Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Lộc rừng" ở lưng trời Tây Bắc: Thuần hoá nguồn dược liệu quý hiếm (Bài 1)

Thuỳ Anh - 06:21, 20/12/2022

Cây sâm Lai Châu được đánh giá là loài cây có nguồn gen đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam và thế giới, mới chỉ phát hiện thấy duy nhất ở tỉnh Lai Châu. Loài sâm này sống phù hợp dưới tán rừng nhiệt đới, ở độ cao trên 1.800 mét trở lên, là cây dược liệu đặc biệt quý đối với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ con người. Tỉnh Lai Châu đang đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh phát triển loài cây dược liệu này nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo trên địa bàn.

Những chậu sâm đang được ươm trồng trong vườn của gia đình anh Pờ Và Hừ
Những chậu sâm đang được ươm trồng trong vườn của gia đình anh Pờ Và Hừ

Lộc trời trên núi Pu Si Lung

Cách TP. Lai Châu chừng 200km, chúng tôi đến thăm vùng trồng sâm Lai Châu của xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu). Từ UBND xã Pa Vệ Sủ lên đến bản Sín Chải B khoảng 15km, con đường dốc ngược ôm theo các sườn núi cheo leo chỉ toàn đất và đá, cậu thanh niên dẫn đường chỉ lên đỉnh núi cao nhất phía trước nói: “Mùa hè có nhiều người dưới xuôi lên đây tìm mua sâm rừng; mùa đông thì người ta lên để chinh phục đỉnh núi cao bên kia”.

Bản Sín Chải B nằm ở độ cao trên 1.900m so với mực nước biển, ngửa mặt chỉ thấy núi, cúi mặt thấy vực sâu và rừng thẳm, đây là vùng đất cư trú của đồng bào người La Hủ theo chương trình hỗ trợ nhà ở tập trung dân cư cách đây chưa đầy 10 năm.

Trưởng bản Sín Chải B- Pờ Và Hừ dẫn chúng tôi đi bộ vào sâu trong rừng già, phải mất hơn 1 giờ đồng hồ, mới đến được nơi mà nhiều người trong bản vẫn thường lên đây kiếm “lộc trời”.

Mặc dù đang là đầu mùa lạnh, cây sâm đã trút lá “ngủ đông”, nhưng với kinh nghiệm nhiều năm của người dân địa phương, thật không khó để nhận biết củ sâm đang “trốn” ở đâu dưới tán rừng này.

Một từ khác mà người Lai Châu thường dùng cho loại nhân sâm quý hiếm này là ‘tam thất hoang", nhưng cái tên gọi khác dễ nhận biết hơn là ‘tam thất đen’.

Quả và hạt của cây sâm Lai Châu
Quả và hạt của cây sâm Lai Châu

Sâm Lai Châu thuộc họ nhân sâm, mọc hoang dã dưới tán rừng nhiệt đới, và ở các dãy núi cao trên 1.800 mét so với mực nước biển. Nó có đặc điểm ngoại hình và thành phần dược lý gần giống với sâm Ngọc Linh. Từ rất nhiều năm trước, người dân ở những vùng núi cao của Lai Châu đã phát hiện ra nó, cùng với cây thảo quả và một số loài thảo dược quý, họ thu hái để bán và đun nước uống hằng ngày.

“Tôi nhớ khi Pờ Và Hừ còn rất nhỏ, dân bản chúng tôi đi làm nương thảo quả thường đào được những củ sâm này, nhìn giống củ tam thất, nhấm thử nó có vị đắng. Nghe ông bà xưa nói nó là một vị thuốc dùng được cả rễ, củ, thân và lá, nên chúng tôi thường mang về ngâm rượu hoặc phơi khô đun nước uống quanh năm”, ông Pờ Mò Xá - bố của Pừ Và Hừ kể.

“Cách đây khoảng 10 năm, người bên Trung Quốc mua củ sâm này với giá khoảng vài triệu mỗi cân. Từ đó, nếu không phải mùa thu hoạch thảo quả, thì chúng tôi đi rừng tìm sâm, hái cỏ thơm và một số cây dược liệu khác để bán. Thu nhập của người dân trong bản từ đây mà khấm khá hơn”, ông Xá nói.

