Analytic
Chủ nhật, ngày 06 tháng 04 năm 2025, 14:18:56

Nghệ nhân Điểu Kiêu - Người giữ “hồn làng” của đồng bào Xtiêng

Văn Hoa - Lương Định - 11:18, 07/11/2023

Tại vùng đồng bào Xtiêng thuộc tỉnh Bình Phước, nghệ nhân Điểu Kiêu, thôn Bù Gia Phúc I, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập nổi tiếng với việc ông có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Điều đáng trân trọng khác ở ông, là nhiều năm nay, người nghệ nhân này luôn tận tụy, tâm huyết trao truyền những kiến thức về âm nhạc dân gian của dân tộc mình cho lớp trẻ.

Nghệ nhân Điểu Kiêu biểu diễn kèn bầu 6 ống
Nghệ nhân Điểu Kiêu biểu diễn kèn bầu 6 ống

Thấm đẫm “hồn làng” 

Sinh ra, lớn lên và đắm mình trong không gian văn hóa giàu bản sắc của cha ông mình, Điểu Kiêu, sớm được tiếp cận với các làn điệu dân ca và nhạc cụ dân tộc. Năm 18 tuổi, chàng trai Điểu Kiêu đã chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống, như cồng, chiêng, sáo trúc, đàn tre “dinh jút”, kèn sừng trâu, kèn bầu 6 ống… Đến nay, ông trở thành nghệ nhân trẻ nhất vùng, với vốn kiến thức phong phú, sâu rộng về văn hóa Xtiêng. Trong các mùa lễ hội của người Xtiêng tại huyện Bù Gia Mập và của tỉnh Bình Phước, nghệ nhân Điểu Kiêu tham gia biểu diễn nhuần nhuyễn nhiều loại nhạc cụ, trong đó nổi bật nhất là diễn tấu cồng, chiêng và kèn bầu 6 ống.

Theo nghệ nhân Điểu Kiêu chia sẻ, người Xtiêng ở Bình Phước có 2 nhạc cụ đặc sắc và tiêu biểu nhất là cồng (goong), chiêng (ching). Dàn cồng gồm 6 chiếc bằng và dàn chiêng gồm 5 chiếc có núm. Đây là hai nhạc cụ mang tính tâm linh, được đồng bào Xtiêng coi là vật linh thiêng nhất, có giá trị lớn trong gia đình và là bản sắc văn hóa tiêu biểu của cộng đồng.

Cồng, chiêng từ xưa đã được xem là tài sản quý giá, thước đo về sự giàu có của các gia đình, dòng họ. Để sở hữu một bộ cồng, chiêng, người ta phải đổi rất nhiều trâu, bò. Vì thế, gia đình, dòng họ nào có nhiều bộ cồng, chiêng quý không chỉ thể hiện sự giàu có mà còn thể hiện sức mạnh và vị thế cao trong cộng đồng.

Theo quan niệm của người Xtiêng, trong mỗi chiếc cồng, chiêng đều có hồn vía và thần linh trú ngụ. Các vị thần linh càng trú ngụ lâu đời thì cồng, chiêng càng linh thiêng và có sức mạnh siêu phàm. Chính vì thế, trong luật tục, người Xtiêng không cho phép ai đánh cồng, chiêng một cách tùy tiện. Bởi lẽ khi âm thanh cồng, chiêng vang lên, các vị thần linh và linh hồn tổ tiên sẽ hiện về. Vì vậy, cồng, chiêng chỉ được người Xtiêng sử dụng vào dịp lễ hội, cưới hỏi hoặc sau khi hoàn thành những công việc quan trọng như phát rừng, dọn rẫy, tỉa bắp, tỉa lúa, thu hoạch mùa màng.

