Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lai Châu: Điểm nhấn thu hút du khách từ “sắc màu” dân tộc riêng biệt, độc đáo và khác lạ

Nhật Minh - 05:59, 13/12/2023

Dân ca, dân vũ là các loại hình diễn xướng dân gian được hình thành trong đời sống lao động, sản xuất, tín ngưỡng tôn giáo và các sinh hoạt cộng đồng các DTTS. Để bảo tồn phát huy những giá trị đặc sắc này, tỉnh Lai Châu đã định hướng và ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề phù hợp trong thời đại công nghệ số và hội nhập quốc tế nhằm biến di sản thành tài sản, góp phần phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, cải thiện đời sống của các chủ thể sở hữu di sản.

Biên đạo múa Mào Thị Đức hướng dẫn tại lớp truyền dậy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Mảng tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn
Biên đạo múa Mào Thị Đức hướng dẫn tại lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Mảng tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn

Bảo tồn giá trị truyền thống dân ca, dân vũ

Cùng với ban hành Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, thì Lai Châu còn triển khai đồng bộ các Chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Chương trình Giảm nghèo bền vững... đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương, vùng miền. 

Lai Châu cũng xác định việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có dân, ca dân vũ luôn là điểm nhấn được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả. Qua đó, không chỉ nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, mà còn góp phần phát triển du lịch của địa phương.

Trò chuyện với chị Mào Thị Đức, biên đạo múa thuộc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh nhân dịp chị có buổi hướng dẫn lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Mảng tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, được chị cho biết: Để Đội văn nghệ các xã, bản trên địa bàn có những tiết mục hay, độc đáo, mạng đậm bản sắc của từng dân tộc thì chúng tôi, những biên đạo múa thường xuyên đến từng xã bản vùng sâu, khu vực biên giới, vùng đồng bào DTTS như: Thu Lũm, Mù Cả (Mường Tè); Sì Lở Lầu, Vàng Ma Chải (Phong Thổ)... để hướng dẫn các Đội văn nghệ từng động tác, dáng múa, chất liệu âm nhạc... Nhờ đó, giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc thông qua các bài dân ca, dân vũ, dân nhạc được quan tâm bảo tồn phát huy và trở thành nét đẹp trong các dịp lễ, tết, hội....

Đội văn nghệ bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023, tại tỉnh Hòa Bình
Đội văn nghệ bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023, tại tỉnh Hòa Bình

Với tinh thần khơi dậy, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh thúc đẩy sự phát triển, bằng nhiều hình thức cách làm khác nhau; đến nay phong trào văn hoá văn nghệ trong quần chúng Nhân dân không ngừng phát triển, người dân chủ động, tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ. 

Hiện nay, toàn tỉnh Lai Châu có 975 đội văn nghệ xã, bản hoạt động thường xuyên, hiệu quả. 100% các trường học duy trì, phát triển các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; 45/45 trường học thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên “Câu lạc bộ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc”.

 Bên cạnh đó Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh còn thành lập mới các Câu lạc bộ Bảo tồn nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ dân gian dân tộc Lào, Mảng, Giáy; Duy trì hoạt động 12 Câu lạc bộ bảo tồn dân vũ, dân ca giao duyên, đàn tính, trò chơi dân gian và hát đồng dao dân tộc Thái, Lự...

Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Hiện thực hóa các Nghị quyết, đề án của Trung ương và của tỉnh vào cuộc sống, thời gian qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 22 lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian; hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động trên 20 CLB bảo tồn văn hoá các dân tộc. 

Triển khai thực hiện 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh; thực hành, trình diễn, bảo tồn 07 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và đại diện của nhân loại; gắn hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc với các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn. 