Ông Xá là người đầu tiên trong bản nghĩ đến việc trồng sâm trên đất rừng; phần vì để trông coi vườn sâm hoang, phần vì quen với cuộc sống trong rừng mà ông chỉ về nhà khi hết lương thực. “Nhiều năm nay, tôi ươm hạt dưới ngay tán rừng này; đến mùa xuân, khi nắng ấm lên nó sẽ nảy mầm. Gần đây, người dân đi rừng phải may mắn lắm mới tìm được một củ, khi giá mỗi cân sâm nhỏ lên đến vài chục triệu, thì càng ngày nó càng trở nên hiếm hơn, nếu không trồng thì sẽ hết và không có cách nào để trồng lại nữa”, ông Xá nói

Anh Pờ Và Hừ, Trưởng bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sủ (Mường Tè, Lai Châu) chăm sóc cây sâm trong vườn nhà
Anh Pờ Và Hừ, Trưởng bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sủ (Mường Tè, Lai Châu) chăm sóc cây sâm trong vườn nhà

Thuần hoá sâm trong vườn nhà

Khi chúng tôi quay về tới bản, cũng là khi mặt trời chỉ còn le lói những tia sáng cuối cùng sau dãy núi bên kia. Vợ của Trưởng bản Pờ Và Hừ đã đun sẵn một ấm nước thảo quả lẫn lá sâm, rót mời chúng tôi chị nói bằng tiếng La Hủ “uống cái này cho khoẻ người và tránh bị cái cảm lạnh theo từ trên rừng về”.

Nhấp cốc nước còn nóng hổi, Và Hừ kể “năm 2016 giá củ sâm lên đến hàng chục triệu 1 cân, tôi bắt đầu nghĩ đến việc trồng thử ở vườn nhà, thấy nó nảy mầm và sinh trưởng tốt, nên tôi đầu tư làm vườn ươm kiên cố. Năm 2017, tỉnh Lai Châu cho những người trồng sâm ở bản Sín Chải đi tập huấn ở Quảng Ngãi. Từ đó, tôi có thêm kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng cây sâm này”.

Đây là loài cây mọc hoang dã, nên để thuần hoá trong vườn nhà cần kỹ thuật chăm sóc vừa đơn giản lại vừa mỉ mỉ, người trồng sâm cần kiên trì và nhiều công phu. Và Hừ chia sẻ: “không được bón phân hoá học hay phun bất kỳ loại thuốc gì, khoảng 3 đến 4 ngày tưới nước 1 lần, trên mặt đất phải ủ 1 lớp lá khô để giữ ẩm, nên chọn đất mùn tơi xốp. Một tuần phải kiểm tra gốc cây một lần, tránh để kiến và sâu bọ ăn mất hạt và cây giống”.

Sâm Lai Châu có nhiều thành phần dược liệu quý hiếm đang được tỉnh Lai Châu bảo tồn và phát triển
Sâm Lai Châu có nhiều thành phần dược liệu quý hiếm đang được tỉnh Lai Châu bảo tồn và phát triển

Pờ Và Hừ là người đầu tiên của bản đưa củ sâm về ươm trồng. Vườn sâm nhà anh rộng khoảng 200 mét vuông, chủ yếu là Sâm Lai Châu, một phần là Lan Kim tuyến và Thất diệp nhất chi hoa.

Vén dưới lớp lá khô, Và Hừ chỉ vào một mắt củ sâm nhỏ xíu đang ngủ nói, “mắt này bóng, tới tháng tư sẽ lên cây”.

Ngoài bán củ sâm, Và Hừ cung cấp hạt giống và cây con cho bà con và thị trường, thu nhập của gia đình anh khá ổn định từ sâm, thảo quả và các loài dược liệu khác. Mỗi năm trừ hết chi phí, gia đình anh để ra được trên dưới 50 triệu đồng. Năm 2019, anh đã làm được cho vợ con ngôi nhà gỗ mới khang trang và ấm cúng hơn.

“Mỗi cây sâm con sau khi lên lá, tôi bán được khoảng 300 nghìn đồng. Cây càng nhiều năm thì càng được giá, từ năm thứ 7 trở ra là có thể bán củ. Những củ sâm nhỏ tìm được trên rừng, bán sô cũng được vài chục triệu một cân”.

Với vai trò là Trưởng bản và Người có uy tín, anh không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật trồng sâm cho bà con để nhân rộng mô hình. Đến nay, bản Sín Chải B có 46 hộ dân có vườn trồng sâm và một số cây dược liệu, với diện tích mỗi vườn dao động từ 40 đến 100 mét vuông.

Để sâm Lai Châu trở thành một trong những cây dược liệu chủ lực trong phát triển kinh tế, cần có sự quan tâm, đẩy mạnh phát triển loài cây dược liệu này nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 6 giờ trước
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 11 giờ trước
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 15 giờ trước
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 16 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 17 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 17 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.