Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi đồng bào Cơ Tu làm du lịch

Tiêu Dao - 12:06, 21/05/2021

Vẫn là ngôi làng mang dáng dấp kiến trúc truyền thống với nếp nhà lá dừa, vách nứa mộc mạc, gần gũi, nhưng làng Toom Sara của đồng bào Cơ Tu, xã Hòa Vang, huyện Hòa Vang (TP. Đã Nẵng) hôm nay đã khoác trên mình một diện mạo mới, hướng tới mô hình du lịch cộng đồng.

Những em bé người Cơ Tu ở làng Toom Sara được lớn lên từ cái nôi văn hóa truyền thống do người lớn truyền dạy lại
Những em bé người Cơ Tu ở làng Toom Sara được lớn lên từ cái nôi văn hóa truyền thống do người lớn truyền dạy lại

Làng nhỏ bình yên

Làng Toom Sara nằm nép mình giữa núi rừng xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, cách trung tâm TP. Đà Nẵng chừng 30km. Toom Sara là tên vùng đất lâu đời của người Cơ Tu ở Hòa Phú. Trong tiếng Cơ Tu, "Toom" có nghĩa là suối, còn "Sara" là tên một loại hoa. Nơi đây quanh năm đều có hoa nở, mỗi loài hoa mang một vẻ đẹp riêng.

Những ngày đầu hè, khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại TP. Đà Nẵng thì ngôi làng vẫn khoác lên mình màu xanh mơn mởn tràn đầy sức sống. Sáng sớm không khí trong lành, chiều giảm nắng, đêm xuống thì mát mẻ, càng về khuya tiết trời càng se lạnh, dễ chịu cho một giấc ngủ sâu. Đặc biệt, ngôi làng vẫn giữ cho riêng mình nét thâm trầm, bình yên, khác xa với sự xô bồ của phố thị phồn hoa đông đúc.

Một góc làng truyền thống Toom Sara của đồng bào Cơ Tu.
Một góc làng truyền thống Toom Sara của đồng bào Cơ Tu.

Không gian bên trong nhà gươl và các nhà moong đều được xây dựng nguyên bản như nhiều nhà truyền thống khác của người Cơ Tu. Xung quanh làng đặt những bức tượng gỗ được điêu khắc tỉ mỉ, mô tả hình ảnh đời sống sinh hoạt của người Cơ Tu như: Điệu múa tung tung-da dá, con ma rừng, con trâu...

Khoảng sân trước nhà gươl có dựng cây nêu (x’nur), đây là vật linh thiêng của người Cơ Tu, mang ý nghĩa kết nối với tổ tiên, thần linh, cầu cho cuộc sống bình an, mưa gió thuận hòa. Những mái nhà moong nằm quây quần, được đặt theo tên của nghệ nhân đã làm ra chúng. Nhà moong giữ nguyên nét kiến trúc độc đáo với nhiều cột phụ xung quanh (không có cột cái), nhà được làm từ nhiều loại vật liệu như mây, gỗ, tre nứa, lồ ô, lá nón, lá mây...; có 1 hoặc 2 cửa nhỏ, vách bằng tấm phên lồ ô. Vì thế, ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Già làng A Lăng Đợi giới thiệu về cây cột
Già làng A Lăng Đợi giới thiệu về cây nêu (x’nur) - vật linh thiêng của người Cơ Tu.

Nhà gươl là trung tâm sinh hoạt của cả buôn làng, là linh hồn và biểu tượng văn hóa của người Cơ Tu. Theo ông A Lăng Đợi, già làng Toom Sara, các nghệ nhân và thanh niên ở địa phương đã bỏ công sức phục dựng lại nhà gươl tại đây từ ngôi nhà gươl lâu đời ở thôn Arơh (xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam). Toom Sara được các nghệ nhân Cơ Tu phục dựng đúng theo mô hình một ngôi làng Cơ Tu truyền thống, với nhà gươl và nhiều nhà moong xung quanh.

Già làng A Lăng Đợi cho biết, người Cơ Tu sống quây quần thành từng làng nhỏ, nhà này cách nhà kia 5 - 7m, được xếp thành hình tròn, hình bầu dục, tạo thành một vòng khép kín san sát. Mỗi làng của người Cơ Tu có một ranh giới nhất định, tách biệt với các làng khác. Ranh giới giữa các làng thường là một khu rừng, cây cổ thụ, hay con suối lớn. Ở giữa làng, trước nhà hay trước cổng làng sẽ có những tượng gỗ được chạm trổ, điêu khắc thủ công đẹp mắt với những ý nghĩa, biểu tượng thiêng liêng. Niềm tin của đồng bào vùng cao cầu mong sự an lành, sự bảo hộ của thiên nhiên được thể hiện rõ nét qua truyền thống điêu khắc gỗ, đặt tượng giữa làng. Bên cạnh đó, theo quan niện của người Cơ Tu, tượng điêu khắc còn có khả năng nhìn được cái tâm sáng, tâm thiện lương của cư dân trong làng.

