Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản cam kết "đặc biệt" ở những bản người Mông

Văn Hoa - 15:15, 03/05/2022

“5 việc phải làm - 5 việc không làm”, là nội dung bản cam kết đặc biệt, là tâm tư, nguyện vọng giúp thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Than Uyên (Lai Châu). Bản cam kết này đã và đang tạo sự gắn bó, đoàn kết bản làng, từng bước thay đổi cuộc sống đồng bào Mông, có sức lan tỏa lớn đến đồng bào các dân tộc khác.

Nếp sống văn hóa mới từng bước thay đổi cuộc sống người dân. (Ảnh: Nguyễn Cường)
Nếp sống văn hóa mới từng bước thay đổi cuộc sống người dân. (Ảnh: Nguyễn Cường)

Bản cam kết đặc biệt

5 việc phải làm có rất nhiều nội dung, trong đó: Phải cùng nhau thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…, giữ nguyên truyền thống tôn kính tổ tiên…; phải đến trạm y tế khám, chữa bệnh khi ốm, đau…; phải tổ chức đám cưới trên cơ sở nam, nữ yêu nhau và tự nguyện lấy nhau…; phải tổ chức đám ma tiết kiệm, hạn chế mổ trâu, bò, lợn, gà... chỉ ăn uống bình thường với khả năng của gia đình hiện có, người chết phải được cho vào quan tài và được chôn cất cẩn thận; phải duy trì các lễ hội truyền thống tốt đẹp của người Mông, khi tổ chức các lễ hội mọi người được tự nguyện mang đến lễ hội những gì mà mình có để góp vui.

Cùng ông Giàng A Chay, cán bộ Phòng Dân tộc huyện Than Uyên đến xã vùng cao Tà Mung, nơi có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống, cũng là quê hương của ông Chay.

Trên đường đi, ông Chay kể: Trước đây cuộc sống người Mông ở Tà Mung vất vả lắm, kinh tế khó khăn nhưng thách cưới 30 - 40 triệu đồng; việc tổ chức tang lễ kéo dài (5 - 7 ngày) và giết mổ nhiều gia súc, gia cầm gây nên lãng phí và gánh nặng cho gia đình; còn nhiều người khi ốm không đi viện mà mời thầy cúng…

“Một số đối tượng đã lợi dụng tâm lý, sự thiếu hiểu biết của người dân, đặc biệt là những hộ khó khăn, có bệnh tật đang nằm viện hoặc có bệnh chữa không khỏi, thì họ sẽ đến thăm, cho một ít tiền hoặc nhu yếu phẩm nhằm lôi kéo đồng bào, bảo họ bỏ bàn thờ không cúng tổ tiên mà đi theo đạo lạ, gây nên những bất ổn an ninh, trật tự ở địa phương…”, ông Chay kể.

Câu chuyện như rút ngắn quãng đường, chúng tôi cũng về đến địa bàn xã Tà Mung. Ông Chay giới thiệu về những mô hình trồng hoa đón khách du lịch, về vườn trồng chanh leo liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, về nét đặc sắc của chợ phiên Tà Mung… và những đổi thay trong cuộc sống của người dân sau khi kí vào bản cam kết đặc biệt có “5 việc phải làm - 5 việc không làm”.

Tại bản Hô Ta, chúng tôi gặp ông Mùa Khua Dơ, 70 tuổi, Người có uy tín trong bản. Bên bếp lửa giữa nhà, ông Dơ kể về những khó khăn khi tuyên truyền thực hiện bản cam kết: “Mình giải thích cho họ, họ bảo mình chả giúp được gì cho họ nên họ không nghe. Do đó, các già làng, các cán bộ thôn xã nhiều lần đến từng nhà vận động, dần dần thái độ của họ cũng thay đổi”.

5 việc không làm: Không trồng, không hút thuốc phiện, không tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy…; không di cư tự phát, không chặt cây và đốt, phá rừng làm nương rẫy; không thả rông trâu, bò, dê, ngựa, lợn dẫn đến phá hoại nương, rẫy…; không nghe kẻ xấu tuyên truyền bỏ bàn thờ theo đạo trái pháp luật, không nhờ thầy cúng…; nhà gái không lấy quá 100 kg lợn hơi, 5 triệu đồng tiền mặt, 40 lít rượu, bạc trắng đối với nhà trai…; không để người chết quá 2 ngày mới chôn; không mổ quá 1 con trâu hoặc 1 con bò, nếu mổ trâu, bò phải được sự đồng ý của Trưởng bản và Người có uy tín của bản.

“Nhờ tích cực tuyên truyền nên nhiều hộ gia đình quay lại lập bàn thờ tổ tiên, ông đã hỗ trợ giấy dán bàn thờ và con gà để khuyến khích. Ban đầu nhiều dòng họ vẫn tổ chức việc tang theo nếp cũ, nhưng qua tuyên truyền thì dần dần người dân đã hiểu thực hiện bản cam kết là để cuộc sống tốt đẹp hơn”, ông Dơ phấn khởi nói.

