Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điện Biên: Về cực Tây vui Tết mùa mưa cùng cộng đồng dân tộc Hà Nhì

PV - 16:20, 27/07/2021

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc người Hà Nhì sinh sống tập trung chủ yếu tại hơn 20 bản thuộc 4 xã vùng biên của huyện Mường Nhé với dân số khoảng hơn 5.500 người, thuộc hai nhóm là Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ. Nhắc tới hệ thống lễ, tết của người Hà Nhì thì Tết Mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một lễ tết quan trọng, được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển và bản làng đoàn kết.

Người đóng vai trò chủ lễ phải là chủ nhà (bố, mẹ), hoặc có vai trò nhân nhân tố quan trọng trong cộng đồng (già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ). Ảnh: TTXVN
Người đóng vai trò chủ lễ phải là chủ nhà (bố, mẹ), hoặc có vai trò nhân nhân tố quan trọng trong cộng đồng (già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ). Ảnh: TTXVN

Tết mùa mưa được người Hà Nhì họp bàn, thống nhất tổ chức khi bắt đầu mùa mưa, cây lúa vừa qua kỳ bén rễ, đang lúc sinh trưởng, phát triển. Ngày được chọn tổ chức thường là ngày Hợi hoặc ngày Thìn. Năm nay, người Hà Nhì ăn Tết mùa mưa (Dế Khừ Chà) trong hai ngày 26 và ngày 27/7.

Sau hành trình vượt gần 300 km, chúng tôi đặt chân đến xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé), địa bàn có hơn 320 hộ dân, gần 1.400 nhân khẩu, thuộc 7 cộng đồng dân tộc sinh sống, trong đó người Hà Nhì chiếm khoảng 96% dân số toàn xã. Miền đất “chóp cùng” cực Tây Tổ quốc này có đỉnh núi Khoan La San nằm trên dãy Pu Đen Đinh (khu rừng lạnh), ở độ cao gần 1.900 mét so với mực nước biển, có mốc số 0, “ba cạnh” là điểm phân định ranh giới giữa ba nước Việt Nam – Lào - Trung Quốc.

Ngay từ chiều 25/7, hoạt động tại bản làng Tả Cố Khừ (một trong 7 bản của xã Sín Thầu) đã nhộn nhịp, tất bật bởi các chị, em gái, các bà, các mẹ đi lấy lá chuối, ngâm gạo nếp, chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng cho các lễ thức cúng của Tết Mùa mưa. Tả Cố Khừ là một trong những bản thành lập sớm nên người Hà Nhì sinh sống ở bản khá đông so với 6 bản còn lại của xã, hiện bản có hơn 100 hộ, hơn 540 nhân khẩu.

Người phụ nữ Hà Nhì trong trang phục truyền thống ở bản Tả Cố Khừ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) chuẩn bị cho lễ cúng trước thềm nhà. Ảnh: TTXVN
Người phụ nữ Hà Nhì trong trang phục truyền thống ở bản Tả Cố Khừ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) chuẩn bị cho lễ cúng trước thềm nhà. Ảnh: TTXVN

Rạng sáng 26/7, khi bản làng chưa tỏ mặt người, dân bản Tả Cố Khừ và các bản lân cận đã thức giấc chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, sân ngõ sạch sẽ. Thành viên trong các gia đình đã tất bật với việc đồ xôi. Tiếng giã bánh dày (gạ bạ) tại các gia đình cũng nhanh chóng vang vọng khắp bản làng, vùng biên.

Các bà, các mẹ người dân tộc Hà Nhì cho biết, gạo nếp được lựa chọn để giã bánh dày là loại gạo nếp do chính tay của những người trong gia đình cấy trồng, được lựa chọn kỹ càng của mùa vụ trước, được cất giữ, bảo quản cẩn thận nên hạt mẩy, khi đồ lên rất thơm, dẻo. Công đoạn giã bán dày có sự tham gia của nhiều người trong gia đình, họ hàng để thể hiện tình đoàn kết, sự sẻ chia. Bên những cối giã bánh dày đặt cạnh hiên nhà, đầu ngõ, người thì luôn tay đảo đều bột bánh trong cối đá, nhiều người nhịp chân đều đặn để nâng chày. Để tạo ra được một mẻ bánh dày ngon, có độ kết dính ưng ý, bánh mịn, dẻo thì công việc giã bánh diễn ra cả tiếng đồng hồ.

