Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Khắc khoải... mùa bình thường

PV - 15:22, 30/08/2021

Khái niệm “bình thường mới” đã được đề cập từ lâu, đã dần quen thuộc trong phút nhạc chờ điện thoại, qua những cuộc trò chuyện không đầu không cuối và cả trong tính toán của cơ quan chức năng. Nhưng với đại dịch thế kỷ này, e là còn lâu lâu nữa, cái sự “bình thường mới” mới đi vào cuộc sống bình thường.

Trong thời gian giãn cách, nhiều loại hàng hóa đành phải trao đổi qua lại tại chốt kiểm dịch
Trong thời gian giãn cách, nhiều loại hàng hóa đành phải trao đổi qua lại tại chốt kiểm dịch

Chợ búa, ăn uống, lòng vòng quanh nhà rồi ngủ là thời khóa biểu quen thuộc của người dân ở nhiều vùng giãn cách xã hội . Trông thì đơn giản vậy, nhưng ai cũng nóng ruột, rối rắm trong bao nỗi lo.

Nỗi niềm ngày giãn cách

Bà Tám túc tắc bước ra từ chợ Điện Dương (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn) với một mớ cá lát tươi, xởi lởi: “Giá cả cũng như ngày thường thôi. Có điều cá mắm la liệt do dân buôn không đưa hàng đi Đà Nẵng được nên tấp hết vô chợ đây, mình tha hồ lựa. Chỗ mình cách ly xã hội vậy là cũng còn may, chứ ngoài Đà Nẵng cả tuần rồi dân phải ở luôn trong nhà, đi chợ cũng không được”.

Vừa rồi, Điện Bàn có hơn chục tiểu thương từ chợ đầu mối Hòa Cường (Đà Nẵng) về nhiễm Covid-19, thế là tiểu thương ở các chợ trên địa bàn thị xã phải xét nghiệm đồng loạt, lên đến cả nghìn người, may là bước đầu đều có kết quả âm tính.

Mừng một chút, nhưng nghe giãn cách ai cũng ngán ngẩm. Quảng Nam với Đà Nẵng tuy đã chia tách tròn trèm 25 năm, nhưng thực ra hầu hết hoạt động giao thương vẫn gắn chặt với nhau, nhất là đối với khu vực Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc.

Hai người thợ kịp rời Đà Nẵng về quê tránh dịch trước buổi trưa ngày 22/7
Hai người thợ kịp rời Đà Nẵng về quê tránh dịch trước buổi trưa ngày 22/7

Trước hôm tiến hành giãn cách xã hội toàn TP. Hội An (31/7), ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP. Hội An bộc bạch: “Đà Nẵng mà bị là cách chi Hội An cũng bị, vì mối gắn kết quá chặt chẽ ở nhiều hoạt động. Từ đầu năm ngoái đến nay đã cho thấy là khi Đà Nẵng bùng phát đợt dịch nào, thì Hội An liền sau đó cũng ảnh hưởng theo”.

Trong thời gian đợi phủ vắc xin, muốn giảm thiểu dịch, chẳng còn cách nào khác ngoài việc kiểm soát chặt, thậm chí “ai ở đâu ở yên đấy” như Đà Nẵng. Chẳng đâu trên địa bàn Quảng Nam “dính” lệnh giãn cách nhiều như khu vực phía Bắc tỉnh.

Từ đầu năm 2020, Hội An đã có 3 đợt phải tiến hành giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Mới nhất, Hội An vừa chấm dứt hôm 15/8 thì đến Điện Bàn “áp lệnh” chưa biết khi nào sẽ dỡ. Phía Đại Lộc, mỗi ngày qua, lại lần lượt có thêm xã mới phải thực hiện giãn cách để phòng chống Covid-19.

Ông Võ Cho và ông Hà Hoang (quê Điện Thắng Nam, Điện Bàn) đến giờ ngẫm lại vẫn hú hồn, vì kịp đáp về quê ngay “giờ G” trưa 22/7 (thời điểm Quảng Nam tạm dừng cho người dân từ Đà Nẵng về quê tự do).