Rồi ông nói tiếp: Bây giờ ốm thì người dân đã đi trạm xá, bệnh viện huyện để chữa bệnh thay vì vẫn để ở nhà cúng; tất cả 11 dòng họ (Giàng, Tráng, Thào, Hảng, Vàng, Cứ, Vừ, Lý, Sùng, Hờ, Mùa) ký cam kết thực hiện nếp sống mới trong việc tang ma, nhiều hộ gia đình lập lại bàn thờ tổ tiên…

Dẫn chúng tôi đi quanh bản, ông Dơ kể về những đổi thay của bản, những hỗ trợ từ cây giống, vật nuôi, đường giao thông nông thôn. Ông vui vì hiện nay người dân có ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa, ngày càng có nhiều các mô hình kinh tế hiệu quả; đường bê tông trải khắp các bản làng…

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Thiết, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tà Mung, ông cũng là người Mông tại địa phương thông tin, bản cam kết là do người dân tự bàn bạc, tự đề xuất theo hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền huyện, xã, trực tiếp có sự chỉ đạo UBND huyện. Bản cam kết được hình thành từ những tâm tư, nguyện vọng của chính bà con Nhân dân, nên việc thực hiện bản cam kết, bà con rất phấn khởi.

Bản cam kết góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
Bản cam kết góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Qua lời kể của ông Thiết, ông Dơ, ông Chay và qua việc đi thăm một số hộ dân trong bản Hô Ta, chúng tôi cảm nhận rằng, cũng thật không dễ để vận động đồng bào, thay đổi nếp sống cũ bởi nó đã ăn sâu vào cuộc sống, cách nghĩ của đồng bào.

Nhưng đến nay, 100% các hộ đều kí vào bản cam kết và thực hiện tốt, vì thế cuộc sống của người dân đã có những chuyển biến tích cực, bà con không còn theo đạo lạ, lập lại bàn thờ cúng tổ tiên… mới thấy được phần nào những khó khăn, vất vả của những người làm công tác tuyên truyền như ông Dơ, ông Thiết, ông Chay, hay nói rộng ra là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị của huyện Than Uyên.

Rời bản Hô Ta, tôi được ông Chay đèo trên xe máy đi một vòng quanh xã, trước một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đi qua cây cầu treo, với vực sâu hút mà người dân nơi đây gọi là “cây cầu mơ ước”, rồi len lỏi qua những đồi chè, những hàng hoa anh đào đỏ ửng trên ngọn núi bao la… Cảnh đẹp khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng. Ông Chay nói, bà con đang cố gắng xây dựng nếp sống văn hóa mới, chung tay xây dựng Tà Mung trở thành một điểm du lịch.

Rực rỡ sắc màu trong trang phục dân tộc Mông tại Chợ phiên vùng cao Tà Mung
Rực rỡ sắc màu trong trang phục dân tộc Mông tại Chợ phiên vùng cao Tà Mung

Quyết tâm thay đổi

Đem những kết quả trong việc xây dựng “Nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông” xã Tà Mung, chia sẻ với ông Lò Văn Hương, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, ông Hương cho biết, để có được những kết quả đó là cả một quá trình dài.

Chủ tịch huyện thông tin, ở Than Uyên có 21 bản dân tộc Mông. Các bản người Mông có tỷ lệ hộ nghèo cao, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn, nhiều gia đình còn đi theo đạo trái pháp luật, gây nên những bất ổn về an ninh, trật tự.

Trước thực trạng đó, Huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức nhiều hội nghị bàn bạc,  xin ý kiến già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, Người có uy tín, đại diện các hộ dân của người Mông ở 21 bản, với quyết tâm tìm ra các giải pháp khắc phục. Từ đó, đã xây dựng nên nội dung và ký cam kết “Nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông”, với 8 việc nên làm và 8 việc không nên làm, sau đó rút ngắn lại thành “5 việc phải làm và 5 việc không làm”.

Chủ tịch huyện Lò Văn Hương cũng nhấn mạnh, để việc xây dựng nếp sống văn hóa luôn  được duy trì và  bền vững, Than Uyên đã tích cực vận động, hỗ trợ sinh kế để người dân phát triển sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật. Đến nay, có nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao, tạo được nhiều việc làm cho người dân địa phương.

Có thể thấy rằng, bản cam kết “Nếp sống văn hóa mới trong đồng bào dân tộc Mông” thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo trong xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện Than Uyên. Bản cam kết đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng thay đổi của người dân, nên đã tạo ra một luồng gió mới, giúp thay đổi nhận thức vốn tồn tại lâu đời trong cuộc sống đồng bào người Mông, tạo được sự lan tỏa tới các cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Tin nổi bật trang chủ
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 6 phút trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 4 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 5 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 5 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 5 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 5 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.