Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Cơ Tu phân định ranh giới làng

Khánh Nguyên - 17:19, 10/06/2021

Sống cộng cư giữa núi rừng, người Cơ Tu thường lấy con sông, vách núi, hàng cây cổ thụ… để làm dấu mốc phân chia ranh giới giữa làng này với làng khác. Dù không có một văn bản nào phân định ranh giới giữa các làng nhưng quy tắc bất thành văn ấy được đồng bào tôn trọng và tuân thủ từ hàng trăm năm nay.

Một làng Cơ Tu ở xã Ga Ry (huyện Tây Giang).
Một làng Cơ Tu ở xã Ga Ry (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam).

Quy ước làng

Ở mỗi cộng đồng làng Cơ Tu, ranh giới thường được phân định cụ thể, rõ ràng theo quy ước chung của hội đồng già làng, không ai được quyền xâm phạm. Luật tục từ lâu đời như một thước đo về giá trị cộng đồng, giúp người Cơ Tu sống đoàn kết, tránh được những mâu thuẫn không đáng có.

Già làng Clâu Blao, ở thôn Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) chia sẻ, không chỉ trong cộng đồng làng mà ngay cả ở từng hộ dân, luật tục về phân chia ranh giới, khẳng định quyền sở hữu cũng được đồng bào xem trọng và tuân thủ theo nguyên tắc chung. Ở từng vạt rẫy hay khu vườn nào đó, đường ranh giới đều được đồng bào phân định khá rõ bởi những “hàng rào cây” cao vút, được trồng dọc theo khu đất chung giữa các hộ. Cũng có nơi, đồng bào chọn lấy từng đoạn sông, khúc suối hoặc dãy núi để phân chia khu vực đất giữa hai nhà làm đường ranh giới, trước sự chứng kiến của dân làng.

Câu chuyện phân định ranh giới lâu nay cũng được thực hiện giữa cộng đồng làng này với cộng đồng làng khác, theo sự thống nhất chung của hội đồng già làng đôi bên. “Ngày trước, ở vùng cao, đất đai thường rất rộng lớn. Vì thế, các già làng không thể dùng thước đo hết từng diện tích đất để phân chia ranh giới, mà thường chỉ “ký hiệu” bằng những hàng cây, hay con sông, vách núi sẵn có. Dù chỉ là dấu mốc đơn giản, nhưng đồng bào rất xem trọng, coi đó như một quy ước trong luật lệ chung của cộng đồng”, già Blao cho biết thêm.

Ở nhiều nơi, người Cơ Tu quy ước ranh giới làng bởi con sông, con suối. Nhưng nét độc đáo, dù phân chia làng nhưng người Cơ Tu vẫn sản xuất chung trên một diện tích đất rẫy, đất ruộng.
Ở nhiều nơi, người Cơ Tu quy ước ranh giới làng bởi con sông, con suối.

Giải quyết mâu thuẫn cộng đồng

Ông Zơrâm Bia, Bí thư Chi bộ thôn Pà Dấu 1 (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, Quảng Nam) cho hay, hiệu ứng từ quy ước về đường ranh giới đã giúp những tranh chấp về đất đai trong đời sống của đồng bào vùng cao rất ít xảy ra. Suốt hàng trăm năm sinh tồn, cộng đồng luôn gắn kết, thuận hòa như anh em một nhà. Tuy nhiên, trước xu thế hiện nay, dù không phổ biến nhưng khi đất rừng mang lại lợi ích kinh tế khá cao khiến những mâu thuẫn về tranh chấp đất đai giữa các hộ dân đang dần xuất hiện. Như năm 2017, đích thân ông Bia cùng một số cán bộ thôn đã lặn lội đường rừng đến tận đất rẫy đang tranh chấp giữa hộ Arất L. và Arất Đ. để tìm hướng hòa giải một cách ổn thỏa.

Ông Bia kể, ban đầu, việc giải quyết khá lúng túng do hai bên không thống nhất với quan điểm của nhau. Sau một hồi tìm hiểu, bằng kinh nghiệm thực tế, thông qua ký hiệu riêng theo đường ranh giới giữa hai khu đất rẫy, cuối cùng ông cũng đã “giải mã” được câu chuyện đôi bên, tiến hành giải quyết trong nội bộ. “Sau khi lắng nghe hai bên trình bày, mình xác định đường ranh giới chính là chứng cứ quan trọng nên đã dựa vào đó để nói lý lẽ. May mắn lúc đó, đường ranh giới trước đây được ký hiệu bằng những gốc cây cổ thụ vẫn còn nguyên vẹn nên việc giải quyết trở nên khá dễ dàng”, ông Bia kể lại.

Biển báo tên làng ở huyện miền núi Nam Giang
Biển báo tên làng ở huyện miền núi Tây Giang

Từ những lợi ích trong việc ký hiệu phân chia ranh giới, nhiều địa phương miền núi Quảng Nam đã vận dụng vào trong cuộc sống thực tiễn, giúp hạn chế mâu thuẫn cộng đồng. Theo ông Lê Hoàng Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, lâu nay tại địa phương, ngoài việc đo đạc phân chia ranh giới của cán bộ địa chính, ở từng cánh rẫy, đồng bào vẫn thường sử dụng những ký hiệu riêng để thống nhất khu vực canh tác.

Mới đây, kể từ sau khi chủ trương sáp nhận thôn, để thuận lợi trong việc phân chia ranh giới giữa các thôn, các xã, chính quyền địa phương đã tiến hành xác định lại địa giới hành chính, vừa bảo đảm theo quy định của pháp luật, vừa đáp ứng theo nguyện vọng chung của cộng đồng vùng cao. Tại địa phận giáp ranh giữa các thôn, các xã, chính quyền địa phương xây dựng mốc giới, ghi rõ địa danh ở hai mặt tấm bảng, giúp người dân và du khách xác định được khu vực từng thôn, xã một cách dễ dàng. “Từ việc phân định ranh giới này, ngoài “thông tin” về địa phận của từng thôn mới, chúng tôi mong muốn khắc phục được tình trạng sơ ý gây xâm lấn, chồng lấn khu vực đất sản xuất vốn thỉnh thoảng xảy ra giữa cộng đồng địa phương”, ông Linh nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 4 giờ trước
Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 5 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 6 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 7 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 7 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 8 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 8 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 8 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 8 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.