Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết bạn nên biết

Như Ý - 12:36, 01/02/2024

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến gần, chất lượng, an toàn thực phẩm là vấn đề đặc biệt quan trọng trong mỗi gia đình. Để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần lưu ý những biện pháp an toàn sau.

Hiện nay nhiều sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác lưu đã và đang trôi nổi trên thị trường làm gia tăng nguy cơ mất ATTP, đe dọa tới sức khỏe của người dân. Ảnh minh họa
Hiện nay nhiều sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác lưu đã và đang trôi nổi trên thị trường làm gia tăng nguy cơ mất ATTP, đe dọa tới sức khỏe của người dân. Ảnh minh họa

Chọn mua thực phẩm an toàn: Chúng ta không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh, không bảo đảm an toàn; đọc nhãn sản phẩm thực phẩm.

Nên mua tại các siêu thị lớn có uy tín, phần lớn các mặt hàng thực phẩm đều có dán tem truy xuất nguồn gốc. Tem truy xuất nguồn gốc là loại tem có chứa thông tin về thực phẩm, hàng hoá từ sản xuất, chế biến tới phân phối, tiêu thụ. Các thông tin đó được mã hoá dưới dạng mã vạch hoặc mã Qrcode, và người mua hàng có thể kiểm tra các thông tin này bằng cách cài đặt phần mềm quét mã vạch trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng để kiểm tra trước khi mua.

Với những thực phẩm có bao gói sẵn, không dán tem truy xuất nguồn gốc cũng cần lựa chọn sản phẩm có nhãn, mác đủ thông tin: tên sản phẩm; thành phần cấu tạo; định lượng sản phẩm; ngày sản xuất; thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản; hướng dẫn sử dụng; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; xuất xứ; các khuyến cáo, cảnh báo an toàn (nếu có)...

Chỉ chọn các thực phẩm còn hạn sử dụng, bao gói phải còn nguyên vẹn; không chọn các sản phẩm đóng hộp bị phồng lên hoặc rò rỉ, biến dạng do va đập, vỏ hộp có gỉ sét, hộp khi mở ra có mùi hôi, mùi lạ khác với mùi đặc trưng của sản phẩm kể cả còn hạn dùng.

(Tổng hợp) Biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết bạn nên biết 1

Đặc biệt, đối với thực phẩm tươi sống chúng ta nên mua ở các hàng quen, uy tín, nơi bán sạch sẽ. Với thịt, chọn loại có màu sắc tươi đặc trưng của từng loại gia súc, gia cầm; thịt có độ đàn hồi, thớ thịt mịn bóng, vết cắt có màu sắc bình thường, khô. Không chọn thịt có mùi lạ, mùi ôi hay có mùi thuốc kháng sinh.

Với các loại thủy, hải sản, tốt nhất là chọn thủy, hải sản còn sống, hoặc ít nhất là phải được bảo quản trong đá lạnh. Cá tươi phải có miệng ngậm kín, thân cá rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá. Vảy bám chặt vào thân cá, mang phải đỏ hồng. Phân biệt mùi tanh tự nhiên với mùi hôi tanh do hải sản bị phân hủy, ươn, thối.

Với gà còn sống nên chọn con mắt tinh nhanh, mào đỏ, lông óng mượt, lườn căng. Tránh mua gà bị xù lông, chảy dãi, mào tím tái, mắt lờ đờ hoặc nhắm mắt như buồn ngủ, hậu môn ướt, trắng bệch.

Rau, củ, quả lựa chọn loại còn tươi, màu sắc tự nhiên, nguyên cuống, không dập nát, héo úa... Không nên mua rau, quả trái mùa, rau quá non, quá mập, quả màu sắc quá đẹp vì dễ có thuốc kích thích, thuốc bảo quản. Không mua các loại củ đã mọc mầm, đặc biệt khoai tây mọc mầm rất độc.

(Tổng hợp) Biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết bạn nên biết 2

Không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm: Trước đây, chúng ta thường hay có thói quen tích trữ nhiều đồ ăn trong dịp Tết. Tuy nhiên, việc tích trữ đồ ăn lâu ngày khiến thực phẩm không còn tươi ngon, dễ bị nhiễm khuẩn, bởi vậy nên mua vừa đủ ăn trong những ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc mốc, hỏng. Để phòng trường hợp khan hiếm rau, rau giá cao, chúng ta chỉ nên mua các loại củ quả có thời gian để dưới 1 tuần. 