Cụ thể, Sở đã tham mưu cho tỉnh có kế hoạch phát triển dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp, tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng các cấp, các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch như: Hội diễn Nghệ thuật quần chúng các xã biên giới, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các DTTS, Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người… 

Các bài dân ca, dân vũ dân tộc Giáy trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày càng được quan tâm bảo tồn phát huy
Các bài dân ca, dân vũ dân tộc Giáy trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày càng được quan tâm bảo tồn phát huy

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với phương châm lấy bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc để phát triển du lịch bền vững, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, từ đó nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh cho du lịch của tỉnh, nên thời gian qua các giá trị dân ca, dân vũ của các dân tộc nói chung và đặc biệt là 11 điểm du lịch cộng đồng cấp tỉnh nói riêng, đã khai thác phát huy hiệu quả.

 Bên cạnh đó, người dân đã chủ động đầu tư xây dựng các homestay, thành lập các đội biểu diễn văn nghệ, cung ứng sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống, sản phẩm nông nghiệp, thổ cẩm, dịch vụ ẩm thực… phục vụ du khách.

Không chỉ say sưa chụp lấy những khuôn hình đẹp, mà còn Livestream trực tiếp những bài hát, điệu múa của Đội văn nghệ bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ biểu diễn ngay tại sân nhà Trưởng bản Vàng A Chỉnh, chị Nguyễn Thị Hồng Thanh Giám đốc Công ty CP Liên minh du lịch Toàn Cầu (Global travel) cho hay: Chúng tôi thấy những bài hát, điệu múa tối nay rất hay, độc đáo và khác lạ so với các vùng miền mà tôi đã đi qua. Nó đẹp không chỉ bởi sự rực rỡ sắc màu hoa văn thổ cẩm của những bộ trang phục, những tiếng khèn, tiếng sáo véo von, mà cả những nụ cười của các chàng trai cô gái trong Đội văn nghệ cũng rất tự nhiên, mộc mạc như chính núi rừng nơi đây vậy... Tất cả những điều đó đã tạo cho chúng tôi cảm giác hưng phấn trong chuyến đi này... .

Các tiết mục dân ca, dân vũ luôn là một phần không thể thiếu trong các trong các sự kiện cũng như sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại Lai Châu
Các tiết mục dân ca, dân vũ luôn là một phần không thể thiếu trong các sự kiện cũng như sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại Lai Châu

Đồng tình với ý kiến của chị Thanh, anh Nguyễn Đạo Dũng, Trưởng phòng Quản lý Lữ hành Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cũng nhìn nhận: “Điều hấp dẫn du khách chính là những “sắc màu” riêng biệt, độc đáo và khác lạ của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, và điểm du lịch bản Sin Suối Hồ đã làm rất tốt điều này."

Anh Dũng cũng chia sẻ, nhờ đó bản đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận là sản phẩm du lịch đạt sản phẩm OCOP 4-5 sao trong năm 2023. Đặc biệt bản đạt “Giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN lần thứ 3” do khối ASEAN vinh danh tại Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2023 tại Indonesia.

Từ việc phát huy giá trị của dân ca, dân vũ nên lượng khách du lịch đến Lai Châu đều tăng qua các năm. Trong giai đoạn 2021- 2023, tổng lượt khách ước đạt gần 2 triệu lượt người, đạt 55,4% kế hoạch; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 39,6%/năm cao hơn mục tiêu của Nghị quyết đã đề ra là 19,6%. 

Năm 2023, toàn tỉnh ước đón 1.045.000 lượt khách, tăng 37,1% so với năm 2022, đạt 127,4% so với kế hoạch năm 2023; doanh thu ước đạt 784,3 tỷ đồng, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Để phát huy giá trị dân ca, dân vũ của đồng bào các DTTS, thời gian tới Lai Châu tiếp tục xây dựng các tour, tuyến gắn với hoạt động của đội văn nghệ tại các điểm du lịch cộng đồng, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân “Biến di sản thành tài sản”. Đồng thời, lan tỏa sâu rộng các giá trị văn hóa phong phú, độc đáo, nổi bật của các tộc người nơi biên cương tổ quốc, góp phần xây dựng một nền du lịch bền vững và đậm đà bản sắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
"Chữa bệnh" cho chiêng

"Chữa bệnh" cho chiêng

Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 8 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 8 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 8 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 8 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 9 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).