Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hướng đi mới cho nghệ thuật chế tác tượng gỗ ở Tây Nguyên: Giá trị gốc của tượng nhà mồ đang dần mờ nhạt (Bài 1)

Lê Hường - 19:09, 03/04/2022

Tượng nhà mồ là một nét văn hóa độc đáo, biểu tượng tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Qua bao nhiêu thăng trầm, nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ nhà mồ đang dần hồi sinh trong tâm thế hoàn toàn mới. Tượng nhà mồ đã vượt ra khỏi không gian nhà mồ để đến với cộng đồng, xã hội.

Tượng nhà mồ được sưu tầm trưng bày tại Bảo tàng Đắk Lắk
Tượng nhà mồ được sưu tầm trưng bày tại Bảo tàng Đắk Lắk

Từ bao đời nay, tượng nhà mồ mang giá trị văn hóa tâm linh độc đáo đã gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên. Theo quan niệm của đồng bào, tượng nhà mồ hàm chứa khát vọng nhân sinh tiếp diễn ở thế giới bên kia. Những bức tượng hình người với đủ mọi sắc thái, biểu hiện cảm xúc vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc, hay tượng con thú, cây cỏ được đặt tại nhà mồ để bầu bạn với người dưới mộ.

Nghệ thuật dành cho người đã khuất

Tượng nhà mồ, là tác phẩm điêu khắc có tính nghệ thuật đặc sắc dùng cho lễ bỏ mả (pơ thi)- nghi lễ quan trọng nhất trong nghi lễ vòng đời của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên. Nghi lễ thể hiện cuộc chia ly cuối cùng giữa người sống và người chết để tiễn đưa linh hồn về thế giới bên kia.

Nghệ nhân tạc tượng Y Thái Êban, buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Tượng nhà mồ thường mang dáng vẻ hoang sơ, không theo khuân mẫu, không cần chuẩn xác tỉ lệ, kích thước, mà quan trọng nhất là người làm tượng phải gửi gắm thông điệp, ý nghĩa vào trong đó. Được tạo ra một cách ngẫu nhiên theo cảm hứng của người làm tượng, nhưng mỗi bức tượng mang ý nghĩ riêng. Ví dụ như tượng ngồi hai tay chống cằm thể hiện người chồng hay vợ luôn nhớ thương người đã mất. Còn tượng ẵm con biểu hiện người vợ, người mẹ đi tìm chồng, chờ chồng…

“Điểm đặc biệt nhất trong các bức tượng, chính là sự biểu đạt trên khuôn mặt. Nó không những thật mà phải còn giàu cảm xúc, chỉ cần nhìn vào là hiểu được thông điệp của bức tượng", nghệ nhân Ê ban chia sẻ.

Mỗi bức tượng mang biểu hiện cảm xúc mà nghệ nhân Y Thái Êban muốn gửi gắm
Mỗi bức tượng mang biểu hiện cảm xúc mà nghệ nhân Y Thái Êban muốn gửi gắm

Nghệ nhân Ưu tú Ksor Krôh ở xã Ia Ka, huyện Chư Păh (Gia Lai) cũng chia sẻ, tượng gỗ dân gian gắn liền với nhà mồ và lễ pơ thi (bỏ mả). Tượng nhà mồ được dựng lên trong lễ bỏ mả để bầu bạn với người đã khuất. Vì thế, việc đẽo tượng là việc nghĩa tình và cũng không ai phán xét tượng đẹp, xấu bởi tượng gắn với đời sống tâm linh của đồng bào DTTS Tây Nguyên.

Theo quan niệm xưa, tượng nhà mồ phải làm trong rừng và phải thực hiện một cách bí mật trước khi lễ bỏ mả diễn ra. Rồi đưa tượng đến ngôi mả làm lễ, dựng tượng làm lễ cúng, đây là nghi lễ cuối cùng của vòng đời một con người. Sau nghi lễ người thân, gia quyến không còn ra thăm mộ nữa hay thờ cúng gì nữa.

Tượng nhà mồ gắn kết với nhà mồ, tạo thành một khối kiến trúc độc đáo của người Tây Nguyên dành cho người đã khuất. Không gian nhà mồ và tượng nhà mồ chứa đựng nét văn hóa tâm linh của đồng bào DTTS Tây Nguyên.