Không gian tổ chức lễ thức gọi hồn trong Tết mùa mưa được thực hiện ở nhiều địa điểm để cầu cho con cháu được khỏe mạnh, bản làng gặp mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ảnh: TTXVN
Không gian tổ chức lễ thức gọi hồn trong Tết mùa mưa được thực hiện ở nhiều địa điểm để cầu cho con cháu được khỏe mạnh, bản làng gặp mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ảnh: TTXVN

Khi hoàn tất việc giã bánh, các gia đình sẽ nặn thành ba chiếc bánh để dâng cúng tổ tiên. Do nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp, chăn nuôi nên trong tâm thức của người Hà Nhì, bánh dày là thành quả của quá trình lao động chăm chỉ và vất vả. Lễ vật này khi dâng cúng sẽ thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân, hiếu thuận của các thành viên trong gia đình, thế hệ con cháu đối với các đấng sinh thành, bậc tiên tổ. Thực hiện lễ thức khấn vái, cúng tổ tiên thì đàn ông hoặc phụ nữ trong gia đình đều có thể đảm nhận. Nhưng người đóng vai trò chủ lễ phải là chủ nhà (bố, mẹ), hoặc có vai trò quan trọng trong cộng đồng (già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ). Khi chủ lễ cúng xong, bánh dày sẽ được hạ lễ, chia cho các thành viên trong gia đình cùng thụ lễ.

Không khí thiêng liêng, thành kính, trang nghiêm sau đó được tiếp diễn khi các gia đình thực hiện nghi thức gọi hồn. Lễ vật chuẩn bị cho lễ thức này gồm hai con gà, một quả trứng, một bát nước trắng, chai rượu và không thể thiếu một số vật dụng, trang sức gắn liền với đời sống, sinh hoạt hằng ngày của người Hà Nhì như: vòng tay, khăn, áo, quần... Không gian tổ chức lễ thức gọi hồn được thực hiện ngoài cửa và trong nhà, nơi thờ tổ tiên để cầu cho con cháu được khỏe mạnh, bản làng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau lễ cúng gọi hồn, chủ lễ sẽ mang tất cả các lễ vật vào nhà, các thành viên trong gia đình cùng uống bát nước trắng và nhận lại trang sức, vật dụng.

Sau nghi thức gọi hồn, tiếp đó các gia đình sẽ cúng tổ tiên hai bên nội, ngoại. Chủ nhà sẽ cắt tiết vật hiến tế (hai con gà), mọi thành viên trong gia đình cũng nhanh tay chuẩn bị các thứ, sắp bày một mâm cúng với các lễ vật, gồm hai bát cháo, hai bát thịt nạc gà xé, gan gà luộc, hai chén rượu... Khi gia chủ hoàn tất việc cúng xin, lễ vật được hạ, mọi người trong gia đình cùng quây quần bên nhau ăn cỗ.

Các thiếu nữ dân tộc Hà Nhì chuẩn bị trang phục đi chơi tết. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Các thiếu nữ dân tộc Hà Nhì chuẩn bị trang phục đi chơi tết. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Theo chính quyền các xã Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), Tết Mùa mưa là một lễ tết quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân tộc Hà Nhì. Thông thường, sự kiện này được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày Hợi, Tí, Sửu đến hết ngày Dần. Đây là khoảng thời gian mọi người trong bản làng nghỉ ngơi, vui chơi để lấy lại sức sau một năm lao động vất vả. Trong Tết mùa mưa, các nghi thức, lễ thức chủ yếu diễn ra trong ngày đầu tiên, các ngày tiếp theo diễn ra phần hội. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, trước tình hình dịch COVID-19, để phòng, chống dịch bà con tổ chức ăn Tết mùa mưa trong thời gian ngắn hơn, các lễ thức cũng diễn ra với quy mô nhỏ hơn, nhiều hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ trong phần hội cũng được cắt bỏ. Việc đi thăm, chúc phúc nhau, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm trong làm ăn kinh tế cũng được người dân tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

Về Mường Nhé- cực Tây Tổ quốc, được dự Tết Mùa mưa (Dế Khừ Chà) của cộng đồng dân tộc Hà Nhì, du khách sẽ dễ dàng cảm nhận được văn hóa trọng tình, mến khách, tình đoàn kết bản làng; tâm hồn, tính cách, văn hóa ứng xử của người dân nơi đây.

Trải qua tiến trình lịch sử, quá trình tìm đất khai hoang, định cư, tạo lập bản làng, cộng đồng dân tộc Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) đã khẳng định được vai trò chủ thể trước hoàn cảnh, môi trường khắc nghiệt của tự nhiên. Đồng thời tạo dựng được những dấu ấn trong quá trình sáng tạo và phát triển văn hóa dân tộc; xây dựng, bảo lưu được các thiết chế bản làng, những tri thức dân gian, tập tục văn hóa độc đáo, mang tính nhận diện văn hóa dân tộc. Tết Mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một sản phẩm tinh thần độc đáo của người Hà Nhì, góp vào kho tàng Di sản văn hóa dân tộc Việt Nam một tài sản quý.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 3 giờ trước
Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 4 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 5 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 5 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 6 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 6 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 7 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 7 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 7 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 7 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.