Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lai Châu: Chú trọng bảo tồn nghề may trang phục của người Lào

Thùy Anh - 06:17, 23/11/2023

Bao đời nay, người Lào ở Lai Châu vẫn lưu giữ nghề trồng bông, dệt vải nhuộm chàm và thêu may trang phục truyền thống. Những năm qua, do có nhiều sản phẩm thổ cẩm công nghiệp, với mẫu mã phong phú, giá thành rẻ trên thị trường, nên không ít người đã sử dụng sản phẩm này, vì thế nghề, kỹ thuật tạo hình trang phục của người Lào cũng chung "số phận" mai một và ít người biết làm. Trước thực trạng đó, huyện Tân Uyên đã mở lớp truyền dạy tạo hình kỹ thuật trang phục dân tộc Lào, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Nghề dệt, may thêu trang phục truyền thống được đồng bào Lào ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giữ gìn
Nghề dệt, may thêu trang phục truyền thống được đồng bào Lào ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giữ gìn

Dân tộc Lào là một trong 20 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Người Lào cư trú chủ yếu ở các huyện Tân Uyên, Tam Đường và Phong Thổ. Từ xa xưa, cũng như nhiều dân tộc khác, đối với người Lào, những bộ quần áo của cả gia đình chủ yếu do đôi bàn tay của những người phụ nữ làm nên.

Cứ đến tháng 6-7 âm lịch, phụ nữ Lào lại cùng nhau hái bông, phơi bông cho thật khô và làm sạch rồi mang cất trước khi mùa mưa ngâu kịp tới. Đợi đến mùa đông, khi một năm lao động sản xuất đã kết thúc, đồng bào sẽ hái chàm và se bông, dệt vải để chuẩn bị cho mỗi thành viên trong gia đình 1 bộ quần áo mới đón Tết.

Hầu hết ở các gia đình người Lào hiện nay, trang phục của cả gia đình vẫn do người phụ nữ làm. Từ việc thu bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm và thêu hoa văn trang phục truyền thống đều hoàn toàn thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ.

Tất cả các bước từ trồng bông, se sợi, dệt vải, nhuộm tràm và thêu may một bộ trang phục của người Lào đều thực hiện thủ công
Tất cả các bước từ trồng bông, se sợi, dệt vải, nhuộm chàm và thêu may một bộ trang phục của người Lào đều thực hiện thủ công

Vào những thời điểm nông nhàn khi đã xong hết mọi công việc khác trong nhà, những người phụ nữ dành ra hàng giờ đồng hồ để ngồi se sợi, dệt vải và thêu thùa. Để làm được một bộ váy áo của phụ nữ Lào cũng cần đến 2 tháng mới xong.

Ông Trần Khúc Dương, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Tân Uyên, Lai Châu cho biết: Ở một số địa phương, những bộ trang phục của người Lào đã có sự cách tân, trang phục có nhiều màu sắc sặc sỡ hơn so với chiếc váy đen truyền thống. Có nhiều nơi còn may hoa văn may theo yêu cầu của người sử dụng, chất liệu vải cũng đa dạng hơn, thiết kế cũng có nhiều điểm khác biệt so với chiếc váy truyền thống. Tuy nhiên, trang phục của người Lào ở Tân Uyên vẫn giữ được hầu hết những nét truyền thống như: chất liệu, màu sắc và hoa văn”.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa và hội nhập về kinh tế, không chỉ dân tộc Lào, mà ở nhiều bản làng vùng cao khác, rất ít nơi đồng bào DTTS còn sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình trong sinh hoạt hàng ngày.