Nghệ nhân tạc tượng nhà mồ bằng những dụng cụ thô sơ tạo ra những tác phẩm tượng gỗ xù xì nhưng đầy cảm xúc
Nghệ nhân tạc tượng nhà mồ bằng những dụng cụ thô sơ tạo ra những tác phẩm tượng gỗ xù xì nhưng đầy cảm xúc

Gía trị gốc đang dần mờ nhạt

Tượng nhà mồ là tác phẩm mang nghệ thuật phục vụ đời sống tâm linh, thể hiện nghệ thuật điêu khắc có một không hai ở xứ sở đại ngàn này. Bởi tạc tượng nhà mồ không cần bản vẽ phác họa, không máy móc hỗ trợ, người nghệ nhân tưởng tượng trong đầu rồi dùng rìu, đục, dao... để tỉ mỉ đẽo, gọt biến những khúc gỗ vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa.

Tuy nhiên, ngày nay, các khu nghĩa địa của đồng bào các DTTS Tây Nguyên đang dần vắng bóng tượng nhà mồ. Những ngôi mộ xây bằng bê tông cốt thép đang thay thế nhà mồ truyền thống. Người biết tạc tượng nhà mồ cũng dần ít đi và tượng nhà mồ dần mai một trong đời sống của đồng bào DTTS nơi đây.

Việc khôi phục lại nghệ thuật tạc tượng gỗ góp phần làm sinh động thêm đời sống, nét đẹp văn hóa của người Ê Đê. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, để khôi phục và phát triển nghệ thuật tạc tượng gỗ là rất khó, bởi nguồn gỗ khan hiếm. Chỉ có thể phục dựng nghệ thuật tạc tượng trong ngày hội văn hóa, hội thi tạc tượng bảo tồn và giúp cho du khách, quần chúng Nhân dân biết thêm về nghệ thuật này”.

Ông Đặng Gia DuẩnPhó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk

Già Ama Phương (SN 1951), trú buôn Buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cho biết: tượng nhà mồ thể hiện tình thương, tấm lòng của người sống đối với người đã khuất. Mỗi bức tượng mang ý nghĩa khác nhau. 

Đối với đồng bào M’nông ở Buôn Đôn, tượng con công đặt tại nhà mồ vì mong muốn người chết sẽ biến thành con chim đẹp nhất, lớn nhất. Tượng ngà voi tượng trưng cho vùng đất săn bắt, thuần dưỡng voi rừng. Ngôi mộ có tượng voi, chứng tỏ khi còn sống, người nằm dưới mộ đã có công lao thuần dưỡng, chăm sóc voi, cuộc sống gắn liền với con voi.

“Ngày xưa, ngôi mộ nào cũng có tượng nhà mồ. Bây giờ chỉ những gia đình có điều kiện mới làm được. Tượng nhà mồ đã mai một rất nhiều, tượng vắng bóng ở các khu nhà mồ. Thế hệ chúng tôi còn biết gốc tích để kể lại, mai này thế hệ tôi mất hết đi thì không còn ai biết đến tượng nhà mồ, bản sắc văn hóa này cũng biến mất", già Phương lo lắng nói

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, toàn tỉnh có 606 buôn đồng bào DTTS tại 15 huyện, thị xã, thành phố. Trong tổng số 11.835 nghệ nhân thuộc các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, thì nghệ nhân tạc tượng hiện có 312 người.

Ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk bộc bạch: Trước đây, những nghĩa địa của người Ê Đê có rất nhiều tượng nhà mồ để thể hiện tình cảm của người sống. Tạc được tượng nhà mồ phải là nghệ nhân rất đặc biệt thì bức tượng mới có cảm xúc.

Chính vì vậy, tượng nhà mồ trở thành hiện vật văn hóa đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên. Hiện nay, các địa phương, nghệ nhân đang tìm cách để đưa tượng nhà mồ đến các khu, điểm du lịch. Ở đó, du khách được giới thiệu, được tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc đặc biệt này...

Bài 2: Tìm không gian mới cho tượng nhà mồ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 8 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 8 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.