Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trao truyền hát lý của người Cơ Tu

Nguyệt Anh - 05:32, 08/04/2024

Truyền dạy, bảo tồn di sản hát lý của dân tộc Cơ Tu là một trong những nội dung thuộc Dự án 6 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021-2025) đang được ngành Văn hóa phối hợp với ngành Giáo dục và chính quyền địa phương các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng tích cực triển khai trong thời gian vừa qua, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Nhà Gươl của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại thôn Tà Lang, Giàn Bí được nâng cấp, sửa chữa trở thành nơi sinh hoạt của người Cơ Tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Nhà Gươl của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại thôn Tà Lang là nơi sinh hoạt văn hóa và truyền dạy hát lý của người Cơ Tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

Sự độc đáo của hát lý

Trên địa bàn TP. Đà Nẵng, cộng đồng người Cơ Tu sinh sống chủ yếu tại các thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc) và thôn Phú Túc (xã Hòa Phú) đều thuộc huyện Hòa Vang. Trong đó, 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí có hơn 250 hộ dân Cơ Tu sinh sống. Tại 2 thôn này đều có nhà Gươl là địa điểm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, hội họp của người dân trong thôn và phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng thức các loại hình văn hóa truyền thống của du khách. Đây cũng là điểm trưng bày các sản phẩm nghề truyền thống Cơ Tu quan trọng nhất trong các dịp lễ, tết…

Từ thời điểm cuối năm 2023 đến nay, cứ đến cuối tuần là tại nhà Gươl thôn Tà Lang lại ngân vang những câu hát lý. Đây là những buổi học của lớp học hát lý truyền thống do Phòng Văn hóa Thông tin huyện Hòa Vang phối lợp với UBND xã Hòa Bắc tổ chức. Lớp học có sự tham gia của gần 30 học viên, do 2 già làng, nghệ nhân Bùi Văn Siêng (còn gọi là Alăng Siêng, thôn Giàn Bí) và Đinh Hồng Khanh (thôn Tà Lang) đứng lớp. Để thế hệ trẻ người Cơ Tu hiểu hơn về nghệ thuật nói lý, hát lý truyền thống của người Cơ Tu, mỗi buổi truyền dạy hát, già làng - nghệ nhân Alăng Siêng đã giảng giải cho lớp hậu bối hiểu về lối nói lý, hát lý trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Lớp học hát lý của người Cơ Tu được tổ chức đều đặn mỗi cuối tuần ở nhà Gươl thôn Tà Lang (xã Hòa Bắc). Ảnh: Tư liệu
Lớp học hát lý của người Cơ Tu được tổ chức đều đặn mỗi cuối tuần ở nhà Gươl thôn Tà Lang (xã Hòa Bắc). Ảnh: Tư liệu

Theo đó, nghệ thuật nói lý, hát lý được người Cơ Tu dùng để đối đáp, thử tài nhau giữa các bậc cao niên hoặc giữa chủ nhà với khách trong các sự kiện, lễ Tết, cưới hỏi, ma chay. Đặc biệt, vào dịp Tết cổ truyền, lễ Mừng lúa mới, kết nghĩa ăn thề hay các hoạt động du lịch, hát lý được cất lên trong không gian sinh hoạt chung tại nhà Gươl, hòa nhịp cùng “vũ điệu dâng trời” Tung tung da dá và tiếng cồng chiêng, tiếng trống ngân nga, dìu dặt của đồng bào. Nội dung của những câu hát lý là sử dụng hình ảnh này để ẩn dụ, ví von với hình ảnh kia. Trong mỗi câu hát bao hàm những ý nghĩa sâu xa để đối phương giải nghĩa. Người nói lý, hát lý giỏi là người biết kết hợp hình ảnh, nội dung, giai điệu phù hợp để đối đáp khéo léo. Vì sự độc đáo đó mà điệu hát lý của người Cơ Tu đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015.

Nhiều năm nay, trong cộng đồng người Cơ Tu ở 2 xã Hòa Bắc và Hòa Phú, huyện Hòa Vang, già làng Alăng Siêng và Đinh Hồng Khanh là 2 nghệ nhân có uy tín luôn được dân làng cậy nhờ trong những dịp đám hỏi, đám cưới. Giỏi nói lý, hát lý nên 2 già làng này mới có thể đi làm ông mai (ông mối) cho nhiều đôi nam nữ người Cơ Tu nên duyên chồng vợ. Trong tập tục cưới hỏi của người Cơ Tu đều dùng những câu nói lý, hát lý. Bắt đầu lễ hỏi, ông mai nói lý để trình bày việc xin cưới với nhà gái. Sau khi chấp nhận lời hỏi cưới, nhà gái muốn thách cưới, đòi sính lễ gì đều sẽ hát lý để tỏ bày nguyện vọng. “Hai bên hát lý đối đáp qua lại để thống nhất sính lễ. Bởi vậy, ông mai của nhà trai bao giờ cũng là người được kính trọng, tin tưởng mới giao phó trách nhiệm, phải biết hát lý, nói lý giỏi, hay để nhà gái không chê cười”, già Alăng Siêng cho biết.

Già làng Alăng Siêng giảng giải cho lớp học về nghệ thuật hát lý - nói lý truyền thống của người Cơ Tu. Ảnh: Tư liệu
Già làng Alăng Siêng giảng giải về nghệ thuật hát lý - nói lý truyền thống của người Cơ Tu. Ảnh: Tư liệu

Việc tổ chức và duy trì lớp học hát lý cho bà con Cơ Tu ở các thôn Tà Lang, Giàn Bí là cách để duy trì văn hóa, không để bản sắc của đồng bào Cơ Tu dần mai một.