Ngoài ra, cồng, chiêng cũng được sử dụng trong các nghi lễ của gia đình và phum sóc, trong những dịp tiếp khách quý... Trong các sự kiện này, âm thanh cồng, chiêng mang thông điệp báo tin mừng cho cộng đồng, sự cảm ơn của gia chủ đối với trời đất và cộng đồng. Mỗi nhịp điệu cồng chiêng vang lên có thể giúp đồng bào “thông tin trực tiếp” đến đấng thần linh, cũng là cầu nối giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhưng, để thần linh về ngụ trong cồng, chiêng cất lời lên tiếng, trước khi mang hai nhạc cụ này ra sử dụng, người Xtiêng bắt buộc phải làm một lễ cúng rất thiêng liêng, trang trọng.

Truyền lửa cho thế trẻ

Ngoài niềm đam mê và am tường về cồng, chiêng, nghệ nhân Điểu Kiêu còn sử dụng thông thạo kèn sừng trâu (nông ke r’pu). Theo ông, trong dàn nhạc truyền thống của dân tộc Xtiêng, kèn sừng trâu là thứ nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội nông nghiệp của người Xtiêng.

Bộ kèn sừng trâu gồm 6 cái và mỗi thanh âm tương thích với từng thanh âm của bộ cồng hay bộ chiêng. Do vậy, khi diễn tấu, mỗi bộ kèn sừng trâu chỉ tương thích cho một bộ cồng hoặc một bộ chiêng. Đây chính là sự khác biệt giữa bộ kèn sừng trâu với tù và cũng được làm bằng sừng trâu của các dân tộc vùng Tây Nguyên. 

Một trong những đặc điểm về sự khác biệt ấy, là lỗ thanh âm ở kèn sừng trâu của người Xtiêng được khoét ở ngay giữa sừng, nên khi thổi tạo nên những âm thanh phong phú, đa dạng hơn, nhiều cung bậc hơn tù và.

Đồng bào Xtiêng múa xoang và diễn tấu chiêng
Đồng bào Xtiêng múa xoang và diễn tấu chiêng

Là người nặng lòng, tâm huyết với văn hóa dân tộc, nghệ nhân Điểu Kiêu luôn trăn trở về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống của dân tộc mình. Ông băn khoăn, hiện nay văn hóa truyền thống của người Xtiêng đang dần bị mai một theo thời gian. Dàn cồng, chiêng hay kèn sừng trâu, tiếng sáo trúc, tiếng đàn jút, những bài dân ca, những diệu dân vũ không còn mấy hấp dẫn với giới trẻ. Trong khi đó, số người biết sử dụng cồng, chiêng hay kèn sừng trâu hiện nay phần lớn đã cao tuổi và chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những nghệ nhân giỏi biết diễn tấu kết hợp cồng, chiêng với kèn sừng trâu như một dàn hợp xướng để lại càng hiếm.

Để góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị của âm nhạc truyền thống Xtiêng trước nguy cơ mai một, nghệ nhân Điểu Kiêu đã tập hợp nhiều người trẻ trong thôn để truyền dạy âm nhạc truyền thống cho lớp trẻ. Ngoài việc giảng dạy kỹ thuật, ông luôn nhắc nhở thế hệ trẻ về tầm quan trọng của cồng chiêng đối với văn hóa dân tộc, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. 

Ông cho rằng, giá trị của văn hóa cồng, chiêng mang đậm ý nghĩa tâm linh, nên nghệ nhân diễn tấu không chỉ thể hiện ở kỹ thuật điêu luyện mà còn phải thật tâm huyết, gửi gắm cả đức tin của mình vào thế giới thần linh. Nghệ thuật đánh cồng, chiêng đã khó, nhưng việc chỉnh chiêng còn khó hơn. Nó đòi hỏi người chỉnh không chỉ giỏi sử dụng cồng chiêng, mà còn phải thật sự am hiểu về cồng chiêng, từ đó mới có thể cảm âm, thẩm âm chính xác.

