Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Để Bảo vật quốc gia phát huy giá trị xứng tầm

Trà My - 09:52, 25/03/2023

Mỗi Bảo vật quốc gia kết tinh trong đó là câu chuyện về về lịch sử, văn hóa, khoa học của đất nước có từ hằng trăm năm, thậm chí hằng ngàn năm. Hiện nay, trên địa bàn cả nước có 265 bảo vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học ở lĩnh vực, nhiều Bảo vật quốc gia chưa được bảo tồn, phát huy giá trị thực có một cách xứng tầm...

Ngày 30/01/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định công nhận 27 Bảo vật quốc gia. Trong đó có 20 Bảo vật thuộc sở hữu Nhà nước và 7 bảo vật thuộc sở hữu tư nhân. Trong tổng số bảo vật thuộc sở hữu Nhà nước thì có tới 4 bảo vật đang được lưu giữ tại khi di tích Hoàng Thành Thăng Long
Ngày 30/1/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định công nhận 27 Bảo vật quốc gia. Trong đó, có 20 Bảo vật thuộc sở hữu Nhà nước và 7 bảo vật thuộc sở hữu tư nhân. Trong số bảo vật thuộc sở hữu Nhà nước, có tới 4 bảo vật đang được lưu giữ tại khi di tích Hoàng Thành Thăng Long

Từ năm 2012 đến hết năm 2022, Việt Nam đã tổ chức 11 đợt công nhận với 265 Bảo vật quốc gia. Do các Bảo vật quốc gia thuộc quyền quản lý của nhiều địa phương, tổ chức khác nhau nên mỗi nơi sẽ có cách thức quảng bá, khai thác, cũng như tôn vinh các giá trị của các hiện vật, nhóm hiện vật khác nhau. 

Điều này vô hình chung đã làm mất đi tính hệ thống các Bảo vật quốc gia, khiến giá trị của Bảo vật quốc gia bị giảm đi khá nhiều. Theo các chuyên gia, cần phải có một chiến lược tổng thể đối với việc quảng bá các Bảo vật quốc gia. Và chiến lược tổng thể này phải ở góc độ bao trùm cả nước, chứ không phải chỉ đơn lẻ ở mỗi địa phương.

Trừ một vài bảo tàng lớn ở khu vực Trung ương, hiện tại ở các địa phương: Một là bảo vật được giữ nguyên hiện trạng như trước khi được công nhận. Cách ứng xử này, tuy giữ nguyên đời sống vốn có của bảo vật, nhưng lại khiến bảo vật đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là việc tác động của thiên nhiên. Hai là cất bảo vật vào kho, tuy an toàn cho bảo vật, nhưng lại tước đi giá trị của bảo vật không còn được phát huy trọn vẹn. Câu hỏi làm thế nào để Bảo vật quốc gia có sức sống mới, xứng tầm vóc rất cần được trả lời. 

 Chiếc thống gốm hoa nâu An Sinh thời Lý - Trần được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021 và hiện nay được lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh
Chiếc thống gốm hoa nâu An Sinh thời Lý - Trần được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021 và hiện nay được lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh

Tại Bảo tàng Quảng Ninh, chiếc thống gốm hoa nâu An Sinh được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021. Dù được đặt ở vị trí khá trung tâm, thế nhưng, nhiều du khách cũng không để ý nếu như không có lời giới thiệu của hướng dẫn viên.

Trên thực tế, Bảo tàng Quảng Ninh cũng đã thiết kế một khu trưng bày khá bắt mắt, dành riêng cho các Bảo vật quốc gia hiện đang lưu giữ tại bảo tàng. Tuy nhiên, do chưa đủ kinh phí, khu vực này vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn thiện, chưa thực sự tạo ra sự khác biệt nổi trội so với các khu vực trưng bày khác.

Bảo vật quốc gia có thể tạo ra sản phẩm lưu niệm của bảo tàng, có được sự hợp tác với truyền thông để tạo giá trị gia tăng về văn hóa, kinh tế, làm cho những sản phẩm thủ công có thể bán ngoài thị trường. Chúng ta nên quan niệm dịch vụ văn hóa, bảo tàng di tích cũng là tài nguyên của du lịch, là hàng hóa đặc biệt vì có giá trị kép giữa văn hóa và kinh tế.