Phát triển du lịch cộng đồng không chỉ giúp đồng bào Cơ Tu ở làng truyền thống Toom Sara tăng thêm thu nhập mà còn góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc.
Phát triển du lịch cộng đồng không chỉ giúp đồng bào Cơ Tu ở làng truyền thống Toom Sara tăng thêm thu nhập mà còn góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc.

Một trong những bản sắc văn hóa của đồng bào Cơ Tu phải kể đến là trang phục truyền thống, trên trang phục là những nét dệt thêu tỉ mỉ từ đôi bàn tay phụ nữ Cơ Tu. Chị Alăng Thị Phương, một thợ dệt lành nghề trong làng chia sẻ, nghề này bà con trong làng mình không ai là không biết. Tay phải khéo lắm, kinh nghiệm lắm thì mới dệt được nốt chỉ đều, mũi kim thẳng để chồng con được mặc nếp vải thơm tho.

Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

Vùng đất nơi dân làng Toom Sara định cư đất đai màu mỡ do được bồi đắp bởi phù sa của con sông Lỗ Đông. Cạnh đó còn có con suối hiền hòa chảy qua, cung cấp nguồn nước sạch đầu nguồn tự nhiên của khu bảo tồn Bà Nà Núi Chúa. Đây là những điều kiện thuận lợi để bà con dân tộc Cơ Tu có thể phát triển kinh tế du lịch dựa vào khu du lịch Suối Hoa. Với tất cả các yếu tố đó, đầu năm 2020, khu làng Toom Sara được già làng Alăng Đợi phối hợp với chính quyền địa phương và ngành Du lịch TP. Đà Nẵng triển khai xây dựng như một ngôi làng cổ thu nhỏ, hội tụ đầy đủ các yếu tố văn hóa truyền thống với 8 ngôi nhà có nhà gươl, nhà moong, nhà dài, nhà củi…

Rượu cần- thức uoogns đặc sản của đồng bào dân tộc Cơ Tu
Rượu cần- thức uống đặc sản của đồng bào dân tộc Cơ Tu

Cùng với đó là việc khôi phục và phát huy các nghề đã dần mai một: Nghề điêu khắc gỗ, nghề đan lát, dệt thổ cẩm… Các dịch vụ đi kèm dành cho du khách cũng được quan tâm như dịch vụ Homestay Cơ Tu, khu nhà xông hơi, ngâm chân nước lá truyền thống, dịch vụ cho thuê trang phục truyền thống chụp ảnh, các trò chơi bắn nỏ, nhảy sạp, biểu diễn nghệ thuật âm nhạc Cơ Tu.

Mô hình du lịch cộng đồng, du lịch xanh tại Toom Sara vừa kết hợp tham quan và nghỉ dưỡng Homestay, trải nghiệm các loại hình văn hóa truyền thống như dệt thổ cẩm; xem múa cồng chiêng, múa tung tung-da dá; thưởng thức đặc sản Cơ tu như rượu cần Phú Túc, thịt nướng, cơm lam, bánh sừng trâu...

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Phú cho biết: “Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái là một trong những chiến lược thu hút du khách trong năm 2021 và những năm tiếp theo của TP. Đà Nẵng. Chúng tôi mong muốn du lịch văn hóa cộng đồng của đồng bào Cơ Tu sẽ là điểm nhấn để vừa gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho đồng bào vùng cao.

Làng Toom Sara của đồng bào Cơ Tu vẫn giữa được những nếp nhà truyền thống
Làng Toom Sara của đồng bào Cơ Tu vẫn giữa được những nếp nhà truyền thống
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.
Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Chính sách dân tộc - Trọng bảo - 1 giờ trước
Tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2024.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chiều 3/5, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan đơn vị có mối quan hệ phối hợp, triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong tỉnh.
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Khoa học - Công nghệ - P.V - 1 giờ trước
Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã công bố Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 22/4/2024 về việc thanh tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tại tỉnh Đắk Lắk.
Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc với cử tri trên địa bàn huyện Bát Xát.
Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 3/5, Ban Dân Tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023) và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2/8/2004 - 2/8/2024).