Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chấm dứt "lời ru buồn" nơi bản làng Quế Phong

An Yên - 15:57, 07/12/2024

“Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện không xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết”, phấn khởi hiện rõ trong lời nói, biểu cảm của Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) Bùi Văn Hiền khi chia sẻ điều này với chúng tôi. Bởi chúng tôi hiểu, kết quả này không chỉ phản chiếu nhận thức, hành động của người dân đã thay đổi rõ nét, mà con cho thấy sự vào cuộc không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị với quyết tâm đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết vốn dai dẳng bao đời ở vùng đất này.

Từ năm 2023 đến nay, Quế Phong không xảy ra trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết - Trong ảnh: một góc bản Huồi Mới, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong
Từ năm 2023 đến nay, Quế Phong không xảy ra trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết - Trong ảnh: một góc bản Huồi Mới, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong

Từ điểm nóng…

Quế Phong từng là một trong những địa phương có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết chiếm tỷ lệ đáng kể. Theo số liệu báo cáo từ Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, từ năm 2021 đến nay, địa phương xảy ra 33 trường hợp tảo hôn.

Đi tìm nguyên nhân của thực trạng này, chúng tôi không khỏi đau lòng. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là dân cư ở rải rác, khoảng cách giữa các bản cách trở; hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao với 30,09%... Tiếp đó, là trình độ dân trí thấp, còn tồn tại nhiều hủ tục; đặc biệt là trong đồng bào Mông, Khơ mú, Thái vẫn còn tình trạng “dựng vợ gả chồng” cho con cái rất sớm, để phụ giúp gia đình và có thêm lao động đi làm nương rẫy chăm lo cuộc sống hàng ngày, dù chưa đủ tuổi.

Thêm vào đó, là do tác động những mặt trái của cơ chế thị trường, phim, ảnh xấu đã xâm nhập nhanh vào lứa tuổi vị thành niên, do đó tình trạng sống chung như vợ chồng giữa nam và nữ đã trở nên bình thường, dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong khi đó, công tác tuyên truyền còn nhiều bất cập, hiệu quả việc tuyên truyền chưa cao; sự can thiệp từ phía chính quyền cơ sở chưa thật mạnh mẽ và chưa kiên quyết, chưa có chế tài trong xử lý vi phạm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống..., dẫn đến việc ngăn ngừa, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống hiệu quả chưa cao.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Bùi Văn Hiền thổ lộ: Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2025, chúng tôi rất lo vì tỷ lệ tảo hôn đã là 25 trường hợp. Thời điểm ấy, Quế Phong cũng là một điểm nóng về tỷ lệ tảo hôn. Nếu so sánh trên bảng xếp hạng, thì Quế Phong đứng thứ 3 cả tỉnh về tình trạng tảo hôn.

Rồi giọng ông Hiền chùng xuống: Nhiều em lập gia đình khi còn quá nhỏ, tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Bởi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống không chỉ đi ngược với thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam mà còn vi phạm pháp luật và nguy hại hơn là để lại cho gia đình, xã hội và thế hệ tương lai những hệ lụy khôn lường. Kết hôn sớm làm mất đi cơ hội học tập, việc làm, cơ hội cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, đặc biệt hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống nòi, phát triển trí tuệ, chất lượng dân số.

Hội LHPN huyện Quế phong tổ chức hội thi Tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình Phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cân huyết thống.
Hội LHPN huyện Quế phong tổ chức hội thi Tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình Phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cân huyết thống.

Những con số báo động về tỷ lệ tảo hôn từ đầu nhiệm kỳ, là những day dứt, trăn trở để cả hệ thống chính trị huyện Quế Phong phải quyết tâm cùng vào cuộc với những giải pháp, hành động ngăn chặn đẩy lùi quyết liệt.

…thành điểm sáng

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh và sự quan tâm triển khai thực hiện của các sở, ban, ngành; công tác tuyên truyền, vận động người dân không vi phạm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được huyện Quế Phong đẩy mạnh bằng nhiều cách làm, với nhiều hình thức tuyên truyền, vận động. Địa phương chú trọng tranh thủ các dự án, chính sách để hỗ trợ cho các hoạt động này. 

Đặc biệt, là triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cậnhuyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc  Dự án 9 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).

