Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người đàn ông Gia Rai duy nhất ở Ia Chim vẫn miệt mài đẽo mặt nạ, tượng nhà mồ

Vũ Mừng - Định Quốc - 07:26, 01/12/2023

Những năm gần đây, vì cuộc sống mưu sinh, những nét văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Gia Rai ở Kon Tum ít nhiều bị mai một, trong đó có nghề tạc tượng và mặt nạ gỗ. Để níu giữ bản sắc, phong tục riêng có của dân tộc mình lưu truyền cho thế hệ sau, ông A Yứk (57 tuổi, xã Ia Chim, TP Kon Tum, Kon Tum) vẫn ngày ngày miệt mài đẽo tượng nhà mồ, mặt nạ gỗ đề phục vụ dân làng trong các dịp lễ hội.

Ông A Yứk là người duy nhất ở xã Ia Chim, TP Kon Tum giữ nghề đẽo mặt nạ gỗ
Ông A Yứk là người duy nhất ở xã Ia Chim, TP Kon Tum giữ nghề đẽo mặt nạ gỗ

Mê tượng nhà mồ 

Tiếng là ở phố, nhưng căn nhà ông A Yứk nằm cuối con ngõ sâu hun hút ở làng Klâu Ngol Zố, xã Ia Chim, TP Kon Tum. Trong cái hanh hao của một ngày đầu đông, ông A Yứk đang ngồi đè lên khúc gỗ trước vuông sân. Không để ý đến sự có mặt của người lạ, ông tỉ mỉ đưa những nhát đục lên bức tượng nhà mồ đang sắp thành hình.

Thấy khách, ông A Yứk bỏ ngang chiếc đục đang cầm trên tay, rồi đem nước ra mời, trò chuyện cùng khách. Ông kể, những ngày còn nhỏ ông đã theo cha tham gia các lễ hội trong làng, tận mắt nhìn thấy những bức tượng nhà mồ với nhiều hình dáng, màu sắc và cảm xúc khác nhau. Lúc đó, A Yứk như đắm chìm vào thế giới tượng nhà mồ với những câu chuyện sử thi đậm chất hoang sơ, huyền bí, thế là những chiếc mặt nạ mà trai làng đeo lên khi biểu diễn cũng hút hồn cậu bé A Yứk từ dạo ấy.

Đến khi về nhà, đầu óc A Yứk lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những bức tượng nhà mồ. Để thỏa chí sáng tạo, A Yứk xin cha mấy gốc mít quanh nhà và tập đục đẽo. Thấy con đam mê văn hóa của dân tộc, cha A Yứk mừng lắm, cha ông đã đồng ý và khuyến khích ông làm. Với đôi bàn tay nhỏ bé, A Yứk dùng than phác hoạ hình ảnh lên thân cây rồi bắt đầu công việc. Không có sức vóc như thanh niên trai tráng, cậu bé A Yứk phải dùng 2 chân kẹp chặt thân gỗ rồi dùng đục và rựa đẽo từng miếng nhỏ theo hình đã vẽ.

“Tượng nhà mồ để canh giữ giấc ngủ của người chết. Tượng nhà mồ cũng thể hiện cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân nên rất phong phú, đa dạng về kiểu dáng. Những ngày đầu do chưa quen nên rựa đập trúng tay tôi liên tục. Phải mất hơn một tuần tôi mới hoàn thành sản phẩm đầu tay là một bức tượng người đàn ông khoẻ khoắn. Thế nhưng bức tượng vẫn còn thô và vô hồn”, ông A Yứk nhớ lại

Sau nhiều tháng luyện tập với hàng chục bức tượng bị lỗi, A Yứk đã tạo ra được những bức tượng nhà mồ có hồn hơn. Những bức tượng cũng dần gần gũi hơn với vẻ chân thật, dung dị trong đời sống hằng ngày.

Theo ông ông A Yứk: Một mặt nạ đẹp phải có biểu cảm, khuôn mặt xấu, kỳ dị mới được xem là đẹp. Như vậy, khi đưa vào các lễ hội, không khí mới vui tươi
Theo ông ông A Yứk: Một mặt nạ đẹp phải có biểu cảm, khuôn mặt xấu, kỳ dị mới được xem là đẹp. Như vậy, khi đưa vào các lễ hội, không khí mới vui tươi

Đến nay, ông A Yứk là người duy nhất biết tạc tượng gỗ ở Ia Chim. Hàng chục năm qua, ông đã đục đẽo hàng ngàn bức tượng nhà mồ tặng cho nhiều địa phương khác trong vùng. Thậm chí nhiều tỉnh khác biết đến tay nghề nên đã mời ông A Yứk về địa phương làm giúp tượng nhà mồ.

