Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chợ phiên Mèo Vạc - Nét đẹp văn hóa đặc sắc gắn với bảo tồn và sinh kế

Chí Tín - Vũ Mừng - 06:35, 17/12/2023

Trời vừa nhá nhem, sương mù đã ôm trọn thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Tôi háo hức chờ trời sáng để theo chân anh Nguyễn Minh Đức, cán bộ Trung tâm VHTTDL huyện đi chơi chợ. Anh Đức bảo: “Ở Mèo Vạc một năm có 50 lần Tết, Tết của người Mông, Tết của người Kinh và 48 ngày Tết chợ”.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Chợ phiên Mèo Vạc: Nơi gìn giữ, giao thoa nhiều nét văn hóa

Núi dựng, rừng thiêng xưa nay vẫn là cách mà người ta nghĩ về miền biên ải. Thế nhưng ngày hôm nay đến với huyện biên giới Mèo Vạc, sẽ không khỏi bất ngờ bởi hàng loạt những con đường giao thông huyết mạch đã được nâng cấp mở rộng. Có đường giao thông thuận lợi, cùng với nguồn lực từ các dự án chính sách của hỗ trợ từ các Chương trình Mục tiêu quốc gia: Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) mà đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao nơi đây đã khấm khá, nhiều hủ tục lạc hậu cũng dần bị loại bỏ. 

Cũng từ đó mà những chợ phiên của đồng bào, trong đó có chợ phiên Mèo Vạc được đầu tư, nâng cấp, cải tạo, giúp bà con thuận lợi giao lưu, trao đổi hàng hóa, là nơi hội tụ, gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng. Bởi thế, vào mỗi buổi chợ phiên, khi mặt trời còn chưa ló rạng, từ trẻ cho đến người già khắp mường trên bản dưới xúng xính trong trang phục của đồng bào dân tộc thiểu số náo nức xuống chợ.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Chợ phiên Mèo Vạc: Nơi gìn giữ, giao thoa nhiều nét văn hóa 1
(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Chợ phiên Mèo Vạc: Nơi gìn giữ, giao thoa nhiều nét văn hóa 2

Hôm đó, 4h sáng, khi cả thị trấn Mèo Vạc còn tờ mờ sương đêm, các nẻo đường đổ về trung tâm đã rậm rịch bước chân của người đi chợ. Người dân địa phương kể, do sống gần với trời, nên các thôn bản ở đây dậy sớm lắm. Dậy sớm để còn kịp cho ngựa, cho bò ăn, còn kịp đi nương… Nhưng hôm nay có khác là dậy sớm để đi chơi chợ. Cả tuần làm lụng vất vả rồi nên chủ nhật nào già, trẻ, gái, trai cũng kéo nhau ra chơi chợ phiên. Có khi chả mua bán gì, chỉ cần được gặp nhau, được trò chuyện, ăn miếng mèn mén, uống bát rượu là vui lắm rồi!

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Chợ phiên Mèo Vạc: Nơi gìn giữ, giao thoa nhiều nét văn hóa 3

Tuy ở vùng xa, vùng cao biên giới nhưng hàng hóa ở chợ phiên Mèo Vạc chẳng thua kém gì những chợ lớn miền xuôi. Có điều, ở đây người mua đủng đỉnh, người bán chùng chình, không nài gọi, không câu kéo. Người bán chỉ bán những thứ người mua cần mua, không gộp, không cộng. Đơn giản như mua con dao trả tiền con dao, thả vào gùi. Xong! Mua thêm cái cuốc thì trả tiền cái cuốc. Rồi lại mua cái khác… Điều thú vị là lại có những  điểm bán thực phẩm và nông cụ không dùng tiền, mà dùng hiện vật để trao đổi. Như việc bà con mang theo con gà, hay chục trứng để đổi lấy đôi thúng, đôi thùng…

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Chợ phiên Mèo Vạc: Nơi gìn giữ, giao thoa nhiều nét văn hóa 4
(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Chợ phiên Mèo Vạc: Nơi gìn giữ, giao thoa nhiều nét văn hóa 5

