Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Những lớp học đặc biệt ở Gia Lai

Thùy Dung - 18:52, 06/03/2023

Nhiều tháng nay, một số lớp học trên địa bàn Tp. Pleiku (Gia Lai) vẫn sáng đèn và vang vọng tiếng đọc của những học viên đặc biệt đến từ các làng đồng bào DTTS. Những lớp học này được thực hiện từ nguồn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang triển khai trên địa bàn.

Bà H’Chunh và H’Nư ở làng Ia Lang là hai học viên chăm chỉ của lớp học xóa mù chữ của Trường tiểu học Ngô Quyền
Bà H’Chunh và H’Nư ở làng Ia Lang là hai học viên chăm chỉ của lớp học xóa mù chữ của Trường tiểu học Ngô Quyền

Hơn 6h tối, Trường Tiểu học Ngô Quyền (phường Chi Lăng) đã sáng đèn chờ những học viên đặc biệt của làng Ia Lang đến lớp. Như thường lệ, cô giáo Dương Thị Kiếu, Giáo viên lớp 4, đã có mặt để chuẩn bị những bài giảng và đón các học viên.

Đưa đôi tay nắn nót từng nét chữ, bà H’Chunh (67 tuổi) ở làng Ia Lang vui mừng cho biết: “Ngày trước do mẹ mất sớm, gia đình khó khăn, nên tôi không được đi học chữ. Sau này lớn lên, lập gia đình thì phải lo lắng cơm áo gạo tiền nên không có thời gian học. Vừa qua, được thôn đi vận động tham gia lớp học này tôi cũng rất mừng và nhanh chóng đăng ký để học. Đến nay, tôi đã biết viết tên mình, biết các con chữ và số. Thời gian tới, tôi sẽ cố gắng đến lớp đầy đủ để có thể đọc thông viết thạo".

Bên cạnh bà H’Chunh là H’Nư. H’Nư năm nay 7 tuổi và là cháu ngoại của bà H’Chunh. Thấy bà mỗi tối đều đi học, H’Nư cũng theo bà đến lớp để học thêm cái chữ. “Thấy cháu thích đến trường tôi vui lắm. Vì vậy, sau bữa cơm chiều hai bà cháu lại dắt nhau đến lớp cho đến khi tan học”, bà H’Chunh phấn khởi nói.

Cô giáo Dương Thị Kiếu thông tin: Lớp học chữ đã được duy trì 13 tuần, thời gian học từ thứ Hai tới thứ Sáu hằng tuần.. Ban đầu số học viên ra lớp khá đông, nhưng vì điều kiện độ tuổi, sức khỏe nên số học viên giảm dần. Hiện nay, lớp học đang duy trì với 30 học viên. Qua các tuần học, thì các học viên đã biết viết đạt 100%, trên 50% đã biết đọc và đánh vần.

Nhiều tháng nay các học viên của trường Tiểu học Ngô Quyền, phường Chi Lăng (TP.Pleiku) vẫn miệt mài đến lớp để học cái chữ
Nhiều tháng nay các học viên của trường Tiểu học Ngô Quyền, phường Chi Lăng (Tp. Pleiku) vẫn miệt mài đến lớp để học cái chữ

Nhiều tháng nay, lớp học của trường Tiểu học Lê Lai (xã Chư Á ,Tp. Pleiku) cũng sáng đèn và vang vọng những tiếng ê a đánh vần. Lớp học có 100% học viên là người Gia Rai. Học viên lớn nhất của lớp cũng ngoài 64 tuổi, nhỏ nhất chừng độ 25 tuổi.

Sau bữa cơm chiều, ông H’Yên làng Mơ Nú (xã Chư Á) lại cùng những người trong làng đến trường Tiểu học Lê Lai để học chữ. Theo chia sẻ của ông H’Yên, ngày nhỏ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cùng với việc chưa ý thức được việc học, nên ông không biết mặt con chữ.“Không có điều kiện học chữ từ nhỏ, lớn lên thì lập gia đình lo mưu sinh nên mình cũng không học. Vừa qua, khi được Trưởng thôn vận động đi học thì tôi cũng tham gia, với hy vọng biết thêm được cái chữ để tự tin hơn trong giao tiếp và làm ăn”.

Cùng chung lớp học với ông H’Yên, chị H’Then phấn khởi chia sẻ: “Từ ngày đi học đến nay thì mình đã biết viết họ tên, biết đọc và biết các con số. Ngày trước không biết chữ thì nhìn cái gì cũng không hiểu. Nay về nhà cầm tờ báo, cuốn sách hay dòng chữ chạy trên ti vi thì cũng biết được là chữ gì rồi. Dù chưa thành thạo, còn phải học nhiều, nhưng chúng tôi cũng rất cố gắng, nỗ lực đi học đầy đủ để hy vọng đọc thông viết thạo, sau này còn biết tính toán làm ăn tránh bị lừa đảo".

Được sự vận động của các cấp, chính quyền ông H’Yên ở làng Mơ Nú (xã Chư Á) (ở giữa) cũng tham gia lớp học với hi vọng đọc thông viết thạo
Được sự vận động của các cấp, chính quyền ông H’Yên ở làng Mơ Nú (xã Chư Á) (ở giữa) cũng tham gia lớp học với hy vọng đọc thông viết thạo

Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lai cho biết: Thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện chỉ đạo của các cấp, Nhà trường đã phối hợp với thôn làng rà soát người đồng bào DTTS vận động học viên từ 15 - 60 tuổi ra lớp xóa mù chữ và tái mù. Thời điểm đầu vận động chỉ có 17 học viên, đến bây giờ sĩ số đã nâng lên 23.

Với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xóa mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả xóa mù chữ, hướng đến năm 2025 người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%, theo kế hoạch thực hiện giai đoạn I (2021 - 2025), tỉnh Gia Lai tổ chức 735 lớp học xóa mù chữ cho gần 23.500 người/176 xã, với kinh phí hơn 46,5 tỷ đồng. 

Trong năm 2023, với kinh phí 12,9 tỷ đồng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Gia Lai sẽ phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí về các địa phương thực hiện xóa mù chữ, với số lượng 217 lớp học cho 6.502 học viên.

 Những nét chữ tròn trịa sau nhiều ngày cố gắng học tập
Những nét chữ tròn trịa sau nhiều ngày cố gắng học tập

“Chương trình xóa mù chữ chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 chia làm 3 kỳ tương ứng với 42 tuần. Giai đoạn 2 chia thành 2 kỳ tương ứng với lớp 4 và lớp 5 thì sẽ kết thúc chương trình xóa mù chữ. Nhà trường cũng bố trí phòng học đầy cơ sở vật chất cho các học viên. Phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với từng giai đoạn và công tác giảng dạy", thầy Lê Minh Tùng cho biết.

Những lớp học xóa mù chữ được triển khai sâu rộng trong vùng đồng bào DTTS, là một chương trình đặc biệt và mang nhiều ý nghĩa. Gác lại những gánh nặng, lo toan của cuộc sống những học viên lớn tuổi bắt đầu cầm cây bút trên hành trình tìm con chữ. Việc xóa mù chữ cho người dân, sẽ giúp nâng cao trình độ dân trí của vùng đồng bào DTTS. Từ đó, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đẩy lùi các hủ tục và mang ánh sáng của những tiến bộ khoa học - kĩ thuật về với thôn, làng, đóng góp vào công cuộc xây dựng NTM tại địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 2 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 2 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 2 giờ trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 2 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.