Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Hồn” văn hóa, ai bán ai mua

PV - 16:55, 09/09/2020

Với người đồng bào dân tộc thiểu số, có những hiện vật được xem là “linh hồn” của bản làng, tộc người. Nhưng trong thời mà những cái hiện đại đang từng bước lấn sâu vào tiềm thức con người thì “linh hồn” đó đang dần bị đánh mất.

Du khách tham quan mô phỏng không gian sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số
Du khách tham quan mô phỏng không gian sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số

Sự trân quý bị vơi dần

Bằng lời khó có thể lý giải được tầm quan trọng của những vật dụng như, chiêng, ché, thanh la, mã não, dáo, mác… như thế nào trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Có chăng, chính họ mới là người tường tận, bởi nó không chỉ gắn bó trong luật tục lẫn lễ nghi tồn tại từ ngàn đời, mà còn hiện diện ngay trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngồi với già làng Trần Xuân Huy (dân tộc Cơ Tu, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông) bên bếp lửa hồng. Lại rượu, chỉ dung nạp thứ hương vị làm con người chếnh choáng ấy thì già mới say sưa nói về nguồn cội của người đồng bào. Lần này, già nói về hiện vật, cổ vật lẫn di vật của những con người bên sườn núi.

Già Huy lục lọi trên bàn thờ tổ tiên khoe cặp nanh heo rừng dài gần gang tay, chuỗi mã não và cả những hiện vật đủ màu sắc mà tiếng Việt khó thể hiện bằng ngôn từ. “Hiếm lắm đó, những thứ này chừ ít người còn lưu giữ”, già nói.

Thuở hồng hoang, khi những con người phía núi gắn bó với cây rừng, họ đã mang theo những vật dụng ấy bên mình. Nếu chiêng, thanh la khiến cuộc sống trở nên thi vị thì mã não, ché thể hiện cho sự uy quyền và giàu có. Tất cả những thứ đó tạo nên nét văn hóa riêng có của người đồng bào và thân thuộc đến nỗi “nằm chung” dưới mái nhà gươl. Truyền thống tất nhiên phải lưu giữ và trao truyền. Tục cưới, hỏi của người đồng bào vì thế không thể thiếu những lễ vật đó, thậm chí mã não từng là của hồi môn của con gái trước khi về nhà chồng.

Nhưng nay, cái thở dài của già Huy minh chứng cho sự mai một. Già không đổ lỗi cho con người mà bảo đó là số phận. Vì sao? Trong những thanh âm của cuộc sống bây giờ, đó dường như đã trở thành thứ yếu. Yếu ngay trong nhận thức của thế hệ trẻ. “Hồi trước, chiêng ché của tôi đếm phải hơn 10 ngón tay, những thứ đó đều được tổ tiên để lại. Bây giờ, người trẻ họ không quý, không giữ nữa thì biết làm sao. Tôi cũng đã già rồi…”, già Huy chia sẻ.

Cổ vật hiểu một cách nôm na là những thứ xưa cũ nhưng giá trị không chỉ nằm ở vật chất. Với người đồng bào dân tộc thiểu số, cổ vật không phải thứ bất động và để nhìn ngắm, nó tạo ra một nhịp sống duy trì qua nhiều thế hệ. Những âm thanh trong trẻo, vang vọng từ một chiếc chiêng có tuổi đời hơn cả trăm năm sẽ khiến cho một lễ hội có giá trị hơn; các họa tiết tinh xảo, xưa cũ trên ché rượu cần khiến người thưởng thức không chỉ đắm chìm trong men say mà còn tường tận về nét sinh hoạt cộng đồng của những người lưng tựa vào núi.

Già làng Quỳnh Hoàng (xã A Ngo, huyện A Lưới) trong câu chuyện về văn hóa vùng cao bảo rằng, mất hiện vật coi như văn hóa một phần mai một, bởi hiện vật thể hiện lịch sử và tạo ra âm thanh văn hóa. “Người trẻ vùng cao bây giờ ít đam mê văn hóa thì sự trân quý cho những thứ tạo ra văn hóa cũng cạn đi. Thực tế thì điều đó đang cạn dần theo thời gian”, già Quỳnh Hoàng chia sẻ.

Nỗ lực bảo tồn

Ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, người ta nhắc nhiều đến việc thành lập các địa điểm trưng bày cổ vật của người đồng bào. Điều đó không sai khi mục đích quy tụ, lưu giữ những hiện vật trong từng giai đoạn đời sống của con dân làng bản, nhưng điều đó cũng minh chứng rằng, đã có sự mai một.

Câu chuyện “chảy máu” cổ vật của người đồng bào không mới, so với vùng đất Tây Nguyên, những cuộc mua bán cổ vật ở các địa phương vùng cao không rầm rộ bằng, và bây giờ không còn “nóng” như trước. Có mua bán nghĩa là người lưu giữ gặp khó khăn về kinh tế, bởi cổ vật hiện thân như linh hồn của cả tộc người. Một cán bộ văn hóa vùng cao tại huyện miền núi Nam Đông tiết lộ rằng, khi con nai trong rừng, con cá dưới suối cạn dần theo thời gian thì cũng là lúc những thứ quý giá nhất trong gia đình được người dân mang ra thị trường, có thứ dân bán với giá bằng vài con trâu. Bây giờ, làng bản vẫn còn chiêng, ché, thanh la, nhưng chỉ đủ phục vụ trong các dịp lễ hội lớn.

Ngay tại ngã ba xã Thượng Long, Thượng Quảng (huyện Nam Đông), một cửa hàng đề bảng thu mua chiêng ché của người dân đủ hiểu nhu cầu mua về các hiện vật của người đồng bào vẫn còn, chỉ có điều chủ nhân cửa hàng này bảo, con đường bán buôn của họ bây giờ phải rảo bước khắp các vùng Tây Giang, Đông Giang (Quảng Nam).

Nhắc điều này, Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Đông Hồ Văn Nhũ nói thẳng: “Khoảng những năm 90 của thế kỷ trước, vì giá trị nên nhiều người dân đã bán cho những đầu nậu hay những người đam mê đồ cổ. Chiêng ché, thanh la ở Nam Đông bây giờ cạn dần, bởi vậy những cuộc giao thương từ đó ít đi. Chúng tôi đã và đang sưu tầm những hiện vật, cổ vật của đồng bào để trưng bày và lưu giữ”.

Theo bà Nguyễn Thị Sửu, Bí thư Huyện ủy A Lưới, với những người bán đi hiện vật đặc trưng của đồng bào mình thì lý do không hẳn nằm ở kinh tế. Ở đây có sự thoát ly khá vội vàng của một số tộc người, đặc biệt là người Cơ Tu. Họ muốn loại bỏ các hủ tục lạc hậu, tốn kém và các vật dụng như chiêng, ché, chum có sự ràng buộc trong đó.

Bản sắc dân tộc tạo nên nét đặc trưng dọc dãy Trường Sơn hùng vỹ. Khi những thanh âm của núi nghe chừng không còn rõ thì người ta đang tìm cách níu kéo, có những thứ đã được lưu giữ như zèng của người Tà Ôi, song bảo tồn nguyên vẹn tất cả các giá trị xem chừng là “cuộc chiến” dài hơi. Huyện A Lưới có Đề án Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, ở Nam Đông cũng vậy, với mục đích người còn thì giá trị văn hóa cũng còn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 3 giờ trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 6 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 11 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 11 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 12 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 12 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 13 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.