Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhận diện vấn nạn bạo lực gia đình vùng DTTS: Khi nạn nhân im lặng (Bài 2)

Hồng Phúc - 15:46, 27/06/2022

Trong thách thức giải quyết, xử lý bạo lực gia đình, vấn đề thấy rõ nhất là phần lớn nạn nhân đều chọn cách im lặng. Chính điều này đã gián tiếp dung túng cho vấn nạn bạo lực gia đình tiếp tục tái diễn và nghiêm trọng hơn.

Bài 2: Bạo lực gia đình: Khi nạn nhân im lặng
Những người xung quanh lên tiếng, can thiệp, có trách nhiệm với các nạn nhân thì sự việc sẽ không đi vào ngõ cụt

Tại sao nạn nhân không lên tiếng?

Chị Mùa Thị T. (Quản Bạ, Hà Giang), là một nạn nhân của bạo lực gia đình trong nhiều năm liền. Chị kể, chồng chị là người bình thường, trong mắt mọi người còn là người chăm chỉ, thương vợ con. Thế nhưng, mỗi khi chồng uống rượu say về, chị lại bị chửi, bị đánh đến xây xẩm mặt mày; vớ cái gì là chồng chị dùng để đánh bằng cái đó, khi thì cái điếu cày, lúc là đồ vật trong nhà; thậm chí nhiều lần bị đánh trước mặt con cái. Những lúc như thế, chị chỉ biết chịu đựng và van nài chồng đóng cửa phòng lại không để các con nhìn thấy.

Chị T chia sẻ, dù biết hành vi của chồng là sai, nhưng chị vẫn luôn giấu mọi người, làng xóm, cho dù những vết bầm tím trên mặt, trên người đã “tố cáo” chị bị đánh đập. Chị T còn nói, mình đã có kinh nghiệm “né” đòn của chồng, cứ khi nào chồng say rượu là chị đi trốn, nhưng có lần vẫn không kịp.

Không chỉ chị T, hàng nghìn vụ BLGĐ đang diễn ra mà không được đưa ra công luận. Phần lớn nạn nhân khi bị đánh đập, bạo hành, sẽ cảm thấy xấu hổ, ê chề với bạn bè, hàng xóm, thậm chí cảm thấy xấu hổ cả với người thân, gia đình.

Theo kết quả điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020, 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Con số 4,8% đã minh chứng rằng, nạn nhân của BLGĐ thường chọn cách không lên tiếng.

Nỗi ám ảnh về nguy cơ bị mang tiếng, không chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân các nữ nạn nhân. Nhiều phụ nữ không muốn nói ra, vì họ muốn giữ thể diện cho gia đình, không muốn làm ảnh hưởng xấu tới các thành viên khác; thậm chí là không muốn làm xấu hình ảnh của người chồng đã cư xử không tốt với họ. Do đó, có không ít nạn nhân đã phải tự “bịa” ra lý do giải thích vết thương, tím bầm là do bị ngã để che giấu vết thương và che giấu cả việc bị đánh đập, hành hạ.

Còn có những nguyên nhân gián tiếp gây ra việc im lặng, thoả hiệp và che giấu việc mình bị bạo hành, là do việc người bị bạo hành bị đổ lỗi-victim blaming (đổ lỗi cho nạn nhân).

“Nó phải như thế nào mới bị chồng đánh chứ”, “vợ như thế đánh là đúng”,… là những mẫu câu quen thuộc, mà một bộ phận người Việt vẫn hay dùng khi chứng kiến những vấn đề BLGĐ xung quanh họ. Nạn nhân do áp lực xã hội trước nỗi lo bị mang tiếng như “không biết làm vợ”, “không biết chiều chồng”, “loại đàn bà vô phúc”… nên không dám nói ra vấn đề của họ.

