Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Báo Dân tộc và Phát triển làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa

Quỳnh Trâm - 07:01, 08/03/2024

Ngày 7/3, tại Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Báo Dân tộc và Phát triển đã làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa về việc phát hành ấn phẩm “Báo Dân tộc và Phát triển Cuối tháng” cho Người có uy tín. Tham dự buổi làm việc, về phía Báo Dân tộc và Phát triển có Tổng Biên tập Lê Công Bình; Phó Tổng Biên tập Bùi Thị Hạ và đại diện các phòng, ban liên quan. Phía Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa có ông Mai Xuân Bình - Trưởng ban Dân tộc tỉnh và đại diện các phòng ban có liên quan.

Quang cảnh buổi làm việc giữa Báo Dân tộc và Phát triển với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa
Quang cảnh buổi làm việc giữa Báo Dân tộc và Phát triển với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa hiện có 1.282 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Theo Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg: Người có uy tín được cấp (không thu tiền) “một ấn phẩm báo của Cơ quan ngôn luận thuộc cơ quan quản lý nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc (1 tờ/người/kỳ/tháng).

Trước nhu cầu Người có uy tín cần sớm được thụ hưởng chính sách về cung cấp thông tin theo quy định, Báo Dân tộc và Phát triển đã chủ động phối hợp với các địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa, thống nhất về phương thức, trình tự theo quy định để tiến hành cấp báo cho Người có uy tín. Báo Dân tộc và Phát triển Cuối tháng (phát hành 1kỳ/tháng) - ấn phẩm dự kiến sẽ cấp cho Người có uy tín có với nội dung và hình thức được đầu tư nâng cao, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của bạn đọc. Nội dung thông tin đa dạng, phong phú, được chuyển tải trong 60 trang của mỗi số báo, in 4 màu trên loại giấy chất lượng cao.

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình trao đổi về những vấn đề xung quanh việc cấp phát ấn phẩm báo chí cho Người có uy tín
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình trao đổi về những vấn đề xung quanh việc cấp phát ấn phẩm báo chí cho Người có uy tín

Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng ban Dân tộc Thanh Hóa Mai Xuân Bình cho biết: Để công tác cung cấp thông tin cho Người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, ngay từ đầu năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định 28 nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách cho Người có uy tín, trong đó có chính sách cung cấp thông tin. 

Căn cứ Quyết định 28 và các văn bản hướng dẫn của UBDT, Ban Dân tộc Thanh Hóa nhận thấy Báo Dân tộc và Phát triển là tờ báo cấp Trung ương duy nhất đáp ứng các yêu cầu để cấp cho Người có uy tín. Tuy nhiên, về phương thức thực hiện cần phải được bàn bạc, thống nhất, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật.

Lãnh đạo Báo Dân tộc và Phát triển và các phòng ban liên quan tại buổi làm việc
Lãnh đạo Báo Dân tộc và Phát triển và các phòng ban liên quan tại buổi làm việc

Các đại biểu tham dự cuộc làm việc cũng đã nêu lên nhiều ý kiến, thảo luận xung quanh sự cần thiết phải sớm thực hiện việc cấp báo cho Người có uy tín; rà soát các quy định của pháp luật để đề xuất phương thức thực hiện phù hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất.


Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa và đại diện các phòng ban có liên quan tại buổi làm việc
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa và đại diện các phòng ban có liên quan tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Tổng biên tập Báo Dân tộc và Phát triển Lê Công Bình cho biết, từ năm 2011, thực hiện Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển là tờ báo Trung ương duy nhất thực hiện nhiệm vụ xuất bản, phát hành báo cho Người có uy tín thông qua việc đặt báo của Ban Dân tộc các địa phương.

Với những nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn, Báo Dân tộc và Phát triển đã được đội ngũ Người có uy tín đón nhận, đánh giá cao, xem đây là một kênh thông tin quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ Người có uy tín trong quá trình tuyên truyền, vận động Nhân dân.

Đoàn công tác Báo Dân tộc và Phát triển chụp ảnh lưu niệm với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa
Đoàn công tác Báo Dân tộc và Phát triển chụp ảnh lưu niệm với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa

Với quyết tâm đổi mới toàn diện và triệt để nhằm đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc trong giai đoạn mới, các ấn phẩm của Báo Dân tộc và Phát triển nói chung, Báo Dân tộc và Phát triển Cuối tháng nói riêng sẽ tiếp tục là người bạn đồng hành đáng tin cậy của bạn đọc trên mọi miền đất nước.

Thanh Hóa hiện có 1.282 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS
Thanh Hóa hiện có 1.282 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Đặc biệt, sau buổi làm việc của Báo Dân tộc và Phát triển với Ban Dân tộc các địa phương, việc thống nhất phương thức thực hiện, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về việc cấp phát báo cho Người có uy tín sẽ sớm được triển khai. Bạn đọc và Người có uy tín trong đồng bào DTTS sẽ sớm được đón nhận ấn phẩm “Báo Dân tộc và Phát triển Cuối tháng”, dự kiến phát hành vào cuối tháng 3 này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 1 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.