Analytic
Thứ Ba, ngày 08 tháng 04 năm 2025, 19:21:28

Báu vật truyền đời của bản Lạ

Việt Thắng - 17:09, 11/03/2022

Người dân bản Lạ, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) đang lưu giữ bức tượng Phật bằng đồng được dân bản góp tiền để đúc từ hơn 200 năm trước, như báu vật của bản. Và những câu chuyện kỳ bí về bức tượng này vẫn đang được bà con kể lại…

Bức tượng Phật - báu vật truyền đời của bản Lạ đang được thờ tại nhà văn hoá cộng đồng
Bức tượng Phật - báu vật truyền đời của bản Lạ đang được thờ tại nhà văn hoá cộng đồng

Bức tượng linh thiêng

Bức tượng Phật bằng đồng có màu đen, với chiều cao hơn 0,7 mét, nặng hơn 50 kg đang được thờ tại Nhà văn hoá cộng đồng bản Lạ, thuộc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương. Cựu giáo chức Lô Văn Đoàn, công dân của bản Lạ, là người dày công nghiên cứu về bức tượng quý này.

Theo ông Đoàn, bản của ông được hình thành từ năm 1757. Bấy giờ, cách bản Lạ không xa, ở xã Thạch Giám có một ngôi chùa, có nhiều người theo đạo Phật. Với mong muốn có đấng linh thiêng chở che, phù hộ nên dân bản Lạ đã góp tiền của để đúc nên bức tượng này.

Theo nhiều người cao tuổi của bản truyền lại, khi đúc pho tượng này có rất nhiều chuyện lạ xảy ra. Phải mất đến ba lần đúc tượng Phật mới thành. Hai lần trước, cứ mở khuôn thì tượng lại bị khuyết tay hoặc chân. Sau khi rà soát công việc, dân bản phát hiện ra là có một người phụ nữ goá chồng không đóng góp kinh phí đúc tượng. Được bà con vận động, bà  đã đồng ý cúng dường, và pho tượng ra lò đúng như trông đợi.

Lễ thỉnh tượng và xây bảo tháp ở bản Lạ ngày bấy giờ được cho là rất trang nghiêm và linh đình. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, phần vì phải chạy giặc, phần thì bảo tháp đã bị tàn phá nên bà con phải mang tượng Phật theo cùng. 

Cho đến năm 1953, bà con quay về bản cũ, do không còn tháp nên bà con quyết định tượng Phật được thờ ngay tại nhà trưởng bản. Cũng kể từ đó, ai lên làm trưởng bản cũng được nhận vinh dự thờ và bảo quản tượng Phật. Năm 2005, bản Lạ được đầu tư xây dựng nhà văn hoá, bà con lại quyết định rước tượng Phật về nhà văn hoá để thờ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, người dân bản Lạ không phải là phật tử, nhưng ai cũng quý trọng bức tượng, họ coi đó là báu vật truyền đời của bản. Cựu giáo chức Lô Văn Đoàn lí giải: Nhiều người cho rằng, nhờ có bức tượng, mà bản chúng tôi rất yên bình, bà con hoà thuận, ít bệnh tật xảy ra. Hầu hết các gia đình ở đây giữ gìn được nếp gia phong, cháu con phương trưởng.

Ông Lô Văn Đoàn nói về bảo vật của bản Lạ
Ông Lô Văn Đoàn nói về bảo vật của bản Lạ

Báu vật không thể mất

Cũng theo ông Đoàn, bức tượng Phật của bản Lạ đã rất nhiều lần bị trộm, nhưng cứ mất rồi lại tìm thấy. “Có thể do bức tượng bằng đồng, lại có màu đen, kẻ xấu nghĩ là đồng đen nên nhiều lần tìm cách ăn trộm bức tượng.”- ông Đoàn cho biết.

Chính ông Đoàn đã 3 lần chứng kiến bức tượng bị mất trộm. Lần thứ nhất là vào năm 1987, bức tượng được thờ ở nhà trưởng bản, thì bị bọn xấu phá vách trộm mất. Ông Đoàn đã lập đàn, làm chủ tế để xin Đức Phật hiển linh để tượng quý trở về với người dân. Chừng 20 ngày sau, người dân phát hiện bức tượng bị bỏ lại bên bờ suối.