Điều đáng mừng là hiện nay, nhờ được nghệ nhân Điểu Kiêu truyền dạy, nhiều bạn trẻ người Xtiêng ở Bình Phước đã thành thạo chơi chiêng và thổi kèn sừng trâu. “Khi giới trẻ có hứng thú với nhạc cụ và văn hóa truyền thống là họ đã ý thức được việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc ấy”, nghệ nhân Điểu Kiêu phấn khởi chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Tính đến nay, đã có gần 1.900 hộ dân của tỉnh Kon Tum, chủ yếu là đồng bào DTTS thoát cảnh phải sinh sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát, nhờ chương trình xóa nhà tạm được tỉnh triển khai nhanh chóng.
Kon Tum: Mưa to, gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân xã Đăk Na

Kon Tum: Mưa to, gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân xã Đăk Na

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Ông Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch UBND xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, chiều 5/4, trên địa bàn xã có mưa to và gió lốc đã gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân và các công trình công cộng trên địa bàn xã.
Lai Châu: Nhiều chỉ tiêu y tế thuộc Chương trình MTQG 1719 dự báo khó đạt

Lai Châu: Nhiều chỉ tiêu y tế thuộc Chương trình MTQG 1719 dự báo khó đạt

Chính sách Dân tộc - Khánh Thi - 3 giờ trước
Trong 4 chỉ tiêu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) được UBND tỉnh Lai Châu nhân định là khó đạt kế hoạch đề ra, thì có 3 chỉ tiêu về lĩnh vực y tế.
Quảng Nam: Tạm giam người phụ nữ nghi sát hại con ruột nhằm trục lợi bảo hiểm

Quảng Nam: Tạm giam người phụ nữ nghi sát hại con ruột nhằm trục lợi bảo hiểm

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Tối 5/4, thông tin từ Công an Quảng Nam cho biết, đã khởi tố, bắt tạm giam bà Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) để điều tra về tội giết người.
Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc mưa dông cả ngày

Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc mưa dông cả ngày

Tin tức - H. Phúc - 4 giờ trước
Ngày và đêm 6/4, ở khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 60mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng sau hai ngày ra rạp

Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng sau hai ngày ra rạp

Tin tức - H. Phúc - 4 giờ trước
Bộ phim chiến tranh “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã thu về hơn 32 tỷ đồng chỉ sau hai ngày chiếu sớm, dẫn đầu doanh thu phòng vé.
Hoàn toàn miễn phí chuyển đổi cùng quà tặng hấp dẫn cho chủ thẻ Chip Contactless của BAC A BANK

Hoàn toàn miễn phí chuyển đổi cùng quà tặng hấp dẫn cho chủ thẻ Chip Contactless của BAC A BANK

Kinh tế - PV - 5 giờ trước
Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip ngay hôm nay để được trải nghiệm phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn và có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn từ BAC A BANK.
Thủ tướng: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan

Thủ tướng: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan

Thời sự - PV - 20:53, 05/04/2025
Chiều 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để tiếp tục đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bắc Kạn: Giải ngân vốn các Chương trình MTQG đạt thấp

Bắc Kạn: Giải ngân vốn các Chương trình MTQG đạt thấp

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 20:26, 05/04/2025
Hết quý I, kết quả giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2025 của tỉnh Bắc Kạn chỉ đạt 11% kế hoạch giao; trong đó, vốn đầu tư giải ngân đạt 14,6% kế hoạch; vốn sự nghiệp giải ngân đạt 0,2% kế hoạch.
Hàng ngàn lượt người dự lễ cầu siêu tiết Thanh minh

Hàng ngàn lượt người dự lễ cầu siêu tiết Thanh minh

Tin tức - Duy Chí - 20:15, 05/04/2025
Tiết Thanh minh là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu kính đến ông bà, cha mẹ, người có công với đất nước và đã trở thành bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Hàng năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương và Công ty CP Đầu tư Xây dựng Chánh Phú Hòa đều tổ chức Lễ cầu an, cầu siêu, thu hút hàng ngàn lượt người đến dự.