Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gam màu sáng trong bức tranh giáo dục vùng cao

Nguyễn Thanh - 14:54, 22/06/2021

Vượt qua những khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội… giáo dục vùng cao đang ngày càng chuyển mình mạnh mẽ. Bước chuyển ấy được gặt hái từ những chủ trương phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của Đảng, nhà nước, được triển khai xuyên suốt nhiều năm qua…

Công tác giáo dục vùng DTTS và miền núi ngày càng được quan tâm, đầu tư mạnh mẽ (Ảnh TTXVN)
Công tác giáo dục vùng DTTS và miền núi ngày càng được quan tâm, đầu tư mạnh mẽ (Ảnh TTXVN)

Nhìn lại những “gam” màu xám

Một trong những yếu tố “níu chân” chất lượng giáo dục vùng cao, là điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy và học còn thiếu thốn và khó khăn trăm bề. Những lớp học trống hoác; những điểm trường xiêu vẹo; tài liệu và học cụ chắp vá, phòng học chức năng thiếu và yếu; không điện thắp sáng, không mạng internet… càng làm cho sự học vùng cao thêm phần khó khăn.

Điểm trường Phia Khăm 1, thuộc trường tiểu học PTDT bán trú Bắc Lý 1 xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) có thể xem là điển hình cho sự thiếu thốn này. Thiếu nước sinh hoạt, thiếu điện thắp sáng; hàng chục học sinh và giáo viên ngồi học trong những căn phòng… chờ sập. 

Thầy cô cắm lớp ở điểm trường Phia Khăm 1, dường như tỏ ra bất lực khi nói: "Chúng tôi không có cách gì hơn ngoài việc gia cố tạm bằng tre nứa vào dịp hè. Nhiều phòng học đang chực chờ sập xuống, còn giáo viên cứ đành chờ cấp trên quan tâm".

Trên những nẻo đường tác nghiệp, chúng tôi đã từng lặng người trước những đứa trẻ đến trường khi trong tay không có cây viết, tập vở; khi manh áo, tấm quần không được lành lặn; khi bữa sáng và thậm chí bữa trưa chỉ là những thứ có thể ăn được, được người thân lấy từ rừng về. 

Bà Hồ Thị Keo, Phó Chủ tịch UBND xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từng kể với chúng tôi: nhiều cháu nhà nghèo lắm, áo quần chẳng đủ mặc đâu. Không có chỗ ở bán trú, bữa ăn trưa của nhiều học sinh là mì gói, củ sắn; còn bữa sáng thì phải nhịn.

Con đường đến trường của học sinh vùng cao, không chỉ là khó khăn của điều kiện kinh tế gia đình, không chỉ là nhận thức hạn chế của người thân, không chỉ là phong tục tập quán của vùng miền… mà còn là quãng đường rừng hàng km quanh co, trơn trượt.

Tất cả bấy nhiêu chưa thể nói hết, kể hết những khó khăn, vất vả của sự học vùng cao, nhưng cũng đủ để mỗi người mường tượng hết về chất lượng giáo dục nơi ấy đang ở  mức nào. Tỷ lệ huy động trẻ vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2011 - 2019 chỉ đạt 56,2% (cả nước đạt 88,5%); tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ chỉ đạt 11,8% (cả nước đạt 25,8%). 

Việc huy động học sinh rất khó khăn, kết quả huy động học sinh chưa vững chắc; tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi và hoàn thành cấp THCS vẫn chưa thật vững chắc… Và một điệp khúc đến hẹn lại lên mà tôi biết: “bắt trò” trở lại trường sau những kì nghỉ dài ngày.

Và sự chuyển mình

Trước những khó khăn, tồn tại ấy, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ưu tiên dành nguồn lực không nhỏ để kiện toàn chất trường lớp, đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy… nhằm phát triển giáo dục dân tộc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực này.

Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho thấy, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị Quyết 29-NQ/TW, những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư nhiều chương trình, dự án, đề án cho giáo dục, đào tạo ở vùng DTTS và miền núi. Chỉ tính trong giai đoạn 2011 - 2019, tổng nguồn lực đầu tư của ngân sách nhà nước đầu tư khoảng 462.791 tỷ đồng. 

Theo đó, tại những vùng DTTS và miền núi còn nhiều gian khó, nhiều ngôi trường mới đã được xây dựng khang trang, nhiều điểm trường lẻ đã được tu sửa bán kiên cố… đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học.

Tính đến năm 2020, tỷ lệ trường học kiên cố vùng miền núi và DTTS đã đạt hơn 91%. Đó là con số rất đáng mừng, khích lệ, động viên những người làm công tác giáo dục ở vùng khó. Bà con dân bản cũng vui hơn khi con em sẽ được học trong những phòng học kiên cố, đầy đủ trang thiết bị dạy học.

Ghi nhận tại Quảng Trị, bà Hồ Thị Sáu, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, vui vẻ cho biết: Từ rất nhiều nguồn, điểm trường mầm non Trăng – Tà Puồng được xây dựng mới khang trang 2 phòng học, 2 nhà vệ sinh, 1 nhà bếp, 1 vườn rau… đưa vào sử dụng đầu 2021. Từ đây, chấm dứt những căn phòng tạm bợ, dột nát… luôn là nỗi lo khi mưa lũ về.

Vẫn còn đó những khó khăn về trường lớp tại vùng sâu, vùng xa trên cả nước (Trong ảnh: Một lớp học còn nhiều thiếu thốn tại huyện miền núi huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị)
Vẫn còn đó những khó khăn về trường lớp tại các địa phương vùng sâu, vùng xa (Trong ảnh: Một lớp học còn nhiều thiếu thốn tại huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị)

Cơ sở vật chất được đầu tư, trang thiết bị dạy học đảm bảo, là động lực để trẻ đến lớp nhiều hơn. Những chính sách hỗ trợ cho giáo dục vùng cao cũng đã từng bước thay đổi nhận thức của đồng bào về việc học. Tỷ lệ huy động học sinh DTTS đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đến nay đã xấp xỉ 99%; tỷ lệ học sinh DTTS được công nhận hoàn thành chương trình cấp tiểu học năm 2019 là 96,66%. Năm 2018, có 63/63 tỉnh thành đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1…

Cùng với đó, giáo dục vùng cao những năm qua không chỉ quan tâm hoạt động ngoại khóa, kĩ năng sống mà còn chú ý đến giảng dạy tiếng DTTS. Từ năm 2011 đến 2020, đã có 6 tiếng DTTS được giảng dạy chính thức trong trường phổ thông gồm Mông, Ê đê, Jrai, Bahnar, Chăm, Khmer; thực hiện tại 22 tỉnh, thành phố với 756 trường, 5.267 lớp và 174.562 học sinh được học. Riêng tại một số huyện ở Nghệ An đã tổ chức dạy tiếng Thái ngoài giờ lên lớp…

Việc đưa tiếng DTTS vào giảng dạy song song với tiếng Việt, đã giúp học sinh đến trường không cảm thấy lạ lẫm, còn giáo viên cũng hiểu hơn về phong tục đồng bào; từ đó tạo được môi trường sự phạm thân thiện, sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh, giúp các em học sinh học tập hiệu quả hơn…

Với những sự đầu tư mạnh mẽ trên, ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Trong thời gian qua, giáo dục dân tộc luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và toàn diện của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy của hệ thống giáo dục vùng DTTS, miền núi cũng được đầu tư ngày một khang trang… Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giáo dục vùng DTTS và miền núi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.