Thực hiện nội dung này, huyện Quế Phong cũng đã xác định, muốn giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, thì cần phải tuyên truyền và tuyên truyền phải đúng, trúng đối tượng; đó là vị thành niên, thanh niên trẻ. Theo đó, từ nguồn kinh phí được cấp theo Chương trình MTQG 1719, năm 2022, Quế Phong đã tổ chức 3 cuộc Hội nghị tuyên truyền Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các đối tượng là nhóm vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Khơ mú, cha mẹ và học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, Người có uy tín trong đồng bào DTTS... với tổng số là  270 người tham gia, in 5700 tờ rơi tuyên truyền và xây dựng 8 cụm Pano tuyên truyền.

Sang năm 2023, Quế Phong tiếp tục tổ chức 20 cuộc Hội nghị tuyên truyền cùng đối tượng trên, với tổng số là 1.800 lượt người tham gia. Tiếp đến, năm 2024, địa phương cũng đã tổ chức cho 38 người đi học tập trao đổi kinh nghiệm tại một số tỉnh phía Bắc; tổ chức 3 cuộc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho các đối tượng, là cán bộ, công chức làm công tác dân tộc và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, với 247 lượt người tham gia.

Một buổi tập huấn về giảm thiểu vấn nạn tảo hôn tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong
Một buổi tập huấn về giảm thiểu vấn nạn tảo hôn tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong

Cùng với đó, huyện Quế Phong đã đẩy mạnh thành lập và phát huy hiệu quả các Câu lạc bộ phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở cơ sở. Trong số những câu lạc bộ phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đang hoạt động, có câu lạc bộ ở bản Tam Hợp, xã Tri Lễ và Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi ở Trường PTDTNT THCS Tr i Lễ; Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi ở Trường PTDTNT THCS Thông Thụ… hoạt động khá hiệu quả. 

 Thầy Hoàng Ngọc Thanh, Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Thông Thụ trao đổi: CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại Trường PTDTBT THCS Thông Thụ có 30 thành viên, trong đó có 5 em là Ban chủ nhiệm chịu trách nhiệm kết nối, điều hành, lãnh đạo. Tham gia CLB, các em chững chạc, tự tin hơn; ứng xử, nói năng tốt hơn và quan trọng, là từ những hiểu biết của bản thân, các em đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong lớp, trong trường, trong gia đình và xã hội, tạo được hiệu ứng lan toả để trường thực hiện tốt hơn việc đưa pháp luật đến với toàn thể học sinh; góp phần nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Ngoài định kỳ sinh hoạt theo từng chủ điểm, hiện any các câu lạc bộ phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở cơ sở còn chủ trọng tuyên truyền, quan tâm đến những đối tượng có nguy cơ cao về tảo hôn (bố mẹ bỏ nhau, bố mẹ đi làm ăn xa…). Bên cạnh đó, các cấp hội còn phối hợp tổ chức thi Tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình Phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cân huyết thống nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Bùi Văn Hiền phấn khởi thông tin: Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và bằng nhiều giải pháp, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn huyện đã chuyển biến tích cực. Người dân đã từng bước thay đổi quan niệm, thành kiến, phong tục tập quán lạc hậu; ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên.

 "Điều phấn khởi nhất là số trường hợp tảo hôn giảm mạnh qua từng năm. Năm 2021, toàn huyện xảy ra 25 cặp tảo hôn, năm 2022 giảm xuống còn 8 cặp. Đặc biệt, từ năm 2023 đến nay, ở các địa phương đã không xẩy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống", Phó Chủ tịch huyện Bùi Văn Hiền thông tin.

Từ kết quả mà lãnh đạo huyện Quế Phong cung cấp, chia sẻ, chúng tôi cũng vui lây niềm vui với những người mang vác trọng trách, sự mệnh tuyên truyền, vận động; thay đổi nếp nghĩ, cách làm… để đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết vốn dai dẳng bao đời ở vùng đất này. Ở một huyện vùng cao giáp biên, từng nằm tốp đầu về tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết, kết quả hôm nay thật đáng ghi nhận. Và có thể nói, từ điểm nóng hôm nay, Quế Phong đã trở thành điểm sáng về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống... 

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo điều kiện đáng kể để Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả nội dung này.
Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Việc thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS vươn lên, khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và phát triển cộng đồng.
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) mở rộng lần thứ 18 năm 2025 với chủ đề "Nghiêng say Vó Ngựa cao nguyên" sẽ diễn ra trong tháng 6. Hoạt động này góp phần bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút du khách đến với Bắc Hà.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 2 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 2 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.