, được nhận về dạy hợp đồng.

Trường Tiểu học Tri Lễ 4 nơi có nhiều giáo viên không được nhận trợ cấp. Trường Tiểu học Tri Lễ 4 nơi có nhiều giáo viên không được nhận trợ cấp.

Vượt qua mọi gian khó, giáo viên Trường Tiểu học Tri Lễ 4 đã âm thầm gieo chữ; niềm vui nhận lại là nhiều thế hệ học sinh của trường đã trưởng thành. Ghi nhận cống hiến của tập thể cán bộ, giáo viên, năm 2017, Trường Tri Lễ 4 đã được nhận Cờ Thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cũng trong năm 2017, tập thể 47 thầy, cô giáo nhà trường đã dành giải “Nhân vật của năm” do Đài Truyền hình Việt Nam bình chọn.

Khi trao đổi với các thầy giáo, chúng tôi nhận được mong mỏi thiết tha nhất là, được chính quyền địa phương, ngành Giáo dục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp để không còn cảnh “nhiều không” đeo bám. Còn về chính sách đãi ngộ, hầu hết các giáo viên như cố nén tiếng thở dài.

Khó khăn, cách trở của Trường Tri Lễ 4 là thực tế hiện hữu, nhưng giáo viên nơi đây vẫn chỉ được hưởng chế độ đãi ngộ chung như các giáo viên đang công tác ở những địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK khác. Chẳng nói đâu xa, như các trường ở trung tâm xã Tri Lễ, điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều so với ngôi trường này, nhưng thuộc địa bàn ĐBKK nên giáo viên ở hai điểm này đều được hưởng các chế độ ưu đãi như nhau. Nhưng nhờ lòng yêu trẻ, yêu nghề là những động lực lớn giúp các thầy vượt lên gian khổ, chinh phục mọi trở ngại, khó khăn.

Trợ cấp theo… hộ khẩu!

Sau nhiều thế hệ, hiện Trường Tiểu học Tri Lễ 4 có 47 giáo viên, gồm 24 thầy và một cô giáo người Mông, 15 thầy người Thái và 7 thầy người Kinh. Trong đó có nhiều giáo viên đã công tác ở trường từ 20-25 năm.

Điều này cũng đồng nghĩa, nhiều thầy giáo của Trường đã không còn được thụ hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ thì: “Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK và không quá 5 năm”.

Đáng chú ý, trong 47 giáo viên của Trường Tiểu học Tri Lễ 4 có một số giáo viên là người địa phương, sinh ra và lớn lên trên cổng trời Mường Lống. Đó là thầy Thò Bá Sinh, thầy Lý Chư Sò, thầy Xồng Bá Lỳ, thầy Xồng Bá Thành, thầy Hờ Bá Rùa... Việc có hộ khẩu tại địa bàn nơi có Trường đã phần nào tác động đến chế độ đãi ngộ mà các thầy được thụ hưởng.

Cụ thể, Tri Lễ là xã ĐBKK; chiếu theo Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 19/2013/NĐ-CP quy định một số chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK thì giáo viên có hộ khẩu tại Tri Lễ không được hưởng phụ cấp thu hút hàng tháng.

Ngay cả trợ cấp lần đầu cũng vậy. Theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP thì, giáo viên đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK sẽ được phụ cấp 10 tháng lương. Nhưng Nghị định 116/2010/NĐ-CP cũng quy định, chế độ trợ cấp lần đầu chỉ áp dụng cho các đối tượng ở nơi khác chuyển đến công tác, không áp dụng cho đối tượng có hộ khẩu thường trú tại địa bàn.

Chính vì xét theo hộ khẩu nên đã tạo ra sự chênh lệch nhất định trong chế độ phụ cấp thu hút giữa nhà giáo luân chuyển từ nơi khác đến với nhà giáo sinh sống và công tác tại địa bàn ĐBKK. Là quy định chung, được áp dụng từ nhiều năm nay nên không chỉ riêng giáo viên ở Trường Tiểu học Tri Lễ 4 mà rất nhiều trường hợp phải chịu “ấm ức” vì những thiệt thòi không đáng có này.

Việc triển khai chi trả chế độ ưu đãi, phụ cấp thu hút đã phần nào giảm bớt những khó khăn về vật chất, cải thiện cuộc sống cho đội ngũ thầy, cô giáo công tác ở địa bàn ĐBKK. Tuy nhiên, cùng với nhiều vướng mắc khác, thì quy định thực hiện trợ cấp theo hộ khẩu đang dẫn đến những thiệt thòi nhất định cho đội ngũ giáo viên tại chỗ.

Thực tế, giáo viên ở nơi khác đến hay giáo viên có hộ khẩu ở địa bàn ĐBKK cũng đều phải vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp để hoàn thành nhiệm vụ. Đó là chưa kể, với những giáo viên ở nơi khác đến, ngoài phụ cấp ưu đãi, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút còn được hỗ trợ tiền tàu xe, phụ cấp tiền mua nước sinh hoạt,…

Đây cũng chính là nguyên nhân của một nghịch lý khác trong chi trả phụ cấp cho giáo viên đang công tác ở địa bàn ĐBKK. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 4 giờ trước
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 4 giờ trước
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 9 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 10 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 13 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 13 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 13 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 14 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 14 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.