Trang phục của người Lào ở Tân Uyên có màu đen, chân váy được dệt nhiều hoa văn màu trắng, xanh và đỏ. Điểm nhấn là những đường may và thêu tay cầu kỳ
Trang phục của người Lào ở Tân Uyên có màu đen, chân váy được dệt nhiều hoa văn màu trắng, xanh và đỏ. Điểm nhấn là những đường may và thêu tay cầu kỳ

Trước bối cảnh đó, cùng với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, phòng Văn hoá, Thông tin và Du lịch huyện Tân Uyên đã phối hợp với xã Mường Khoa (huyện Tân Uyên) để mở lớp truyền dạy kỹ năng tạo hình, dệt và may trang phục, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Qua lớp học, học viên sẽ được học đầy đủ các bước và kỹ thuật để có thể tự làm 1 bộ quần áo, váy áo cho gia đình. Là người trực tiếp giảng dạy, chị Lò Thị Sị ở bản Hào Nghè, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) chia sẻ: Chúng tôi sẽ truyền dạy cho các học viên đầy đủ các công đoạn theo lối cầm tay chỉ việc. Qua lớp học, các học viên sẽ được tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách thức làm các họa tiết hoa văn trên trang phục nam, nữ người Lào.

Những đường hoa văn sặc sỡ được may, thêu lên nền vải tràm tạo điểm nhấn cho trang phục
Những đường hoa văn độc đáo được may, thêu lên nền vải chàm tạo điểm nhấn cho trang phục

Chị Lò Thị Sị nói: Các sản phẩm chúng tôi đang truyền dạy bao gồm dệt váy, dệt áo, dệt khăn quấn đầu, dệt áo nam, quần nam thắt lưng và khăn quấn đầu nam. Còn nội dung truyền dạy về thêu thì đối với áo nữ có các hoa văn như cổ áo, tay áo; đối với áo nam có thêu túi và sườn áo. Nay huyện tổ chức lớp truyền dạy như này chúng tôi rất vui, bản thân tôi cảm thấy rất vinh dự vì được truyền dạy lại cho bà con, để mong được lưu giữ cho các cháu và thế hệ mai sau.

Lớp truyền dạy có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Lào trên địa bàn huyện Tân Uyên. Ông Trần Khúc Dương, chia sẻ: Chúng tôi rất hy vọng, thông qua lớp truyền dạy này, trang phục của đồng bào dân tộc Lào sẽ được lưu giữ và bảo tồn. Đây cũng chính là cơ sở để xã Mường Khoa nói riêng và huyện Tân Uyên nói chung tiếp tục phát triển du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng trong thời gian tới.

Các học viên cũng được hướng dẫn kỹ thuật và các bước để dệt, nhuộm thổ cẩm may hoàn thiện một bộ trang phục truyền thống từ sự hướng dẫn của các nghệ nhân.

Phần trên của chân váy phụ nữ dân tộc Lào được dệt tạo hình hoa văn với chỉ các màu đen, xanh, đỏ và trắng
Phần trên của chân váy phụ nữ dân tộc Lào được dệt tạo hình hoa văn với chỉ các màu đen, xanh, đỏ và trắng
Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Văn hóa Mông trên lưng ngựa

Văn hóa Mông trên lưng ngựa

Có một bản giao hưởng len lỏi trên những cung đường đá tai mèo, nơi chỉ có trời xanh vời vợi, những vạt nắng rớt xuống lưng chừng núi và những bước chân của đồng bào Mông luôn cao hơn mọi đỉnh núi cao nhất. Bản giao hưởng ấy không chỉ đến từ khèn, từ sáo... mà đến từ những vó ngựa gõ nhịp, từ tiếng lục lạc leng keng, từ tiếng lọc xọc trên bộ yên cương gỗ, đã bạc màu sương gió. Với người Mông, con ngựa không đơn thuần chỉ là con vật thồ hàng, mà nó còn mang trên lưng cả tâm tình, cả văn hóa, cả linh hồn của người Mông.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Thủ tướng: Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Media - BDT - 26 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Làng Sen 2025

Lễ hội Làng Sen 2025

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Làng Sen 2025. Chùa cò ở Trà Vinh. Nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chuyện về những nông dân góp sức tạo diện mạo mới cho bản nghèo Suối Tút