“Có lẽ nạn nhân đã cân nhắc kỹ nếu lên tiếng, mình có thể bị vùi dập hơn nữa. Bạo hành từ phía dư luận xã hội, cộng đồng xung quanh có thể còn nghiêm trọng hơn những gì họ phải trải qua trong gia đình”, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội nhận định.

Hãy lên tiếng

Thực tế chứng minh, khi nạn nhân của BLGĐ im lặng thì câu chuyện “5 ngày 3 trận” vẫn sẽ tái diễn. Tuy nhiên, nếu những người xung quanh lên tiếng, can thiệp, có trách nhiệm với họ, thì sự việc sẽ không đi vào ngõ cụt.

Ông Trịnh Trung Hòa, chuyên gia tư vấn tình yêu, hôn nhân Trung tâm tư vấn Linh Tâm nhấn mạnh: "Khi bị bạo hành, nạn nhân phải tự mình phản kháng, chứ không thể trông chờ vào những người xung quanh, trong khi bản thân lại không phản ứng gì. Kinh nghiệm là phải phản kháng ngay từ đầu khi mức độ bạo hành còn nhẹ, chứ không để đến lúc mức độ bạo hành đã trở nên nghiêm trọng".

Quy luật của bạo hành giống như vòng tròn xoáy trôn ốc: Bạo hành - xin lỗi - tử tế - rồi lại bạo hành - xin lỗi - tử tế - bạo hành… Càng về sau, vòng tròn càng to dần, tương ứng với mức độ bạo hành ngày càng nặng… Phản kháng ở đây có thể bằng lời nói, bằng sự tố cáo, kêu gọi hỗ trợ từ những người xung quanh.

Bài 2: Bạo lực gia đình: Khi nạn nhân im lặng 1
Một buổi hội thảo nâng cao nhận thức phòng chống BLGĐ do Hội LHPN quận Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức cho nữ công nhân, người lao động trên địa bàn

Bàn về giải pháp để nâng cao trách nhiệm của những người xung quanh, thạc sĩ Lê Thị Thanh Nhã, nguyên Phó phòng Gia đình, Sở Văn hóa Thể thao TP. Hồ Chí Minh lên tiếng: “Đừng im lặng! Một người lên tiếng, hai người lên tiếng sẽ khiến câu chuyện được lan tỏa đến nhiều người. Đó là cách chúng ta góp phần đấu tranh phòng, chống BLGĐ”.

 “Đừng im lặng!” không có nghĩa là đứng ở đâu cũng la lên “tôi khổ quá, tôi bị bạo lực”; bà Nhã nêu ý kiến, nạn nhân phải học cách lên tiếng. Ngoài những số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận và xử lý các vụ việc phòng, chống bạo lực, người lên tiếng có thể gặp chính quyền địa phương để trình báo, gặp chuyên gia để nhờ tư vấn, tháo gỡ.

“Phải nói rõ, nói thật, nói đúng về câu chuyện của mình. Phải hiểu rằng, ngay khi bạn sai, bạn vẫn có quyền con người, vẫn có thể thương lượng không phải mặc cảm, giấu giếm, nếu không vấn đề sẽ không được giải quyết hợp tình hợp lý”, bà Nhã nhấn mạnh.

Có thể thấy, biện pháp sớm nhất để phòng, chống BLGĐ hiện nay, là tăng cường tuyên truyền để người phụ nữ nhận diện được những hành vi, khả năng tái diễn của bạo lực để họ hiểu được mình đang bị bạo lực, qua đó thay đổi nhận thức, thấy rõ được trách nhiệm của bản thân phải tiếng trình báo chính quyền địa phương khi bị bạo lực. 

 Phòng, chống bạo lực gia đình, không phải là việc của một cá nhân hay một tổ chức độc lập. Không nên quan niệm đó là chuyện nội bộ gia đình, mà là công việc chung, cần có sự kết hợp đồng bộ, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan và cả hệ thống chính trị, cả xã hội vào cuộc, cùng với việc thực hiện các chế tài nghiêm minh, mới mang lại hiệu quả thiết thực...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.