“Trước giờ ở trọ lại Đà Nẵng và đi làm thợ tự do, nhưng mà sáng hôm đó anh em tui nghe chừng đợt ni không ổn, nên bàn nhau chạy về trớt. Về nhà thất nghiệp tạm thời nhưng cũng còn vườn tược để kiếm cái ăn qua ngày, chứ ở lại dễ phải chờ cứu trợ, tiếp tế hàng ngày lắm”, bác thợ già chia sẻ.

Nhiều ông bố, bà mẹ quê chẳng ngờ được một ngày hơi thở của dịch bệnh phả sát gáy như vậy. Bởi họ cứ đinh ninh là cũng như mấy lần trước bùng một chút rồi lại thôi. Chỉ cách nhau vài chục cây số, mọi lần bất kể ngày đêm thích thì đi, ưng thì về như đi chợ, mà giờ phải chạy đôn chạy đáo tìm xe gửi hàng “tiếp tế” cho con ở Đà Nẵng cầm cự qua dịch.

Ông Lê Ngọc Dũng (xã Cẩm Hà, TP. Hội An) vừa qua đã viết thư cảm ơn Công an TP. Hội An vì linh động các biện pháp kiểm soát ở chốt ngã tư Thương Tín vừa bảo đảm nguyên tắc chống dịch vừa giúp ông kịp đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng chạy thận nhân tạo.

Chuyện khác, hôm rồi, có đến hai tiểu thương ở Điện Bàn và Thăng Bình bị khởi tố vì làm lây lan dịch bệnh, do không khai báo y tế dù về từ Đà Nẵng. Họ sai là hiển nhiên, chẳng thể bao biện cho hành động đó.

Có điều qua vụ việc cũng thấy rằng, thị trường tiêu thụ phố thị chính là sinh kế tựa lưng bao năm nay của nông dân xứ Quảng. Thâm tâm họ ắt hẳn cũng nơm nớp, thấp thỏm lúc phải tìm cách đi “chui”. Dịch giã hoành hành đang tính bằng năm, bằng tháng, còn “cơm, áo, gạo, tiền” của người lao động thì đong đếm từng ngày.

Nhiều lao động phổ thông ở Quảng Nam có sinh kế gắn liền với TP. Đà Nẵng (Ảnh chụp trước ngày 27/42021)
Nhiều lao động phổ thông ở Quảng Nam có sinh kế gắn liền với TP. Đà Nẵng (Ảnh chụp trước ngày 27/42021)

Loay hoay với “bình thường mới”

Sau đợt dịch tháng 8/2020 ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đã triển khai tích cực hơn việc hội chẩn từ xa với một số bệnh viện ở Quảng Nam, nhất là Bệnh viện Đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam. Đây là một trong những giải pháp thiết thực để giảm tải việc chuyển viện không cần thiết, nhất là trong thời điểm dịch bệnh.

Mặc dù vậy, rất nhiều trường hợp liên quan đến bệnh về ung bướu, chạy thận ngoại trú… ở Quảng Nam vẫn phải nương nhờ đến y tế ở Đà Nẵng. Hóa trị, xạ trị hay chạy thận nhân tạo đều đặn tuần hai lần đã khổ, chạy chữa trong “mùa Covid” ở bệnh viện khác địa phương mình sống lại càng khổ.

“Chống dịch như chống giặc”. Một cụ già nơi miệt biển ca thán: “Hồi chiến tranh, giặc quần thảo ở đâu thì dân tản cư đi chỗ khác rồi kiếm đường làm ăn, sinh sống. Còn bây giờ muốn chống “giặc - dịch” thì phải ở nhà, nghe chừng cũng gian nan quá. Mình già rồi có chi ăn nấy, mà ăn cũng không bao nhiêu, chỉ tội lớp trẻ làm việc, học hành đứt đoạn hết”.

Cả xưởng mộc lặng như tờ, chỉ còn ông Lê Nguyễn Thanh Quan (Điện Phương, Điện Bàn) lúi húi dọn dẹp đồ đạc. Giãn cách xã hội, lao động ở công ty ông đã “ai về nhà nấy” từ cả tuần nay.