Đặng Văn BàiPhó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia

Có thể nói, bảo vật được xem như diện mạo văn hoá của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, việc lựa chọn, công nhận hiện vật nào trở thành bảo vật là cả quá trình cân nhắc kỹ lưỡng của các cơ quan có trách nhiệm. Tuy nhiên, cùng với đó còn là câu chuyện bảo tồn, khai thác giá trị của các bảo vật sao cho xứng tầm danh hiệu.

Đợt gần đây nhất, ngày 30/1/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định công nhận 27 Bảo vật quốc gia. Trong đó có 20 Bảo vật thuộc sở hữu Nhà nước và 7 bảo vật thuộc sở hữu tư nhân. Trong tổng số bảo vật thuộc sở hữu Nhà nước thì có tới 4 bảo vật đang được lưu giữ tại khi di tích Hoàng Thành Thăng Long. Các bảo vật gồm: Bộ thành bậc Điện Kính Thiên, niên đại (Thế kỷ XVII); Đầu rồng thời Trần, niên đại (Thế kỷ XIII); Sưu tập bát, đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ, niên đại (Thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI); Súng Thần công thời Lê Trung hưng, niên đại (Thế kỷ XVII).

Bảo vật quốc gia được trưng bày và quảng bá đã làm tăng sức hấp dẫn cho điểm đến di sản. Trong những ngày này đã có rất nhiều du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng và tìm hiểu những bảo vật nơi đây. Qua đó góp phần để những Bảo vật quốc gia không ngủ yên trong kho lưu giữ mà có sức sống trong dòng chảy đương đại

Anh Đàm Anh Thuận -Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết: Trung tâm đang đẩy mạnh quảng bá sâu rộng về các hiện vật được lưu giữ tại đây. Nhất là các Bảo vật quốc gia. Các phòng chuyên môn, đã có những cách bảo quản các hiện vật đảm bảo vệ độ ẩm, ánh sáng để giảm thiểu tối thiểu tác động môi trường ảnh hưởng đến bảo vật.

Một tín hiệu đáng mừng, trong đợt công nhận Bảo vật quốc gia năm nay có tới 7 bảo vật thuộc sở hữu tư nhân. Điều này cho thấy, sự nhìn nhận khách quan của cơ quan quản lý Nhà nước với những hiện vật có giá trị, bất kể hiện vật đó thuộc sở hữu Nhà nước hay tư nhân. Việc tăng nhiều những bảo vật thuộc sở hữu tư nhân cũng mang tới cơ hội cho công chúng có điều kiện tiếp cận, chiêm ngưỡng những sáng tạo vô giá mà cha ông đã để lại.

Gốm men nâu thế kỷ XIII-XIV. Ảnh: Thanh Thuận
Gốm men nâu thế kỷ XIII-XIV. Ảnh: Thanh Thuận

Trong tổng số 7 bảo vật tư nhân được công nhận, có 4 hiện vật gốm sứ An Biên của nhà sưu Trần Đình Thăng, thành phố Hải Phòng. Những bảo vật này gồm: Hai đài đồng đốt trầm, nắp tượng nghê, niên đại (Thế kỷ XVI – XVII); Lư hương gốm hoa lam, niên đại: Thời Lê sơ (Thế kỷ XV); Hai chiếc đĩa gốm men ngọc, niên đại (Thời Lý, thế kỷ XI – XII);  Đĩa gốm men lam tím,  niên đại (Thời Lê sơ, thế kỷ XV).

Nhà sưu tầm Trần Đình Thăng cũng là cá nhân đang lưu giữ nhiều cổ vật quốc gia nhất, với tổng 15 hiện vật gốm sứ An Thiên. Ngoài phòng trưng bày tại Hải Phòng, ông Thăng đã kết nối với Bảo tàng lịch sử quốc gia, Bảo tàng Hải Phòng để trưng bày bộ sưu tập Gốm Việt thực sự có giá trị lịch sử này.

Tôi đã đi khắp Việt Nam, thậm chí là đi ra nước ngoài để mua bằng được những sản phẩm gốm nằm trong bộ sưu tập Gốm Việt Nam. Tôi cũng mong muốn góp phần để giữ gìn những giá trị cổ quý nhất mà ông cha để lại.