Chuyện về những nông dân góp sức tạo diện mạo mới cho bản nghèo Suối Tút

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Suối Tút từng là một bản nghèo heo hút, cư dân sinh sống chủ yếu là người Dao ở xã Quang Chiểu, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hoá), song những năm gần đây tranh thủ các nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực vươn lên của người dân nơi đây, bản Suối Tút đã khoác lên mình diện mạo mới.
Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS): Nhận diện âm mưu, thủ đoạn (Bài 1)

Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS): Nhận diện âm mưu, thủ đoạn (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 1 giờ trước
Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, luôn gắn kết trong sự hòa thuận, đoàn kết để xây dựng quê hương phát triển. Tuy nhiên, các thế lực thù địch không ngừng tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để kích động, gây rối nhằm phá hoại sự ổn định chính trị và trật tự xã hội. Nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của những thế lực này là cách để chúng ta nâng cao cảnh giác, bảo vệ sự bình yên của đất nước.
Lai Châu: Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả sau sáp nhập bộ máy hành chính

Lai Châu: Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả sau sáp nhập bộ máy hành chính

Trang địa phương - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương; Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã khẩn trương kiện toàn nhân sự, triển khai các quyết định ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Qua đó, sớm đưa bộ máy đi vào hoạt động bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Rừng mai cổ thụ trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông. Người giữ lửa văn hóa Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếng chuông chùa trên đỉnh đèo Lò Xo

Tiếng chuông chùa trên đỉnh đèo Lò Xo

Dân tộc - Tôn giáo - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Trong hành trình vượt qua đỉnh đèo Lò Xo huyền thoại, tiếng chuông chùa vang lên giữa vùng xa vắng khiến nhiều người bất ngờ. Chùa Khánh Linh trên đỉnh đèo như một điểm nhấn du lịch tâm linh cho du khách khi đi qua con đèo này.
Hai học sinh dân tộc Mông đạt giải sáng kiến về Dự án giáo dục giới tính

Hai học sinh dân tộc Mông đạt giải sáng kiến về Dự án giáo dục giới tính

Giáo dục - Lê Hường - 1 giờ trước
Sinh sống tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk chứng kiến tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện vẫn diễn ra ở các địa bàn vùng sâu, gây ra nhiều hệ lụy đáng buồn. Vì vậy, 2 em Hoàng Thị Thủy và Lý Văn Lầu, dân tộc Mông, học sinh lớp 8, Trường PTDT nội trú THCS Krông Bông đã tự mày mò tìm hiểu và thiết kế xây dựng một dự án giáo dục giới tính, với mong muốn góp phần đẩy lùi tảo hôn trong đồng bào DTTS.
Lan tỏa phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới ở Hoa Thám

Lan tỏa phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới ở Hoa Thám

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 1 giờ trước
Với tinh thần nhà nước và Nhân dân cùng làm, người dân ở xã Hoa Thám, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã lan tỏa phong trào hiến đất mở đường, xây dựng các công trình dân sinh, góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là một trong những địa phương có diện tích đất hiến để mở đường nhiều nhất tỉnh Lạng Sơn.
Nhiều diện tích lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều có nguy cơ mất trắng vì khô hạn

Nhiều diện tích lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều có nguy cơ mất trắng vì khô hạn

Kinh tế - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Hiện 45ha lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang vào thời kỳ nuôi đòng, trổ bông. Thế nhưng do thiếu nước tưới, toàn bộ diện tích này đang đứng trước nguy cơ mất trắng!
Cảnh báo tai nạn từ thu hoạch hồ tiêu

Cảnh báo tai nạn từ thu hoạch hồ tiêu

Xã hội - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Ở nhiều tỉnh khu vực Tây Nguyên, vào mỗi mùa vụ thu hoạch hồ tiêu đã có hàng trăm trường hợp bị té ngã trong quá trình hái tiêu phải đến bệnh viện cấp cứu, điều trị với các tai nạn như gãy chân, gãy tay, gãy cột sống, thậm chí chấn thương sọ não...