Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lai Vung - Đồng Tháp: Cây đặc sản quýt hồng chết hàng loạt

Minh Triết - 09:40, 02/03/2020

Từ đầu năm đến nay, các nhà vườn trồng quýt hồng ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đứng ngồi không yên, bởi họ vừa lao đao vì mùa quýt hồng trong vụ Tết bị thất thu, nay lại lo lắng trước thực trạng cây đặc sản đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền là “Quýt hồng Lai Vung” đang chết hàng loạt…

Đầu tư nhiều công sức, tiền bạc, nhưng gia đình ông Lưu Văn Ràng chỉ có được vài chậu quýt đạt chuẩn để xuất bán.
Đầu tư nhiều công sức, tiền bạc, nhưng gia đình ông Lưu Văn Ràng chỉ có được vài chậu quýt đạt chuẩn để xuất bán

Những năm gần đây, các nhà vườn ở Lai Vung đã đưa cây quýt hồng trồng vô chậu như cây cảnh để trang trí. Quýt cảnh được bán với giá 5 - 10 triệu đồng/chậu tùy kích cỡ, lượng trái, đem lại lợi nhuận cao hơn so với quýt bán trái.

Năm nay, có hơn 50% quýt hồng trồng trong chậu cảnh trên địa bàn huyện, cho trái rất thưa và muộn không đúng mùa vụ để phục vụ người tiêu dùng. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) huyện Lai Vung, từ đầu năm đến nay, có trên 230/830ha quýt hồng bị chết. Diễn biến này diễn ra đột ngột và dự báo diện tích quýt hồng chết sẽ tiếp tục tăng, bởi hiện không có thuốc trị cho cây.

Ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Giám đốc Phụ trách Sở NN&PTNN Đồng Tháp cho biết, qua khảo sát thực trạng, hiện toàn huyện Lai Vung có 4.838,7ha cây có múi bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ và chết xanh, gồm cây quýt hồng, quýt đường, cam xoàn, cam dây... Trong đó, có 1.520ha bị chết, phải đốn bỏ và 3.723,1ha bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, cây quýt hồng có tỷ lệ nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ và chết xanh lên đến 97,58% diện tích (782,6/802ha).

“Tình trạng cây có múi nhiễm bệnh xuất hiện từ năm 2016, nhưng gây hại mạnh từ năm 2018 đến nay và rất khó điều trị. Kết quả nghiên cứu của một số viện, trường chuyên ngành cho thấy, nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu do ảnh hưởng từ tập quán canh tác. Cụ thể, nông dân lạm dụng phân bón hóa học, không bón phân hữu cơ đã làm đất bị bạc màu, cộng với tập quán lấy đất từ ruộng lúa đắp nền lên gốc cây có múi (lợp đất) đã tạo ra lớp nén cơ học”, ông Thiện phân tích.

Hiện tại, nhiều nhà vườn ở huyện Lai Vung mong muốn được công bố dịch, hy vọng có chính sách hỗ trợ giúp họ bớt khó khăn, có thêm điều kiện để tái canh. Bởi theo quy định, trong trường hợp được công bố dịch, các nhà vườn được hỗ trợ khôi phục sau dịch bệnh theo Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của UBND tỉnh với mức hỗ trợ 2 - 4 triệu đồng/ha. Còn trường hợp không công bố dịch, phải chờ Sở NN&PTNN đề xuất UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ.

Theo Sở NN&PTNN Đồng Tháp, căn cứ các quy định hiện hành, chưa đủ cơ sở để công bố dịch.

Trao đổi thực tế này, ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho hay, ông đã yêu cầu Sở NN&PTNN tỉnh khẩn trương hoàn tất việc rà soát lại các kết quả nghiên cứu, đồng thời xin ý kiến cơ quan chức năng để tỉnh có thông tin, cơ sở đưa ra quyết định về việc có nên công bố dịch trên cây có múi ở Lai Vung hay không để các địa phương lân cận chủ động phòng ngừa khả năng lây lan.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 11 phút trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 20 phút trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 22 phút trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 23 phút trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 30 phút trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 34 phút trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 38 phút trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.
Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Photo - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trong những ngày tháng 5 lịch sử của dân tộc, những chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đều đã ngoài 90, một số người đã hơn trăm tuổi. Tuy sức khỏe có kém, nhưng ký ức về 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” vẫn còn vẹn nguyên. Và nay, những người chiến sĩ ấy đã tìm về chiến trường xưa để thắp những nén hương, tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.