Trần Đình ThăngNhà sưu tầm cổ vật

Theo các nhà nghiên cứu, trong tổng số 11 đợt công nhận thì đến đợt thứ 10, Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân mới được nhắc tới. Ngoài bộ sưu tập gốm men trắng An Biên, thuộc bộ sưu tập tư nhân An Biên, bộ sưu tập bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước, hiện lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia. Đó là hành trình lao động sáng tạo công phu của người họa sĩ đã làm ra 112 bản nghiên cứu, phác thảo và bản vẽ chì chi tiết về Quốc huy Việt Nam…

Điều này đã tiếp tục ghi nhận, đồng thời khuyến khích các đơn vị tư nhân tích cực bảo tồn và phát huy những giá trị của cha ông để lại. Bảo vệ Bảo vật quốc gia cũng chính là bảo bệ văn hóa quốc gia và để lưu truyền lại cho thế hệ sau.

Những mẫu phác thảo Quốc huy Việt Nam. Ảnh: Thế Hà
Những mẫu phác thảo Quốc huy Việt Nam. Ảnh: Thế Hà

Theo Tiến sỹ Phạm Quốc Quân, Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, hướng phát triển ưu việt của Bảo vật quốc gia, là hướng bảo tồn văn hóa từ người dân. Luật di sản Văn hóa đã phản ánh, điều này tạo động lực cho những nhà sưu tầm hiện vật cổ. Một quốc gia dù giàu có đến đâu cũng không đủ sức bảo vệ và sưu tầm di sản cổ vật, mà rất cần chung sức của các nhà sưu tầm tư nhân.

Phó Giáo sư Nguyễn Văn Huy,  Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học nhìn nhận: Mỗi một công dân đều có trách nhiệm tham gia bảo tồn di sản nên các nhà sưu tầm tư nhân ngày càng nhiều. Rất mừng, khi nhiều cổ vật được công nhận là của các nhà sưu tập tư nhân, thể hiện cái nhìn rất cởi mở.

Và theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Thế Hồng - Chủ nhân bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng ở Từ Sơn, Bắc Ninh đã chi 6,1 triệu Euro, tương đương hơn 153 tỷ đồng mua ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" từ nhà đấu giá Pháp.

Di sản không thể tạo ra được, Bảo vật quốc gia cũng như vậy. Không có bài học lịch sử nào sống động bằng chính các hiện vật của cha ông vượt qua được sự tàn phá của thời gian và còn tồn tại đến thế hệ hôm nay. Giá trị văn hóa, lịch sử của các bảo vật quốc gia phải được lan tỏa một cách trọn vẹn.

Cùng với khuyến khích tư nhân đầu tư bào tồn và giữ gìn các hiện vật cổ quý, thì cũng rất cần việc tăng cường quảng bá các bảo vật để các bảo vật được đông đảo công chúng biết đến hơn. Vì vậy, việc phối hợp giữa bảo tàng, di tích với truyền thông và công nghệ cũng là lời giải hữu hiệu trong việc quảng bá, giới thiệu bảo vật quốc gia đến với du khách trong và ngoài nước.

Bộ sưu tập bát gốm hoa lam ngự thời Lê Sơ, niên đại thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI tại di tích Hoàng thành Thăng Long
Bộ sưu tập bát gốm hoa lam ngự thời Lê Sơ, niên đại thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI tại di tích Hoàng thành Thăng Long

Trong mỗi đợt Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia, Chính phủ đều yêu cầu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp nơi có Bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý Bảo vật quốc gia được công nhận ở trên, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với Bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Và để làm tốt điều này, rất cần sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan, làm sao để những Bảo vật quốc gia thực sự phát huy được giá trị, xứng tầm với danh hiệu được công nhận và luôn là niềm tự hào của đất nước. 

Theo điều 43 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi 2009), Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho. Bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng và thừa kế ở trong nước. Để Luật đi vào cuộc sống có hiệu quả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và triển khai phương án bảo vệ cũng như phát huy di tích của các Bảo vật quốc gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Ngày vui thống nhất non sông

Ngày vui thống nhất non sông

Sự kiện - Bình luận - PV - 3 giờ trước
Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.