Có tới chợ rồi sẽ hiểu vì sao đồng bào 17 dân tộc anh em cùng sinh sống tại Mèo Vạc luôn coi mỗi phiên chợ là một ngày hội. Trong phiên chợ, ta sẽ bắt gặp những cô gái Lô Lô trở về từ các bản làng của xã Xín Cái bốn mùa chìm trong mây trắng tinh như bông gòn; Cũng có cả các bà, các mẹ người Dao đi bộ từ Sủng Máng cách đó hơn chục cây số chỉ để mua con dao mới; Duyên dáng là những cô gái ở Pả Vi rủ nhau tới chợ để khoe bộ váy vừa thêu xong vẫn còn nguyên nếp hồ. 

Cũng có thể nhìn ngay những chàng trai Khâu Vai mặt ửng hơi men, phấn khích cất lên điệu khèn lá, khèn môi tình tứ. Ở gian hàng nào cũng dễ dàng bắt gặp một ông lão đến từ Cán Chu Phìn, Lũng Pù… đang ngồi nhâm nhi chén rượu với bát thắng cố, hay để chắc cái bụng hơn thì ăn một bát xôi bảy màu dẻo thơm mùi thảo mộc, ăn một lần sẽ nhớ mãi. Họ vừa ăn uống vừa rủ rỉ với nhau về chuyện được nhà nước hỗ trợ tiền để chăn nuôi con lợn, con bò hay chuyện thu hoạch nương lúa, nương ngô…

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Chợ phiên Mèo Vạc: Nơi gìn giữ, giao thoa nhiều nét văn hóa 6

Đứng từ mấy đỉnh núi cao trên con đường tỉnh lộ 4C dẫn vào thị trấn nhìn xuống, chợ phiên Mèo Vạc hệt như dải mây ngũ sắc vắt ngang thung lũng, bởi hàng trăm gian hàng bán thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mông. Người Mông quan niệm, muốn biết người phụ nữ có đảm khéo hay không thì cứ nhìn những bộ váy áo mà họ làm ra. Hoàn thành được bộ váy áo thổ cẩm vẽ bằng sáp ong, thì phải nhẫn nại lắm, và phải mất nhiều thời gian như chờ đợi con trâu, con bò lớn nhanh để có thể lên nương đi cày.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Chợ phiên Mèo Vạc: Nơi gìn giữ, giao thoa nhiều nét văn hóa 7

Sống ở vùng lạnh nên trẻ con rẻo cao đứa nào cũng da trắng mịn, mắt đen biếc, môi và má luôn đỏ căng như quả đào chín. Chúng nằm ngủ ngon lành trên lưng mẹ, mặc cho ngoài kia người ta đang hát: “Loài cá sống ở nước. Loài chim bay trên trời. Người Mông sống ở núi”

Lũ trẻ cứ thế lớn lên trong cái không khí ồn ào của chợ phiên, trong lời ca tình tứ được cất lên từ những người đang nồng nàn hơi men, hơi tình, cứ hồn nhiên như cây cỏ, thẳng tắp như thân ngô mọc trên đá, rồi lại đi chợ và tiếp tục hát những bản tình ca của riêng dân tộc mình.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Chợ phiên Mèo Vạc: Nơi gìn giữ, giao thoa nhiều nét văn hóa 8

Và nếu ai đã một lần đi chơi chợ phiên Mèo Vạc, thì nhất định sẽ bước chân đi tìm tới khu chợ bò. Dù được hình thành từ rất lâu, nhưng từ những năm 2000 khi huyện Mèo Vạc chủ trương đẩy mạnh phát triển đàn trâu, bò hàng hóa thì khu chợ bò dần trở thành “sàn giao dịch bò” lớn nhất của miền biên viễn này. Có tới hàng trăm con bò từ vùng lân cận được đưa về đây thu hút thương lái các tỉnh miền xuôi như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên… cũng xem chợ phiên Mèo Vạc như một điểm hẹn.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Chợ phiên Mèo Vạc: Nơi gìn giữ, giao thoa nhiều nét văn hóa 9

Anh Thò Mí Chơ, người dân thôn Mỏ Phàng, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc kể: “Trên lưng, trên đầu con bò có mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của chủ. Ai muốn mua cứ nắm dây thừng con bò gọi chủ nhân ra mà ngã giá”. 