“Mình đi đẽo tượng cho người ta nhiều lắm. Lúc thì đi Đăk Lăk, Đăk Nông lúc thì đi Gia Lai, Lâm Đồng. Nơi nào mời đến đẽo tượng nhà mồ mình cũng đi. Mình đi đẽo cũng chẳng lấy công, chỉ mong rằng, những bức tượng nhà mồ này sẽ được lưu giữ. Và khi đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc của cha ông được lưu truyền”, ông A Yứk nói.

Làm mặt nạ để tạo ra "linh hồn" của lễ hội

Khi đã thuần thục việc đẽo tượng nhà mồ, A Yứk liền chuyển sang làm mặt nạ gỗ để phục vụ biểu diễn trong các dịp lễ hội. Ông lên rừng tìm cây keo, cây hoa sữa về làm nguyên liệu chế tác mặt nạ. Những loại cây này có thân mềm dễ đục đẽo và nhẹ nên thuận tiện cho người dân khi đeo trên mặt.

Vì các loại gỗ này rất mềm nên người làm phải đục đẽo thật nhẹ nhàng, khéo léo nếu không mặt nạ sẽ bị nứt, hư hỏng. Theo ông Yứk, những bộ phận chính trên mặt nạ như: mắt, mũi, miệng, trán, má, cằm... phải được đục đẽo tỉ mẩn, tinh tế. Mắt người già sẽ khác mắt trẻ con. Cằm phụ nữ thì tròn, còn cằm đàn ông thì bành ra nên khi làm phải chau chuốt để mọi người có thể dễ dàng phân biệt. 

Sau nhiều tháng phác hoạ, đục đẽo những chiếc mặt nạ đầu tiên của ông cũng đã hoàn thành. Cầm trên tay chiếc mặt nạ còn thơm mùi gỗ, A Yứk liền đem tặng cho đội chiêng trong làng.

Nhiều năm qua, ông A Yứk đã miệt mài đục đẽo tượng nhà mồ, mặt nạ để phục vụ lễ hội và bảo tồn văn hóa dân tộc.
Nhiều năm qua, ông A Yứk đã miệt mài đục đẽo tượng nhà mồ, mặt nạ để phục vụ lễ hội và bảo tồn văn hóa dân tộc.

Người nghệ nhân già làm ra đủ kiểu mặt nạ. Mặt nạ cười, buồn, khổ đau, phấn khởi, già trẻ, gái trai... Thường mặt nạ cho phụ nữ thì thon gọn, có phủ vải đen tượng trưng cho tóc và mặt nạ cho đàn ông tô điểm thêm râu, khuôn mặt to rộng. Vì mặt nạ thường xuất hiện trong các nghi lễ bỏ mả. Khi tham gia lễ hội, những người được chọn sẽ đeo mặt nạ để hóa trang thành các hồn ma đưa người chết về cõi vĩnh hằng. Bởi vậy, điểm đặc biệt dễ nhận ra trong các sản phẩm của ông A Yứk là các khuôn mặt hết sức kỳ dị, hài hước.

“Nếu làm các mặt nạ mịn màng, sạch đẹp thì nó không coi là đẹp nữa. Một mặt nạ đẹp phải có biểu cảm, khuôn mặt xấu, kỳ dị mới được xem là đẹp. Như vậy, khi đưa vào các lễ hội, không khí mới vui tươi. Đeo mặt nạ kết hợp với áo khoác bằng rễ cây, lá chuối khô sẽ khiến người trình diễn thêm bắt mắt, thu hút”, ông A Yứk nói.

Theo ông A Yứk khó nhất khi làm mặt nạ là tạo dáng làm sao cho phù hợp với nhân vật mà mình muốn thể hiện. Đặc biệt để làm được hàm răng rất khó, đòi hỏi người thực hiện phải khéo léo, tỉ mẩn.

Ông Yứk bảo rằng, giờ đây chẳng còn mấy người mặn mà với nghề đẽo mặt nạ nữa. Những trò chơi điện tử trên điện thoại hay chiếc xe máy phân khối lớn đã chiếm trọn tâm trí của giới trẻ. Rồi đây khi những người già lần lượt về với Yang (thần linh), sẽ chẳng còn ai nhớ đến những chiếc mặt nạ kỳ dị nữa. Bởi vậy, những năm gần đây ông cố gắng làm việc để những chiếc mặt nạ được được đến nhiều hơn với những người cần nó.

Bà Uông Thị Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Chim nhận xét, ông A Yứk là một trong những người còn lưu giữ nghề đẽo tượng nhà mồ và làm mặt nạ gỗ tại địa phương. Hiện nay tại nhà ông A Yứk còn lưu giữ mặt nạ gỗ để sử dụng trong các lễ hội.

Theo bà Trang, hiện nay thế hệ trẻ không đam mê nghề tạc tượng và làm mặt nạ gỗ. Do đó, địa phương đã đề xuất lên Phòng Văn hoá và Thông tin TP Kon Tum có phương án hỗ trợ những người lưu giữ và truyền dạy lại nghề truyền thống này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 5 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 5 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 6 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.