Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình đẳng giới hôm nay vì một ngày mai bền vững

PV - 10:25, 08/03/2022

Thúc đẩy bình đẳng giới trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai là một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất của thế kỷ 21.

Phụ nữ dễ bị tổn thương hơn trước các tác động của biến đổi khí hậu so với nam giới (Ảnh: UN)
Phụ nữ dễ bị tổn thương hơn trước các tác động của biến đổi khí hậu so với nam giới (Ảnh: UN)

Phụ nữ ngày càng được công nhận là dễ bị tổn thương hơn trước các tác động của biến đổi khí hậu so với nam giới, vì họ chiếm đa số người nghèo trên thế giới và phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà biến đổi khí hậu đe dọa nhiều nhất.

Tại sao phụ nữ dễ bị tổn thương hơn nam giới?

Tính dễ bị tổn thương của phụ nữ đối với biến đổi khí hậu bắt nguồn từ một số yếu tố xã hội, kinh tế và văn hóa.

Số liệu từ Liên Hợp quốc cho thấy, có tới 70% trong số 1,3 tỷ người sống trong cảnh nghèo đói trên thế giới là phụ nữ. Tại khu vực thành thị, 40% số hộ nghèo nhất do phụ nữ làm chủ hộ. Trong khi đó, dù là nhân lực chính trong sản xuất lương thực trên thế giới – ở mức từ 50-80%, nhưng phụ nữ lại chỉ sở hữu chưa đến 10% đất đai. Bên cạnh đó, 80% trong số những người phải di cư do các thảm họa và thay đổi liên quan đến khí hậu trên thế giới là phụ nữ và trẻ em gái.

Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, khoảng 2,4 tỷ phụ nữ trong độ tuổi lao động trên toàn cầu không có cơ hội kinh tế bình đẳng. Chỉ có 118/194 nền kinh tế thế giới đảm bảo 14 tuần nghỉ phép có lương cho các bà mẹ. 178 nước vẫn duy trì các rào cản pháp lý ngăn cản sự tham gia đầy đủ của phụ nữ đối với các hoạt động kinh tế. Trong khi đó, khoảng cách thu nhập trọn đời dự kiến giữa nam giới và nữ giới trên toàn cầu lên tới 172.000 tỷ USD, gấp 2 lần Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm của cả thế giới.

Phụ nữ chiếm tỷ lệ cao trong các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi họ gánh vác trách nhiệm chính về việc cung cấp nước cho hộ gia đình, năng lượng để đun nấu và sưởi ấm. Ở khu vực Cận Đông, phụ nữ đóng góp tới 50% lực lượng lao động nông nghiệp. Họ chịu trách nhiệm chính cho các công việc tốn nhiều thời gian và công sức hơn (được thực hiện thủ công hoặc sử dụng các công cụ đơn giản). Ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe, dân số nông thôn đang giảm dần trong những thập kỷ gần đây. Phụ nữ chủ yếu làm nghề nông tự cung tự cấp, đặc biệt là làm vườn, gia cầm và chăn nuôi gia súc nhỏ để tiêu dùng trong gia đình.

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán và lũ lụt, phụ nữ có xu hướng làm việc nhiều hơn để đảm bảo sinh kế trong gia đình. Điều này sẽ khiến phụ nữ có ít thời gian tiếp cận với giáo dục đào tạo, phát triển kỹ năng hoặc kiếm thu nhập. Ở châu Phi, tỷ lệ mù chữ của phụ nữ là hơn 55% vào năm 2000, so với 41% ở nam giới.

Những con số trên phần nào cho thấy sự chênh lệch và bất bình đẳng mà phụ nữ đang phải đối mặt trong xã hội ngày nay.

Những đóng góp của phụ nữ đang góp phần thay đổi thế giới

Mặc dù dễ bị tổn thương nhưng phụ nữ và trẻ em gái lại là những người tạo ra thay đổi hiệu quả và mạnh mẽ để thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Họ tham gia vào các sáng kiến bền vững trên khắp thế giới, và sự tham gia và lãnh đạo của họ dẫn đến hành động khí hậu hiệu quả hơn.

Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay có chủ đề “Bình đẳng giới hôm nay vì một ngày mai bền vững” (Ảnh: UN)
Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay có chủ đề “Bình đẳng giới hôm nay vì một ngày mai bền vững” (Ảnh: UN)

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay có chủ đề “Bình đẳng giới hôm nay vì một ngày mai bền vững,” với mục đích ghi nhận sự đóng góp của phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới, những người đang đi đầu trong công tác thích ứng, giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm xây dựng một tương lai bền vững hơn cho tất cả mọi người.

Trong thông điệp nhân ngày Ngày Quốc tế phụ nữ năm nay, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã tôn vinh những đóng góp của phụ nữ trong nỗ lực chấm dứt đại dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh: “Những ý tưởng, sáng kiến, hành động và sự lãnh đạo của phụ nữ đang thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn.”

Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, ở nhiều lĩnh vực, đồng hồ về quyền của phụ nữ lại đang quay ngược. Trong đó, đại dịch đã khiến trẻ em gái và phụ nữ không được đến trường học và nơi làm việc. Họ phải đối mặt với tình trạng nghèo đói và bạo lực gia tăng. Họ làm nhiều công việc chăm sóc cần thiết nhưng không được trả công. Họ là mục tiêu của bạo lực và lạm dụng, chỉ vì họ là nữ giới.

Theo ông, “chúng ta cần hành động ngay để thúc đẩy quyền lợi của phụ nữ và trẻ em gái, thông qua việc đảm bảo chất lượng giáo dục để mỗi trẻ em gái có thể xây dựng cuộc sống mình mong muốn; thông qua các khoản đầu tư lớn và đào tạo để phụ nữ có công việc tử tế; thông qua hành động hiệu quả để chấm dứt bạo lực giới; thông qua các biện pháp như hạn ngạch giới để tất cả chúng ta được hưởng lợi ích từ những sáng kiến, kinh nghiệm và sự lãnh đạo của nữ giới trong việc đưa ra các quyết định”.

Có thể nói, phụ nữ đã và đang có những đóng góp to lớn, quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia hay rộng hơn là ở phạm vi toàn cầu. Sự tham gia chủ động và tích cực của họ góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi vậy, đảm bảo bình đẳng giới chính là chìa khóa để xây dựng một thế giới hưng thịnh và phát triển bền vững trong tương lai./.

Lịch sử ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp.

Tuy nhiên chủ tư bản trả lương rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm. Khi đó, các công nhân ngành dệt cùng đứng lên chống lại điều kiện làm việc khó khăn của họ tại thành phố New York vào ngày 8/3/1857. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có nền kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ.

Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế Xã hội chủ nghĩa họp tại Copenhagen (Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày “Quốc tế phụ nữ”, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm 8 giờ. Việc làm ngang nhau. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.

Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là ngày biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.