Thò Mí Chơ khoe, đầu năm 2022, anh Chơ được nhà nước hỗ trợ 14 triệu đồng nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để mua bò. Hồi tháng 4 năm nay, con bò ấy sinh ra thêm con bê, nếu bán con bê với mức giá hiện tại, thì gia đình đã đủ tiền sắm Tết và lo chuyện học hành của ba đứa con khi bước vào năm học mới.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Chợ phiên Mèo Vạc: Nơi gìn giữ, giao thoa nhiều nét văn hóa 10
(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Chợ phiên Mèo Vạc: Nơi gìn giữ, giao thoa nhiều nét văn hóa 11

Chợ phiên Mèo Vạc họp từ khi ánh sáng mặt trời còn chưa lọt được qua vách đá và chỉ chịu tàn khi những người đến từ đỉnh núi xa mờ đã đầy ắp hàng hóa cần mua trong những chiếc gùi sau lưng. 

Anh Nguyễn Minh Đức, cán bộ Trung tâm VHTTDL huyện Mèo Vạc chia sẻ: Trong những năm gần đây, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS, cũng như từ việc thực hiện các chương trình, đề án chính sách dân tộc của các cấp, cơ sở vật chất ở nhiều chợ phiên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Hà Giang đã khôi phục, đầu tư nâng cấp tạo điều kiện cho bà con giao lưu, buôn bán hàng hóa.

Việc khôi phục lại chợ phiên giúp người dân gìn giữ những nét đặc sắc văn hóa của đồng bào, tạo thuận lợi cho bà con giao lưu, buôn bán, nâng cao thu nhập. Du khách đến với chợ phiên không chỉ được tham quan, mua sắm những sản phẩm do chính những người dân nơi đây sản xuất, mà còn được thưởng thức văn hóa phi vật thể được lưu giữ từ ngàn đời của đồng bào các DTTS… được cùng tham gia các trò chơi dân gian, được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc của người Mông, người Dao, người Thái...

 Từ chợ phiên Mèo Vạc cho ta niềm tin vào sự bền vững của những giá trị văn hoá, được tiếp nối, gìn giữ bởi những con người sinh ra nơi núi rừng, lớn lên rồi lại trở về với núi rừng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 phút trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 4 phút trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 8 phút trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10 phút trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 13 phút trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 15 phút trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Phát huy hiệu quả Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”

Phát huy hiệu quả Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”

Tin tức - Hà Lương - 18 phút trước
Ngày 8/5, tại xã Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh và Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh cùng Hội LHPN tỉnh, BĐBP tỉnh Long An tổ chức chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024. Tham dự chương trình và trao quà có ông Kim Rương - Trưởng Ban Dân vận tỉnh Trà Vinh, cùng đại diện lãnh đạo hai cơ quan Hội LHPN và BĐBP của hai tỉnh Trà Vinh và Long An.
Thái Nguyên: Sang chiết khí cười, nam thanh niên tử vong tại chỗ

Thái Nguyên: Sang chiết khí cười, nam thanh niên tử vong tại chỗ

Pháp luật - Minh Nhật - 21 phút trước
Bị phát nổ khi đang sang chiết khí cười từ bình to sang bình nhỏ, nam thanh niên tử vong tại chỗ, thi thể biến dạng.
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 18/7

Thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 18/7

Giáo dục - T.Hợp - 15:05, 08/05/2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 1957/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Theo đó, thời gian đăng ký xét tuyển đại học năm nay từ ngày 18/7 đến 17h ngày 30/7. Thí sinh được đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.