Analytic
Chủ nhật, ngày 06 tháng 04 năm 2025, 20:18:05

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Tùng Nguyên - 17:28, 03/04/2025

Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

 Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang thăm điểm trường mầm non làng Kon Tuông, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei tháng 1/2025. Ảnh: Ngọc Chí
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang thăm điểm trường mầm non làng Kon Tuông, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei tháng 1/2025. Ảnh: Ngọc Chí

Bao phủ các cấp học

Ngày 12/3/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách. Một điểm mới là Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung trẻ em nhà trẻ bán trú (từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi) vào diện được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập từ nguồn ngân sách nhà nước.

Thực tế, từ nhiều năm nay, các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục dân tộc đã tiếp cận đến hầu hết học sinh các cấp học và các sinh viên, nghiên cứu sinh người DTTS. Tuy nhiên, trẻ em nhà trẻ bán trú vẫn còn nằm ngoài diện thụ hưởng; gần đây nhất là Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non có chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, nhưng chỉ hỗ trợ nhóm trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi.

Trong Tờ trình số 1573/TTr-BGDĐT ngày 25/10/2024 trình Chính phủ hồ sơ dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách (nay là Nghị định số 66/2025/NĐ-CP), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng đã nhìn nhận, nhóm trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa được hưởng bất kỳ chính sách hỗ trợ giáo dục nào; chưa đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Theo Nghị định số 66/2025/NĐ-CP, cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em nhà trẻ bán trú được hưởng 700 nghìn đồng/tháng/nhóm trẻ em nhà trẻ (không quá 9 tháng/năm học) để quản lý buổi trưa đối với nhóm trẻ em nhà trẻ.

Tại những kỳ họp của Quốc hội khóa XV gần đây, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nay là Ủy ban Dân nguyện và Giám sát) đã tổng hợp ý kiến của cử tri ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước (Hà Tĩnh, Nghệ An, Bắc Kạn,...) về chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ để gửi Bộ GD&ĐT. Tâm tư của cử tri cả nước đã được giải tỏa khi Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP, đưa nhóm trẻ em nhà trẻ vào diện thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập. Cùng với việc Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước, bắt đầu từ năm học 2025 - 2026 thì đây là tin vui cho hàng triệu gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có con em độ tuổi nhà trẻ.

Chăm sóc trẻ từ đầu đời

Theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP, trẻ em nhà trẻ bán trú sẽ được hỗ trợ 360 nghìn đồng/tháng/trẻ tiền ăn trưa (không quá 9 tháng/năm học). Như vậy, định mức hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em nhà trẻ tại Nghị định 66/2025/NĐ-CP tăng hơn gấp đôi so với Nghị định số 105/2020/NĐ-CP (nhóm trẻ mầm non từ 3 - 6 tuổi được hỗ trợ 160 nghìn đồng/tháng/trẻ). Việc tăng định mức hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em nhà trẻ cho thấy tầm nhìn của việc hoạch định chính sách nhằm phát triển con người ngay từ những năm đầu đời.

 Học sinh điểm trường mầm non Cáo Phìn - Trường Mầm non Thèn Chu Phìn, xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Vũ Mừng
Học sinh điểm trường mầm non Cáo Phìn - Trường Mầm non Thèn Chu Phìn, xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Vũ Mừng

Theo TS.BS. Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng để chăm sóc trẻ về mặt dinh dưỡng, tinh thần, trẻ sẽ có nền tảng sức khỏe tốt nhất, đảm bảo tương lai trưởng thành khỏe mạnh, dễ phát triển. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc chăm sóc trẻ em trong “giai đoạn vàng” của nhiều gia đình DTTS vẫn còn rất hạn chế.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em DTTS cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Một báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2023 cho thấy, tỷ lệ thể thấp còi ở trẻ em người DTTS là 31,4%, cao gấp 2 lần so với nhóm trẻ em người Kinh (15,0%); tỷ lệ trẻ em là người DTTS nhẹ cân cũng lớn hơn gấp 2,5 lần (21% so với 8,5%) so với trẻ em là người Kinh.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em nhà trẻ bán trú tại Nghị định số 66/2025/NĐ-CP phù hợp với các quy định của Luật Giáo dục và Luật Trẻ em hiện hành. Trong đó, Luật Trẻ em có quy định rõ Nhà nước có chính sách bảo đảm chăm sóc trẻ em (Điều 43) và bảo đảm về giáo dục cho trẻ em (Điều 44) cũng như quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện (Điều 15). Luật Giáo dục 2019 cũng quy định rõ, Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp (Điều 27). 

Tin cùng chuyên mục
Bạc Liêu: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ 3 ngày đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Bạc Liêu: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ 3 ngày đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Ngày 4/4, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu ký ban hành về việc triển khai thực hiện một số nội dung mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh được nghỉ Tết 3 ngày (từ ngày 14 - 16/4/2025 Dương lịch).
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Photo - PV - 3 giờ trước
Bất chấp mưa giông, rét, hàng nghìn người dân vẫn nô nức đổ về khu vực hồ Văn Lang (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) theo dõi, cổ vũ giải bơi chải Việt Trì mở rộng chào mừng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xã hội - Hồng Phúc - 4 giờ trước
Cục Cảnh sát Giao thông cho biết, ngày 5/4, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người, bị thương 22 người.
Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Với mục tiêu xóa hơn 1.600 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, các cấp ngành của tỉnh Phú Yên đã huy động tối đa các nguồn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu như kế hoạch tỉnh đề ra.
Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Du lịch - Anh Trúc - 4 giờ trước
Việt Nam đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2025. Đây là lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay.
Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Tin tức - Anh Trúc - 4 giờ trước
Bộ Tư pháp cho biết, 6 tháng qua, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 4 giờ trước
Từ ngày 3 đến ngày 8/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã thành lập các Đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia.
Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Trang địa phương - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Tính đến nay, đã có gần 1.900 hộ dân của tỉnh Kon Tum, chủ yếu là đồng bào DTTS thoát cảnh phải sinh sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát, nhờ chương trình xóa nhà tạm được tỉnh triển khai nhanh chóng.
Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch

Du lịch - PV - 9 giờ trước
Tỉnh Lâm Đồng có 47 dân tộc, với hơn 378 ngàn người đồng bào DTTS - chiếm tỷ lệ 24,54% dân số toàn tỉnh; bao gồm có các dân tộc gốc Tây Nguyên (Cơ Ho, Mạ, Chu Ru, Mnông...), các DTTS từ các tỉnh di cư vào sinh sống (Hoa, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông...). Mỗi dân tộc đều lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo, làm phong phú và góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu, đa bản sắc văn hóa truyền thống của Lâm Đồng, là nguồn tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ và Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương

Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ và Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
Kon Tum: Mưa to, gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân xã Đăk Na

Kon Tum: Mưa to, gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân xã Đăk Na

Trang địa phương - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Ông Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch UBND xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, chiều 5/4, trên địa bàn xã có mưa to và gió lốc đã gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân và các công trình công cộng trên địa bàn xã.