“Cả năm nay, sản phẩm của chúng tôi chẳng tiêu thụ được mấy, nhưng vẫn cố gắng làm cầm chừng. Bao giờ hết giãn cách sẽ tiếp tục gọi mọi người trở lại làm việc. Nhưng mà sắp tới còn phải xem thị hiếu khách hàng ra sao đã, chắc là phải lâu lâu nữa tình hình kinh doanh mới sáng sủa trở lại như trước đây được” , ông Quan trải lòng. Nỗi niềm của ông Quan âu cũng là thực trạng chung của phần lớn cộng đồng doanh nghiệp từ lớn đến vừa và nhỏ.

Khổ nỗi, đâu phải cứ thôi đóng tiệm, hết rào đường là “mạch máu” sinh kế tìm được lối khác. Như Kiều Giang (quê Điện Bàn) mở tiệm kinh doanh ăn uống ở Đà Nẵng hôm tháng 4, lúc tình hình dịch lắng xuống. Khai trương mới đôi ba ngày, “Covid” bùng lên trở lại, tiền thuê mặt bằng thì chồng trọn gói, thêm đầu tư trang thiết bị lên đến hơn cả trăm triệu mà khách chẳng thấy đâu do ngại dịch bệnh.

Giang và chồng gói ghém đồ đạc về Điện Bàn tính bán tạm ít lâu để vớt vát vốn liếng, ngờ đâu tiếp tục phải đóng cửa do giãn cách. Thế là càng gỡ, càng lỗ. Một vòng lẩn quẩn. Mà đận này, vợ chồng Giang muốn tìm mối san mặt bằng nhằm “cắt lỗ” khó ngang… hái sao trên trời.

Phương tiện vận tải muốn lưu thông sang địa phương khác phải thay đổi tài xế ở điểm giáp ranh
Phương tiện vận tải muốn lưu thông sang địa phương khác phải thay đổi tài xế ở điểm giáp ranh

Chẳng cứ phải tới khi giãn cách, đã mấy tháng qua, hàng trăm lao động ở nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu lẫn dịch vụ khác đã hứng chịu hệ lụy của dịch với thực trạng làm việc luân phiên. Đơn hàng ít lại, khách khứa giảm đi thế là “cắc bụp” ngày nghỉ, ngày làm. Như vậy, tất nhiên lương bổng phải giảm xuống.

Một người than vãn với chúng tôi rằng, chẳng biết với đồng lương còm cõi mùa dịch sẽ “thích ứng với cuộc sống bình thường mới” ra sao, khi tối đi làm về gọi bình gas nấu nướng thì giá nhích lên thêm một chút do chi phí xét nghiệm vi rút, chi phí thay tài xế khi qua chốt; hai đứa con thì sắp sửa bắt đầu năm học mới với đủ thứ cần sắm, nghe đâu là nếu phải học trực tuyến thì cần thêm “smartphone” hoặc máy tính xách tay và kết nối internet nữa.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ bức tranh kinh tế chung, theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, vẫn còn lắm nốt trầm. Trong tháng 7/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đã giảm 9% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm 10,8%. Trong khi đó, tổng nợ xấu thì tăng lên 663 tỷ đồng do doanh nghiệp không có khả năng trả những khoản nợ vay dù đã đến hạn.

Cứ tối đến, người người lại trầm tư khi hay tin số ca bệnh vẫn đếm hàng nghìn. Khái niệm “bình thường mới” đã được đề cập từ lâu, đã dần quen thuộc trong phút nhạc chờ điện thoại, qua những cuộc trò chuyện không đầu không cuối và cả trong tính toán của cơ quan chức năng. Nhưng với đại dịch thế kỷ này, e là còn lâu lâu nữa, cái sự “bình thường mới” mới đi vào cuộc sống bình thường./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 19:08, 03/05/2024
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 14:18, 03/05/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 13:25, 03/05/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 10:31, 03/05/2024
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 10:22, 03/05/2024
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 10:02, 03/05/2024
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 09:40, 03/05/2024
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:36, 03/05/2024
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.