Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nông sản an toàn và xu hướng tất yếu

Nguyễn Hưởng - 10:24, 20/07/2023

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, nhận thức rõ được lợi ích khi tham gia sản xuất nông sản an toàn thực phẩm (ATTP), những năm qua, nhiều Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thay đổi nhận thức, thói quen canh tác cũ. Từ đó, chuyển dần sang sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch của thị trường.

Mô hình sản xuất dưa leo của HTX Rau sạch Yên Dũng.
Mô hình sản xuất dưa leo của HTX Rau sạch Yên Dũng

Thay đổi nhận thức

Từng có thời kỳ tại nhiều địa phương xuất hiện tình trạng người dân sản xuất theo kiểu “rau hai luống, lợn hai chuồng” (ý nói trên cùng trên một thửa ruộng, được trồng một luống rau sạch để gia đình ăn; một luống sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, chất kích thích để bán, tương tự với nuôi lợn cũng thế). Tuy nhiên, đến nay theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình trạng này đã giảm đáng kể khi người dân được tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm với cộng đồng.

Tham gia nuôi cá đã hàng chục năm nhưng sau khi được Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật, được Hội Nông dân tuyên tuyền, vận động nên từ năm 2015 gia đình ông Nguyễn Văn Hoàn, thôn Kim Sơn, xã Thượng Lan (Việt Yên) đã bỏ nuôi cá theo lối cũ để chuyển sang quy trình đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Trên diện tích 3,6 nghìn m2 ông Hoàn nuôi thả 1 vạn con cá gồm trắm, chép, rô phi, dự kiến cuối năm sẽ cho thu hoạch khoảng 17 tấn. Ông Hoàn cho biết: Nuôi thả theo quy trình VietGAP giúp cá ít bị bệnh, chi phí giảm, hiệu quả kinh tế cao hơn trước đây, đầu ra cho sản phẩm thuận lợi, đặc biệt là bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Để chất lượng cá được thơm ngon, tôi dùng ngô bung, thóc mầm và trồng hơn 1 mẫu cỏ, tận dụng các loại rau, củ, quả trong vườn làm thức ăn cho cá.

Ông Nguyễn Văn Hoàn, thôn Kim Sơn, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên đã bỏ nuôi cá theo lối cũ để chuyển sang quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Nguyễn Văn Hoàn, thôn Kim Sơn, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên đã bỏ nuôi cá theo lối cũ để chuyển sang quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

Nhiều năm tham gia cung ứng rau, củ, quả sạch cho các siêu thị, doanh nghiệp (DN), trường học trong và ngoài tỉnh, HTX Dịch vụ nông sản sạch Bắc Giang tại khu Đồng Hòa, tổ dân phố Mai Đình, phường Đa Mai (Tp. Bắc Giang) mỗi năm canh tác trên diện tích 15ha và cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn lúa, rau, củ, quả như: Dưa chuột, dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, cà chua, và các loại rau ăn lá, rau gia vị...

Bà Nguyễn Thị Cương, Giám đốc HTX chia sẻ, Từ năm 2015, HTX tập trung sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó tuân thủ nghiêm quy trình, bảo đảm không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học ngoài danh mục được phép, đồng thời, dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học, phân bón hữu cơ và vi sinh. Một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến là ngâm ủ rượu với ớt, tỏi, gừng để phun cho cây, nước tưới bơm từ giếng khoan và không phun thuốc trừ cỏ. Sản phẩm được các DN về tận nơi thu mua để cung ứng cho hệ thống siêu thị, bếp ăn tập thể một số công ty, trường học.

Hành động vì ATTP

Theo thống kê của cơ quan chức năng, đến nay, diện tích rau an toàn của tỉnh Bắc Giang đạt 12,6 nghìn ha, tỷ lệ thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 56%, vải thiều 15,6 nghìn ha, chăn nuôi gia cầm đạt 49%, nuôi thủy sản 47,2%. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô từ vài chục đến hàng chục nghìn ha. Trong đó có 165 mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng, rau chế biến, rau an toàn, khoai tây, trên 300 mô hình sản xuất rau trong nhà lưới, nhà màng và khoảng 50 chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm an toàn.

Điển hình như: Vùng sản xuất rau tập trung của HTX Nông nghiệp Đồng Tâm 3 (Hiệp Hòa) sản lượng 500 tấn/năm, có hợp đồng liên kết thu mua với các DN như Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C, Công ty Cổ phần Green Farm, hệ thống siêu thị. Mô hình trồng rau an toàn VietGAP của HTX Rau sạch Yên Dũng quy mô trên 60ha có sự tham gia liên kết tiêu thụ của nhiều DN ở Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho các công ty, trường học, siêu thị, nhà hàng.

Vườn dưa leo trong nhà màng của HTX Dịch vụ nông sản sạch Bắc Giang.
Vườn dưa leo trong nhà màng của HTX Dịch vụ nông sản sạch Bắc Giang.

Ông Lã Văn Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cho biết: Để nhân rộng các hình thức sản xuất theo hướng bảo đảm ATTP, không chỉ ngành Nông nghiệp, Hội Nông dân, mà nhiều tổ chức, đoàn thể đã chung tay tổ chức các hoạt động như tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ chế phẩm sinh học. Qua đó nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng về tầm quan trọng của ATTP đối với sức khỏe con người. Tại nhiều địa phương hình thành cánh đồng xanh “3 không” (không vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, rác thải tại kênh mương nội đồng; không sử dụng thuốc trừ cỏ cháy; không sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng trong sản xuất).

Các cấp Hội Nông dân đã xây dựng mô hình điểm sản xuất bảo đảm ATTP như: Canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp Hoà, Việt Yên, Lục Nam, Sơn Động, Tân Yên; mô hình chăn nuôi gà thả vườn sử dụng chế phẩm sinh học với quy mô 11 nghìn con tại huyện Yên Thế, Việt Yên... Năm 2022, các cấp hội phối hợp tổ chức 105 hội nghị tập huấn, truyền thông cho gần 16.000 lượt người về kiến thức sản xuất, kinh doanh bảo đảm ATTP.

Việc sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ quy mô lớn, hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị là xu hướng tất yếu hiện nay. Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tuyên truyền và tổ chức cho gần 100% hội viên ký cam kết sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn. Đồng thời đẩy mạnh cuộc vận động 3 không: (Không sản xuất rau không an toàn; không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn; không kinh doanh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục).

“Thời gian tới Hội Nông dân tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch. Vận động hội viên, nông dân không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng hóa chất độc hại để giấm chín hoa quả, chất cấm trong chăn nuôi; không vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc... Vận động nông dân dần thay thế phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học sang phân bón hữu cơ, các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc thảo dược. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát hộ nông dân trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng cam kết bảo đảm ATTP”, ông Lã Văn Đoàn chia sẻ thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao

Gia Lai: Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao

Trong 2 ngày 24 và 26/4, Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97, TBR87 tại xã Ia Sao (huyện Ia Grai) và xã Ia Pết (huyện Đak Đoa).
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 3 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 3 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 4 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.