Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024

Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.

Gian nan đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể
Với các giải pháp đồng bộ, năm 2017, Hát Xoan được UNESCO rút khỏi Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”, chuyển sang Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Hoàn thiện hành lang pháp lý

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP, ngày 16/4/2024 quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) trong các Danh sách của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) và Danh mục DSVHPVT quốc gia.

Nghị định này quy định biện pháp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình DSVHPVT ở Việt Nam. Nghị định được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình DSVHPVT ở Việt Nam trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia.

Trong Nghị định số 39/2024/NĐ-CP, ngày 16/4/2024, một trong những nguyên tắc được xác lập là ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền; di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội.

Trên thực tế, Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đưa nội dung về DSVHPVT vào Luật Di sản văn hóa (2001, 2009). Nhiều nội dung về DSVHPVT đã được đưa vào luật. Luật Di sản văn hóa dành riêng một chương để quy định về bảo vệ DSVHPVT.

Theo PGS. TS. Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, các nội dung về DSVHPVT quy định trong Luật Di sản văn hóa đã góp phần quan trọng vào thành quả bảo vệ di sản văn hóa nói chung trong suốt hơn 20 năm qua, kể từ khi UNESCO thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể năm 2003. Qua đó, cân bằng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, được quốc tế đánh giá cao, góp phần bảo vệ DSVHPVT, tạo bức tranh chung, đa dạng văn hóa của nhân loại.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học cùng các nhà quản lý quan tâm là, làm gì, làm như thế nào để tạo sinh lực mới cho các DSVHPVT đã được UNESCO ghi vào danh sách cần bảo vệ khẩn cấp?

Gian nan đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể 1
Ngày 29/11/2022, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.

Nói tới mối quan tâm này thì không thể không nhắc tới Ca trù – di sản được UNESCO đưa vào danh sách DSPVT cần bảo vệ khẩn cấp từ năm 2009. Đã 15 năm trôi qua, dù các địa phương liên quan đã tổ chức nhiều hoạt động để phục hưng, nhưng Ca trù vẫn chưa thoát khỏi ranh giới bảo vệ khẩn cấp để chuyển sang danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Gian nan “đổi danh hiệu”

Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc, để bảo tồn, phát huy, tạo sức sống bền vững cho nghệ thuật Ca trù, bên cạnh nỗ lực của các cộng đồng nắm giữ di sản, thì rất cần sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ phía cơ quan chuyên ngành và chính quyền địa phương. 

Đặc biệt, trước nguy cơ các nghệ nhân, người giữ hồn cốt, gốc của di sản dần ra đi, công tác truyền dạy cần chú ý đào tạo ca nương, kép đàn đúng chuẩn mực, không chạy theo số lượng, phong trào để bảo đảm về chất lượng.

Hành trình gian nan phục hưng Ca trù có thể sẽ gặp phải trong quá trình bảo tồn, phát triển Nghệ thuật làm gốm của người Chăm, được UNESCO ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp năm 2022. 

Hay với Mo Mường, khi được UNESCO ghi vào danh sách này, thì phải làm thế nào để sớm đưa di sản ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, chuyển sang danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” là câu chuyện cần được tính đến.

Gian nan đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể 2
Ca trù được ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” năm 2009, đến nay vẫn chưa thể đổi được danh hiệu do đây là loại hình nghệ thuật “khó học, khó hành”.

Trước thực tế này, trong Nghị định số 39/2024/NĐ-CP, ngày 16/4/2024 của Chính phủ đã quy định những giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT. Đặc biệt là những quy định cụ thể về chương trình hành động quốc gia, kế hoạch hành động, đề án, dự án và các báo cáo định kỳ quốc gia đối với các di sản được ghi danh trong các danh sách của UNESCO - những nội dung chưa từng được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về di sản trước đây.

Cũng cần thấy rằng, Nghị định số 39/2024/NĐ-CP, ngày 16/4/2024 là hành lang pháp lý để đẩy mạnh công tác bảo tồn các DSVHPVT trong danh sách cần bảo vệ khẩn cấp. Nhưng cách làm của địa phương trong việc triển khai các cơ chế, chính sách mới có ý nghĩa quyết định.

Lấy cách làm của tỉnh Phú Thọ trong việc phục hưng nghệ thuật Hát Xoan làm dẫn chứng. Năm 2011, UNESCO ghi danh hát Xoan Phú Thọ vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”. Nhận thức được tầm quan trọng phải bảo vệ di sản, Phú Thọ nhanh chóng xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp hát Xoan Phú Thọ giai đoạn 2013-2020”.

Gian nan đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể 3
Hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý tại Văn bản số 2082/VPCP-KGVX, ngày 2/3/2024, đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.

Triển khai Đề án, tỉnh Phú Thọ đã đồng loạt thực hiện các biện pháp, trong đó chú trọng chăm lo bồi dưỡng nghệ nhân và đào tạo các lớp “nghệ nhân kế cận”; đồng thời tiến hành phục hồi các nghi thức, tục lệ liên quan đến hát Xoan. Với nỗ lực đó, năm 2017, UNESCO chính thức rút Hát Xoan khỏi Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và ghi danh tại Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Không dừng lại ở đó, tỉnh Phú Thọ tiếp tục xây dựng đề án bảo vệ DSVHPVT với các giải pháp mang tính bền vững, như: Số hóa di sản hát Xoan; ký âm các bài bản hát Xoan, ghi âm, ghi hình diễn xướng của các nghệ nhân; phổ biến tài liệu được số hóa trong cộng đồng phường Xoan gốc và các không gian lan toả của hát Xoan...

Rõ ràng, kinh nghiệm “đổi danh hiệu” cho Hát Xoan của Phú Thọ từ DSVHPVT cần được bảo vệ khẩn cấp sang DSPVT đại diện nhân loại có thể là hình mẫu để các địa phương có loại hình di sản trong tình trạng này tham khảo.

Theo quy định Nghị định số 39/2024/NĐ-CP, để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT thì công tác kiểm kế được quan tâm thực hiện. Theo đó, thời gian kiểm kê từ 3 - 6 năm được thực hiện: Đối với DSVHPVT trong Danh sách đại diện là 6 năm một lần hoặc theo quy định khác của UNESCO; đối với DSVHPVT trong Danh sách cần bảo vệ khẩn cấp là 4 năm một lần hoặc theo quy định khác của UNESCO; đối với DSVHPVT trong Danh mục của quốc gia là 3 năm một lần tính từ thời điểm được ghi danh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 43 phút trước
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 13 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 13 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 13 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 14 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 14 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 14 giờ trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 15 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 15 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.