Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhận diện vấn nạn bạo lực gia đình vùng DTTS: Cần hoàn thiện hệ pháp luật để giải quyết vấn đề tận gốc (Bài cuối)

Hồng Phúc - 18:51, 01/07/2022

Mối quan hệ gia đình trong xã hội hiện nay có nhiều sự thay đổi lớn, thế nên những hành vi bạo lực gia đình (BLGD) cũng ngày càng phức tạp, khó xử lý. Do đó, cần có những thay đổi, bổ sung các quy định cụ thể, đủ mạnh để nâng cao tính răn đe của pháp luật, xử lý đúng người, đúng việc, giải quyết tận gốc vấn nạn BLGĐ.

Cần tăng cường, khuyến khích xã hội hoá công tác phòng, chống BLGĐ
Phụ nữ dễ bị trở thành nạn nhân của BLGĐ. Ảnh minh hoạ

Xử lý BLGĐ cần đi vào chiều sâu

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống BLGĐ và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp, gián tiếp như Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật dân sự và đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Sự ra đời của hệ thống pháp luật đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ. Nhưng trong thực tế, vấn nạn BLGĐ vẫn còn diễn ra thường xuyên, đến mức đáng báo động.

Có nhiều vụ bạo hành nghiêm trọng nhưng chỉ hòa giải, không bảo vệ được bản thân người bị bạo hành. Kết quả là “ngựa quen đường cũ”, nạn nhân bị bạo hành vẫn phải sống trong bạo lực.

Thực hiện bình đẳng giới, loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ sẽ góp phần đẩy lùi bạo lực gia đình.Trong ảnh: đôi vợ chồng người Pà Thẻn, Hà Giang
Thực hiện bình đẳng giới, loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ sẽ góp phần đẩy lùi bạo lực gia đình.Trong ảnh: Tái hiện lễ cưới của người Pà Thẻn, Hà Giang

 Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 gồm 6 chương, 62 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung nội dung 42 điều trong Luật hiện hành; xây dựng mới hoàn toàn 17 điều; bỏ 3 điều, so với Luật hiện hành tăng 16 điều. Nội dung Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi) tập trung vào 3 nội dung chính trong các chính sách đã được Chính phủ thông qua, tại Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 12/12/2020, bao gồm: Các biện pháp phòng ngừa BLGĐ, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; Cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống BLGĐ; khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống BLGĐ.

Góp ý vào dự án Luật này, đại biểu Hà Thị Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo tính bao quát của các hành vi BLGĐ theo các dạng bạo lực về thể chất, về tinh thần, về tình dục, về kinh tế và bổ sung thêm các hành vi, như là cưỡng ép hoặc ngăn cản việc sử dụng các biện pháp tránh thai trái ý muốn hay cưỡng ép sinh đẻ nhiều, cưỡng ép mang thai hộ trái luật hoặc là các hành vi gián tiếp như bao che, dung túng, cổ vũ hành vi BLGĐ.

Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát và xác định rõ hơn nhằm đảm bảo sự tương xứng giữa hành vi BLGĐ, với các biện pháp xử lý được quy định trong Luật.

Ngoài chế tài xử lý mạnh mẽ, những biện pháp hỗ trợ các nạn nhân là vô cùng quan trọng. Trên thực tế, cho đến nay ở nước ta chưa có địa phương nào thành lập được cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ. 

Đại biểu Quốc hội Đinh Văn Thê, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai bày tỏ, dù dự thảo Luật sửa đổi lần này, tiếp tục có quy định nhưng về bản chất vẫn là các quy định theo luật hiện hành. Như vậy mọi vướng mắc khó có thể giải quyết, bởi vấn đề kinh phí không được tháo gỡ. Do vậy, đại biểu đề nghị, cần tính tới việc triển khai các phương án khác như: việc tổ chức các trung tâm hỗ trợ nạn nhân BLGĐ gắn với các hội, đoàn thể như phụ nữ, thanh niên…Đại biểu cho rằng, quy định theo hướng này sẽ phát huy được hiệu quả mô hình phòng, chống BLGĐ cấp xã.

Đặc biệt, không nên “bỏ rơi” người gây bạo lực, họ cũng là đối tượng của tư vấn, cần hỗ trợ tâm lý trong phòng, chống BLGĐ. Nếu luật chỉ quy định về xử phạt vi phạm cấm tiếp xúc mà chưa coi trọng, chưa coi người gây ra hành vi BLGĐ là đối tượng cần được trợ giúp tư vấn, thì khó có thể giải quyết được gốc, rễ vấn đề, như vậy hành vi BLGĐ sẽ có nguy cơ tái diễn trong thực tế.

Khắc phục những khoảng trống bảo vệ trẻ em 

Thời gian qua số, vụ bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình, tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Năm 2021, theo thống kê của Bộ Công an, trong tổng số gần 2.000 vụ xâm hại trẻ em, hầu hết do chính người thân trong gia đình gây ra. Con số này cũng trùng khớp với thống kê của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em. 

Trong tổng số cuộc gọi liên quan đến bạo hành trẻ em, thì do chính những người thân trong gia đình gây ra chiếm tới 75%. Nhiều vụ xảy ra trong gia đình thiếu hoàn thiện, cha mẹ ly hôn, ly thân, các em bị bạo hành bởi cha dượng, mẹ kế, chồng hờ, vợ hờ của cha mẹ. Đáng lên án là, nhiều vụ bạo hành nhưng có sự dung túng tiếp tay, bởi chính những người ruột thịt của các em.

Cần khắc phục những khoảng trống bảo vệ trẻ em trong dự thảo Luật phòng, chống BLGĐ (minh hoạ)
Cần khắc phục những khoảng trống bảo vệ trẻ em trong Luật phòng, chống BLGĐ (ảnh M.H)

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Phòng, chống bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình vừa thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật này, vừa thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trẻ em”. Do đó, đại biểu đề nghị, cần phải tính toán mức độ điều chỉnh phù hợp để phù hợp với nhiệm vụ của từng luật, để có thêm công cụ bảo vệ hiệu quả trẻ em trong môi trường gia đình, nhưng tránh sự chồng lấn, sự mâu thuẫn giữa hai luật này.

Dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi) hiện đang tập trung vào các giải pháp hỗ trợ người bị bạo lực là người lớn, với các giải pháp truyền thống hòa giải, biện pháp truyền thông hòa giải, chấm dứt bạo lực, mà chưa cân nhắc đến đối tượng đặc thù là trẻ em trực tiếp bị BLGĐ hoặc bị ảnh hưởng khi chứng kiến các hành vi BLGĐ xảy ra giữa các thành viên trong gia đình.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà, đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh đề nghị, bổ sung các giải pháp hỗ trợ cơ sở trợ giúp cho đối tượng đặc thù là trẻ em bị BLGĐ, và bị ảnh hưởng bởi BLGĐ. Bà Hà đề xuất trong dự thảo Luật cần có các quy định cho đối tượng đặc thù là trẻ em, trong đó cần thể hiện tính nhạy cảm về giới, độ tuổi, sự phát triển của trẻ em, lợi ích tốt nhất của trẻ.

Ngoài việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu  về y tế, tâm lý, trợ giúp pháp lý, đại biểu cho rằng, cần quan tâm tới các biện pháp hỗ trợ liên quan đến việc học tập của trẻ em khi bị BLGĐ, bảo đảm việc học tập không bị gián đoạn trong thời gian trẻ đang điều trị các tổn thương về thể chất và tâm lý.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Ngày vui thống nhất non sông

Ngày vui thống nhất non sông

Sự kiện - Bình luận - PV - 4 giờ trước
Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.