Già làng Alăng Siêng Thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng

Trong lễ đâm trâu, ăn lúa mới của người Cơ Tu, bên cạnh điệu múa dâng trời tung tung da dá, biểu diễn cồng chiêng, hát lý cũng là cách để mọi người chúc Tết, để người già căn dặn lớp trẻ vào dịp năm mới. Trong không khí đầm ấm, sum vầy của năm mới, dưới mái Gươl, những câu hát lý gửi gắm kỳ vọng của các bậc cao niên về một năm mới tốt đẹp hơn, trời đất phù hộ cho dân làng cơm no áo ấm, bản làng đoàn kết, gắn bó…

"Thời gian tới, chúng tôi cũng mong muốn chính quyền tiếp tục hỗ trợ để hát lý được duy trì trong các lễ hội truyền thống cũng như các chương trình, sự kiện du lịch địa phương, góp phần gìn giữ, quảng bá nét văn hóa truyền thống độc đáo này”, già làng Alăng Siêng bộc bạch.

Trao truyền, bảo tồn, phát huy di sản

Còn tại tỉnh Quảng Nam, di sản nói lý, hát lý của dân tộc Cơ Tu đã được đưa vào trường học để truyền day cho học sinh người DTTS. Nhiều CLB nói lý, hát lý Cơ Tu đã được thành lập. Đơn cử như Câu lạc bộ (CLB) Nói lý, hát lý Cơ Tu của Trường THPT Quang Trung (thị trấn P’rao, huyện Đông Giang) thường xuyên duy trì các buổi sinh hoạt và trao truyền nói lý, hát lý cho học sinh.

Tham gia các CLB nói lý, hát lý Cơ Tu, học sinh và thanh niên ở huyện Đông Giang được các nghệ nhân truyền dạy cho lối nói lý, hát lý truyền thống. Ảnh: Tư liệu
Tham gia các CLB nói lý, hát lý Cơ Tu, học sinh và thanh niên ở huyện Đông Giang được các nghệ nhân truyền dạy cho lối nói lý, hát lý truyền thống. Ảnh: Tư liệu

Ra mắt và duy trì hoạt động hơn 2 năm qua, mỗi năm học, CLB nói lý, hát lý của trường có 48 học sinh tham gia. Gươl truyền thống đồng bào Cơ Tu trong khuôn viên trường là nơi sinh hoạt định kỳ của CLB.

Tại các buổi sinh hoạt, các học sinh trong CLB nói lý, hát lý nhà trường được các vị có uy tín, các nghệ nhân Cơ Tu nói chuyện về cái hay, cái đẹp của nói lý, hát lý truyền thống của đồng bào mình. Các em cũng được các nghệ nhân hướng dẫn cách nói lý, hát lý.

Nghệ nhân Arất Tiếp (thị trấn P’rao) thường xuyên tham gia nói chuyện và hướng dẫn cách nói lý, hát lý cho học sinh, ông chia sẻ: “Phải truyền đạt nói lý, hát lý Cơ Tu một cách tốt nhất cho các cháu. Tôi cũng như các già làng, những người am hiểu nói lý, hát lý rất vui vì nhiều học sinh tiếp thu học hỏi về nói lý, hát lý truyền thống của đồng bào”.

Các già làng hát lý trong ngày ra mắt CLB nói lý, hát lý thôn Tà Vạc (thị trấn P’rao). Ảnh: Tư liệu
Các già làng hát lý trong ngày ra mắt CLB nói lý, hát lý thôn Tà Vạc (thị trấn P’rao). Ảnh: Tư liệu

Em cảm thấy tự hào và rất là vui khi nhà trường xây dựng một môi trường rất có ích để các em học tập, hiểu biết hơn về phong tục văn hóa của đồng bào Cơ Tu mình.

Alăng Thị Ba Học sinh Trường THPT Quang Trung, thị trấn P’rao, huyện Đông Giang, Quảng Nam

Cùng với CLB Nói lý, hát lý Cơ Tu tại Trường THPT Quang Trung, đến nay, huyện Đông Giang đã thành lập thêm CLB Nói lý, hát lý tại thôn Bhờ hôồng (xã Sông Kôn), CLB Nói lý, hát lý thôn Tà Vạc (thị trấn P’rao) và CLB Nói lý, hát lý thôn Tơngung Abung (xã A Roi).

Hầu hết thành viên tham gia các CLB nói lý, hát lý là học sinh và đoàn viên thanh niên. Sinh hoạt trong các CLB nói lý, hát lý, học sinh và đoàn viên thanh niên được các nghệ nhân Cơ Tu hướng dẫn nói lý, hát lý một cách bài bản. Nội dung nói lý, hát lý tập trung vào việc tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục; vận động người dân đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng nông thôn mới…

Thông qua CLB nhằm tuyên truyền sâu rộng đến thế hệ trẻ và người dân về bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, bản sắc của đồng bào; góp phần làm cho đời sống của đồng bào dân tộc Cơ Tu ngày càng tốt đẹp hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
"Chữa bệnh" cho chiêng

"Chữa bệnh" cho chiêng

Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 7 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 7 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 7 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 8 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 8 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).