Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Phương Anh - 08:15, 09/06/2023

Miền non nước Cao Bằng vẫn luôn ẩn chứa bao điều thú vị, bất ngờ. Mảnh đất với núi non hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, nơi có những món ăn ngon và con người thân thiện, mến khách… Sự độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa còn được bộc lộ qua kiến trúc những ngôi nhà trình tường của đồng bào Dao tiền xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.

Nhà trình tường ở chòm hộ Nà Rẻo, xóm Tam Hợp, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Nhà trình tường ở chòm hộ Nà Rẻo, xóm Tam Hợp, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Ở vùng cao, khí hậu lạnh, khắc nghiệt, ngôi nhà trình tường của đồng bào Dao tiền được coi là giải pháp nhằm dung hòa thiên nhiên, khí hậu với ưu điểm là mát mẻ vào mùa Hè, ấm áp vào mùa Đông. Điều đặc biệt ở nhà trình tường là lớp tường đất nện rất dày, không có cột hoặc cọc trụ nào bên trong nhưng vẫn tạo được sự chắc chắn, chống lại kẻ gian và thú dữ. Theo năm tháng, những ngôi nhà này cũng dần được thay đổi cho phù hợp với sinh hoạt, lao động sản xuất thường ngày, song vẫn giữ được nét đặc trưng truyền thống.

Nhìn từ xa, nhóm hộ gia đình ở chòm Nà Rẻo, xóm Tam Hợp, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình đẹp như một bức tranh. Nổi bật giữa màu xanh ngát của núi rừng, cỏ cây là những lá cờ đỏ sao vàng tươi thắm tung bay bên nếp nhà trình tường đơn sơ, cổ kính. Bà Bàn Thị Chông (89 tuổi, người Dao tiền) chia sẻ, ngôi nhà của bà đã 60 năm tuổi. Nhìn bề ngoài, kiến trúc nhà trình tường khá đơn giản nhưng khi làm thì lại hết sức kỳ công.

Nhà trình tường được lợp ngói âm dương.
Nhà trình tường được lợp ngói âm dương

Để làm được nhà trình tường, khâu chọn đất rất quan trọng. Người Dao tiền thường chọn bãi đất bằng phẳng hoặc thoai thoải theo triền đồi núi để dựng nhà; hướng nhà phải có tầm nhìn khoáng đạt, rộng mở. Sau khi chọn được ngày lành tháng tốt, chủ nhà khởi công san nền, kê móng, trình tường nhà. Móng nhà được đào sâu khoảng 1m rồi kè bằng đá kết hợp với chất kết dính là đất trộn nhuyễn lên cao hơn mặt sân khoảng 40 - 60 cm.

Công đoạn công phu nhất là trình tường nhà. Vật liệu chính là đất sét, đất cao lanh hay đất thịt dưới chân núi đá vôi đã được lọc hết các tạp chất như cỏ rác, rễ cây. Để có được bức tường đất dày, người ta phải làm những khuôn bằng gỗ rồi dồn đất vào dùng chày gỗ nện thật chặt. Thanh niên trai tráng dùng chày gỗ thay nhau giã đến khi đất đạt độ kết dính với nhau, lúc tháo khuôn ra đất không rơi mới đạt chuẩn. Cứ thế đợi lớp này khô lại dỡ khuôn chồng lên lớp khác theo chiều cao và độ dài của tường nhà đã định. Trong quá trình hoàn thiện, mọi người lấy vồ gỗ đập vào thành các bức tường cả ở phía trong và phía ngoài làm cho mặt tường thật phẳng và mịn, sau đó mới lấy gỗ làm khung nhà và phân chia các phòng. Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương theo kết cấu sấp - ngửa đan xen.

Nét độc đáo trong kiến trúc ngôi nhà trình tường tương đối thống nhất theo một khuôn mẫu, dù to hay nhỏ đều phải có ba gian, hai cửa, gồm: một cửa chính giữa nhà và một cửa phụ ở đầu hồi nhà bên trái, hoặc bên phải để đi ra chuồng trâu, chuồng lợn phía sau. Ngoài ra, còn làm thêm 2 cửa sổ ở bên trái, bên phải lối ra vào và 1 cửa sổ ở gian bếp giúp ngôi nhà thông thoáng hơn. Hai bên đầu hồi xây vòm hình vòng cung, ngoài cửa xây nhiều cột bằng gạch chắc chắn. Ba gian nhà được sắp xếp: gian bên trái dùng để đặt buồng ngủ của gia chủ; gian bên phải là buồng ngủ của con cái; gian giữa bên trên đặt bàn thờ tổ tiên, bên dưới là một bộ bàn ghế truyền thống dùng để tiếp khách. Bên trong nhà còn làm thêm một bức tường phụ cũng bằng đất nện chạy song song với tường chính. Sau bức tường phụ này là khu vực bếp.

Đồng bào Dao tiền bên nếp nhà trình tường đơn sơ, cổ kính.
Đồng bào Dao tiền bên nếp nhà trình tường đơn sơ, cổ kính

Với sự khéo léo, điêu luyện cùng sức mạnh đoàn kết cộng đồng, những ngôi nhà trình tường của người Dao tiền xóm Tam Hợp, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình vẫn giữ nguyên vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc, vững chãi dù trải qua bao nắng mưa, biến cố. Không gian làng bản thoáng mát, tĩnh lặng, yên bình; cảnh sắc thiên nhiên đầy thơ mộng, rạo rực sức sống.

Để khai thác tiềm năng du lịch, thu hút khách đến tham quan, huyện Nguyên Bình đã cải tạo, sửa chữa khu nhà trình tường tại nhóm hộ Nà Rẻo. Đồng thời, vận động Nhân dân chỉnh trang, sắp xếp gọn gàng nhà cửa, vệ sinh sạch sẽ đường làng, ngõ xóm. Qua đó, tạo điểm dừng chân thú vị cho du khách trên hành trình khám phá bản sắc văn hóa và cuộc sống thuần hậu của đồng bào dân tộc vùng cao.

Trong điều kiện lạnh giá, sương mù dày đặc, độ ẩm cao, ngôi nhà trình tường được coi là giải pháp nhằm dung hòa thiên nhiên, khí hậu với ưu điểm là mát mẻ vào mùa Hè, ấm áp vào mùa Đông. Điều đặc biệt ở nhà trình tường là lớp tường đất nện rất dày, không có cột hoặc cọc trụ nào bên trong nhưng vẫn tạo được sự chắc chắn, chống lại kẻ gian và thú dữ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 1 giờ trước
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 5 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 5 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 6 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 6 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 8 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 8 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 9 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.