Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện về bến nước của đồng bào Tây Nguyên Bài 1: Những bến nước còn “sống”

PV - 14:08, 15/08/2018

Trong văn hóa các DTTS Tây Nguyên, bến nước là một trong những giá trị tiêu biểu để khẳng định sự phát triển của mỗi tộc người, là nơi sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của buôn làng. Vì vậy, khi chọn đất để lập làng, dựng buôn, điều đầu tiên đồng bào nghĩ đến là nguồn nước. Nguồn nước phải dồi dào, trong lành và phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho cả buôn làng.

đồng bào Tây Nguyên Người dân tắm giặt, lấy nước tại bến nước Đăm di.

Bến nước giữa lòng thành phố

Vào các ngày cuối tuần, ông Y Wih Êban, Trưởng buôn K’mrơng Prông B, xã Ea Tu, TP . Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk lại cùng lũ trẻ trong buôn dọn vệ sinh con đường xuống bến nước và khu vực xung quanh. Ông Y Wih cho biết: Bến nước này đã có từ rất lâu đời. Bến nước đông và tấp nập nhất vào lúc sáng sớm và cuối chiều.

Người Ê-đê tin rằng, uống nước lấy từ bến nước của buôn sẽ được thần nước che chở và ban sức khỏe. Nên ngày nay, dù cuộc sống văn minh hiện đại, nhà nhà đều có giếng khoan, nhưng 80% người dân trong buôn vẫn giữ thói quen ngày 2 buổi sáng, chiều vào bến gùi nước về uống nên trách nhiệm giữ rừng, giữ bến nước càng cần thiết. Đặc biệt, lễ cúng bến nước vẫn được duy trì và trở thành lễ cúng linh thiêng nhất trong năm của buôn làng. Việc giữ gìn bến nước là trách nhiệm của cả cộng đồng buôn làng. Hàng tuần, người dân sẽ tự vệ sinh dọn dẹp bến nước thật sạch sẽ.

Già làng Y Yơh Kbuôr, buôn K’mrơng Prông A kể: Ngày xưa, ông bà chọn nơi đây lập buôn vì tìm được bến nước nằm sâu trong rừng già. Nước là “thần hồn” , hiện linh của sự sống, rừng là “lá bùa hộ mệnh” che chở cho buôn làng. Thần nước mang đến cho người dân mùa màng tươi tốt, sự ấm no. Nhưng để có nguồn nước trong và sạch, bà con trong buôn cùng nhau giữ gìn cây xanh đầu nguồn. Bởi rừng mất thì nước cạn, mỗi một cây gỗ lớn bị chặt phá là một mạch nước ngầm cạn đi, mất rừng, mất bến nước thì buôn làng cũng không còn. Vì vậy, khu rừng bao quanh bến nước buôn K’mrơng Prông B được người dân bảo vệ như báu vật nên vẫn còn dáng vẻ nguyên sinh.

Năm 2012, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh tổ chức lễ gắn biển bảo tồn cây đầu nguồn bến nước tại buôn K’mrơng Prông B. Đăm di-Bến nước huyền thoại Bến nước buôn Sah B, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar mát rượi ngập tràn trong màu xanh dưới tán rừng già. Dòng nước mát lạnh, trong vắt chảy ra từ những ống tre xuống tảng đá, miếng gỗ, tạo âm thanh róc rách. Những đứa trẻ theo mẹ đi giặt đồ, gùi nước xòe bàn tay hứng dòng nước vui đùa rộn ràng.

Chị H’Ruôl cho biết: Trước đây, bến nước này rất ít người sử dụng do đường đi rất dốc, trời mưa trơn trượt. Một thời gian không sử dụng, lá cây rụng không có người vệ sinh nên khu vực bến nước bị ô nhiễm. Năm 2011, Huyện Đoàn Cư M’gar tu sửa, phục hồi bến nước trở lại đông vui tấp nập.

Theo lời già làng Ama Phăng, thì bến nước buôn Sah B gắn với một truyền thuyết về anh hùng Đăm Di trong sử thi Đăm Di của người Ê-đê. Vì thế, bến nước này còn có tên gọi khác là bến nước Đăm Di. Không ai còn nhớ chủ bến nước là ai và buôn Sah có từ bao giờ, chỉ biết rừng vùng đất này do người Ê-đê canh giữ.

Già làng Ama Phăng cho biết: Lúc nhỏ, tôi được nghe ông bà kể về chàng Đăm Di tài giỏi, dũng cảm chiến đấu quyết liệt với ông thần nước để giữ đất. Chàng Đăm Di dựng buôn tại đây để cai quản và đặt tên là buôn Sah. Ngày đó, buôn Sah có hai chị em ruột H’Bea và H’Bri đẹp như đóa hoa pơlang giữa núi rừng khiến bao chàng trai trong vùng mê đắm. Mỗi ngày 2 lần, chị em H’Bea và H’Bri đến bến nước, giặt giũ, tắm gội và gùi nước về cho gia đình. Một buổi chiều, hai chị nô đùa ở bến nước, tiếng cười vang cả khu rừng như tiếng chim hót khiếm chàng Đăm Di mê mẩn lần theo chất giọng lảnh lót đó. Nhìn thấy chị em H’Bea và H’Bri dưới dòng chảy của mạch nước càng làm chàng mê mẩn. Vừa nhìn thấy Đăm Di, hai cô gái lấy vội váy áo khoác lên người rồi chạy vội về nhà.

Quá say đắm nhan sắc hai cô gái, chàng lấy kiếm vẽ lên đá hình ảnh hai nàng rồi ngồi ngắm. Do sự bào mòn của thời gian, nay vết vẽ không còn nhưng dấu chân chàng Đăm Di còn in trên phiến đá.

Nhiều người am hiểu văn hóa Tây Nguyên khẳng định rằng: “Nơi nào còn bến nước đẹp nhất và đúng nghĩa nhất thì nơi đó bà con thực hành nghi lễ cúng bến nước cổ truyền” .

Ngày nay, do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại, không gian văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS dần bị thu hẹp, luật tục phai nhạt dần. Việc tôn tạo, tái hiện lại một số nghi lễ truyền thống của các tộc người bản địa Tây Nguyên, trong đó có bến nước cần được chính quyền các địa phương quan tâm, có kế hoạch, giải pháp bảo tồn bến nước đúng nghĩa.

LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 23 phút trước
Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 2 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 2 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 3 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 4 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 4 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 4 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.