Năm 1990, bức tượng một lần nữa bị đánh cắp. Ông Đoàn tin rằng, Đức Phật linh thiêng sẽ sớm trở về với dân bản. Đúng như thế, chỉ ít ngày sau chính những kẻ ăn cắp đã mang tượng về trả lại cho bản.

Lần thứ 3 bức tượng bị trộm là năm 2006. Lúc này bức tượng đã được rước đến thờ ở nhà văn hoá cộng đồng. Lợi dụng đêm tối, trời mưa to gió lớn, bọn trộm đã phá cửa và đưa bức tượng đi. Một buổi sáng, một người dân bản Lạ đi cắt cỏ, thấy có mấy người lạ nhảy trên chiếc xe tải xuống mép suối, dáng vẻ rất khả nghi nên đã chạy ngay về bản báo cáo. Bà con ùa ra thì đám người lạ bỏ chạy, kiểm tra khu vực mép suối, bà con phát hiện tượng Phật đang được giấu trong một lùm cây.

Trưởng bản Lạ - ông Lô Văn Hiền tỏ ra rất hãnh diện về bảo vật của bản mình: Đó là bảo vật của bản ta, ai cũng tôn kính và có trách nhiệm bảo vệ. Tuy không phải là phật tử, nhưng những thủ tục tắm tượng bằng nước quế, vẫn được bà con thực hành vào mỗi dịp của năm. Mỗi khi bản có lễ hội, sự kiện trọng đại, dân bản đều tề tựu để thắp hương, khấn Phật. Vừa rồi có một cháu đang làm ăn ở nước ngoài có ngỏ ý muốn được cung tiến để xây bảo tháp như xưa, bản đang xin ý kiến Nhân dân.

Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Người có uy tín và đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại các quận/huyện Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ).
Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan

Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Ngày 8/4, tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddinjon Ismailov.
Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm giới thiệu đến công chúng khoảng 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Trang địa phương - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày 8/7, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Păh (Gia Lai) đã triển khai di dời nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya) để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình du lịch.
Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Du lịch - H. Phúc - 3 giờ trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Xã hội - T.Nhân-N.Triều - 3 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có thông báo chính thức về việc di dời Nhà Văn hóa Lao động tỉnh tại số 86 đường Lê Duẩn, Tp. Quy Nhơn, để nhường đất triển khai dự án xây dựng Bảo tàng tỉnh Bình Định, với tổng mức đầu tư lên đến 700 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Media - BDT - 3 giờ trước
Dân tộc Si La là một trong những DTTS rất ít người, cư trú ở miền núi phía Tây Bắc và chỉ sinh sống ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng những chính sách cụ thể, người Si La đang nỗ lực duy trì, phát huy những nghi lễ, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Cúng bản là một trong những nghi lễ tín ngưỡng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phản ánh khát vọng vươn lên, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào Si La.
Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS có chỗ ở kiên cố. Bộ Công an là đơn vị luôn đồng hành cùng các địa phương và đi đầu trong việc triển khai thực hiện chương trình từ hỗ trợ kinh phí đến huy động lực lượng cùng tham gia.
Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Media - BDT - 3 giờ trước
Cùng với xạ đen, nấm linh chi, nghệ vàng... xáo tam phân là dược liệu chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vậy cách sử dụng loại thảo dược này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Những Người có uy tín ở thành phố mang tên Bác

Những Người có uy tín ở thành phố mang tên Bác

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 3 giờ trước
TP. Hồ Chí Minh hiện có trên 1.300 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng kinh nghiệm của bản thân, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chí Minh là cánh tay nối dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân. Tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng và đi đầu trong các phong trào yêu nước, Người có uy tín là nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Quảng Ngãi: Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1A

Quảng Ngãi: Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1A

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Xe khách đang lưu thông trên quốc lộ 1A, đoạn qua TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi bất ngờ bốc cháy lớn.