Chế biến thực phẩm an toàn: Đây là một trong những biện pháp quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, chúng ta cần lưu ý luôn sử dụng nguồn nước sạch; không gian chế biến thực phẩm phải luôn sạch sẽ, giữ bề mặt bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

Ăn ngay sau khi nấu: Chúng ta nên ăn ngay sau khi vừa nấu xong, càng để lâu mà không bảo quản tốt sẽ khiến cho thức ăn đễ bị nhiễm khuẩn, ôi, thiu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Nấu chín kỹ thức ăn, bảo đảm nhiệt độ bên trong thực phẩm phải đạt tới trên 70°C. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

(Tổng hợp) Biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết bạn nên biết 3

Rửa tay sạch: Trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.

Giữ sạch bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... để bảo đảm thức ăn không bị nhiễm khuẩn đến từ các loại côn trùng và các động vật khác.

Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Như vậy, để có thể đón Tết vui vẻ và vẫn giữ gìn được sức khỏe, chúng ta cần chú ý ăn vừa đủ các món ăn ngày Tết, ăn đúng giờ, không nên ăn quá nhiều vì các món ăn ngày Tết thường chứa nhiều năng lượng. Với trẻ nhỏ không nên cho uống nhiều nước ngọt, ăn mứt, kẹo nhiều để tránh làm các cháu bỏ bữa ăn chính gây ảnh hưởng đến tình trạng tăng trưởng dinh dưỡng của các cháu sau Tết.

Tin cùng chuyên mục
Cây lưỡi bò, món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây lưỡi bò, món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây lưỡi bò có tên gọi khác là cây chút chít, thổ đại hoàng, ngưu thiệt, dương đề… có vị chua đắng, tính lạnh. Cây lưỡi bò được biết đến như một dược liệu trong dân gian để điều trị các chứng ghẻ lở, u nhọt, viêm da…Sau đây là một số bài thuốc quý từ cây lưỡi bò mời các bạn tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025

Khai mạc giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025

Thể thao - Ngọc Chí - 22:49, 06/04/2025
Tối 6/4, tại Nhà thi đấu tổng hợp tỉnh Kon Tum, Cục Thể dục Thể thao Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc Vòng bảng giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025.
Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Photo - PV - 17:01, 06/04/2025
Bất chấp mưa giông, rét, hàng nghìn người dân vẫn nô nức đổ về khu vực hồ Văn Lang (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) theo dõi, cổ vũ giải bơi chải Việt Trì mở rộng chào mừng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng IPU-150

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng IPU-150

Thời sự - PV - 16:42, 06/04/2025
Sáng 6/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng, tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150).
Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xã hội - Hồng Phúc - 16:41, 06/04/2025
Cục Cảnh sát Giao thông cho biết, ngày 5/4, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người, bị thương 22 người.
Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 06/04/2025
Với mục tiêu xóa hơn 1.600 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, các cấp ngành của tỉnh Phú Yên đã huy động tối đa các nguồn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu như kế hoạch tỉnh đề ra.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Du lịch - Anh Trúc - 16:40, 06/04/2025
Việt Nam đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2025. Đây là lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay.
Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Tin tức - Anh Trúc - 16:39, 06/04/2025
Bộ Tư pháp cho biết, 6 tháng qua, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 16:39, 06/04/2025
Từ ngày 3 đến ngày 8/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã thành lập các Đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia.
Triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thời sự - PV - 11:19, 06/04/2025
Căn cứ quy định của pháp luật, trên cơ sở ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, khai mạc vào ngày 5/5/2025 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 28/6/2025. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Trang địa phương - Ngọc Chí - 11:18, 06/04/2025
Tính đến nay, đã có gần 1.900 hộ dân của tỉnh Kon Tum, chủ yếu là đồng bào DTTS thoát cảnh phải sinh sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát, nhờ chương trình xóa nhà tạm được tỉnh triển khai nhanh chóng.