Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN: "Cái lớn là phục vụ Nhân dân"

PV - 19:32, 03/07/2021

Chiều 3/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đã họp phiên đầu tiên, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự phiên họp có: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Trưởng Ban; đồng chí Phan Đình Trạc, Phó Trưởng Ban thường trực và các thành viên của Ban Chỉ đạo.

Phiên họp đầu tiên này diễn ra sau hơn 1 tháng kể từ khi Bộ Chính trị có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo ngày 21/5/2021 (gồm 21 thành viên, trong có 9 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư).

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ngay sau khi Bộ Chính trị có quyết định thành lập, Chủ tịch nước đã chủ trì nhiều buổi làm việc để có những nội dung phục vụ cho phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Trong đó, đã tổ chức lấy ý kiến góp ý của 12 chuyên gia, nhà khoa học pháp lý hàng đầu khu vực phía Bắc.

Chủ tịch nước nêu rõ, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Trong đó yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo các cơ sở nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Cùng với đó là xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định với quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.

Đề án này có phạm vi nghiên cứu rộng, thời gian trình Trung ương vào tháng 10/2022. Do đó phải xây dựng, hoàn thiện rất nhiều nội dung. Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đề nghị các thành viên cho ý kiến vào Kế hoạch xây dựng Đề án; quyết định phân công thành viên Ban Chỉ đạo; đề cương của Đề án; các nội dung nghiên cứu phải bảo đảm tầm nhìn chiến lược đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.

“Tinh thần là chúng ta có một đề án có tính chiến lược, thiết thực đối với người dân và cơ quan nhà nước”, Chủ tịch nước nói. Đề án phải bảo đảm khoa học, thực tiễn, không sao chép.

Tại phiên họp, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thanh Hải, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng tổ biên tập công bố quyết định của Bộ Chính trị thành lập Ban chỉ đạo, báo cáo tóm tắt dự thảo kế hoạch xây dựng đề án, quyết định phân công, đề cương, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Theo dự thảo kế hoạch, nội dung nghiên cứu của đề án gồm 12 vấn đề; sẽ tổ chức thảo luận, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học ở Trung ương và địa phương về các vấn đề liên quan đến nội dung của Đề án, hoàn thành trước ngày 30/4/2022.

Góp ý vào các vấn đề cụ thể, các thành viên dự họp cho rằng, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam đã được làm từ lâu, thể hiện ngay trong Hiến pháp năm 1946. Do đó, cần có sự đánh giá, tổng kết quá trình này qua từng giai đoạn, qua đó xác định những nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới với tầm nhìn 2030 và 2045. Trong đó có thể tập trung vào thời gian kể từ khi nước ta thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, trọng tâm là từ khi thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 và Hiến pháp năm 2013.

Các đại biểu cũng bày tỏ tán thành với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về việc dù có nhiều chuyên đề lý luận chuyên sâu về Nhà nước pháp quyền, nhưng cách tiếp cận của Đề án này phải bảo đảm có cách tiếp cận mới, có sự đột phá về thực hiện tầm nhìn đến năm 2045, tránh sao chép.

Trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng thì cần có đánh giá tác động của hội nhập với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của nước ta.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phải hài hòa với luật pháp quốc tế, đáp ứng được việc thực thi các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia và dân tộc.

Bên cạnh đó, cần đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bởi đã xuất hiện nhiều mô hình mới trong nhiều lĩnh vực xuất hiện thì pháp luật cũng phải theo kịp và điều chỉnh. Cùng với đó là làm rõ mối quan hệ và sự phân cấp, phân quyền giữa chính quyền Trung ương và địa phương; mô hình chính quyền đô thị đang xuất hiện cũng như mô hình mới có thể xuất hiện trong tương lai. Trong quá trình phát triển kinh tế vùng thì cũng cần nghiên cứu thể chế trong lĩnh vực này.

Một số thành viên cho rằng, cần hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn với phục vụ việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Không phải là một đề án pháp trị"

Kết luận phiên họp, Chủ tịch nước nêu rõ, đây là Đề án lớn, có tính chiến lược, một Đề án khó, liên quan đến các nhánh quyền lực, nhưng Đề án này nhằm phục vụ Nhân dân, tạo điều kiện cho đất nước phát triển với tinh thần dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, “chứ không phải là một đề án pháp trị”. “Cái lớn là ở chỗ đó, phục vụ người dân”.

Chủ tịch nước kết luận, phiên họp cơ bản thống nhất nội dung, chương trình đề ra.

Chủ tịch nước cho biết, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã giao Trung ương khóa XIII nghiên cứu ban hành Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030 định hướng đến năm 2045 với mục tiêu xây dựng Nhà nước kiến tạo, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định; xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ; xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch; xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Nhắc lại nội dung này, Chủ tịch nước mong muốn các thành viên Ban Chỉ đạo, cơ quan liên quan nêu cao tinh thần trách nhiệm để “chúng ta có một Đề án tốt thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng đã giao”. “Chúng ta mong mỏi Chiến lược này đóng góp vào sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới”.

Do đó, yêu cầu quan trọng, bao trùm là xây dựng Đề án cần bám sát các quan điểm, các chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Việc xây dựng Đề án phải có phương pháp tiếp cận khoa học, có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045, phải phù hợp với xu hướng phát triển quốc tế dựa trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống về lý luận, thực tiễn đặt ra trong yêu cầu cụ thể của tình hình trong nước. “Khi tiếp xúc các nhà khoa học thì các đồng chí đều nói chúng ta cần phải đặt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển ở tầm cao, cách mạng công nghiệp 4.0”.

Chủ tịch nước gợi mở, các vấn đề đưa ra đều cần đánh giá thực trạng một cách khách quan, đánh giá đúng mức xem “chúng ta đang ở đâu và chúng ta phải làm gì”.

Về kế hoạch xây dựng Đề án, các thành viên Ban Chỉ đạo đều thống nhất mục tiêu, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu, các nội dung nghiên cứu và phân công thực hiện Đề án nêu trong dự thảo kế hoạch. Chủ tịch nước lưu ý, Đề án cần bảo đảm tiến độ, đúng thời hạn, chất lượng tốt, “Chứ không bổn cũ chép lại, cơm nấu lại thành nhão”. Phải phân công trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, gắn mục tiêu, lộ trình cụ thể với từng công việc. Cùng với đó là huy động được trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, mọi tầng lớp nhân dân qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo.

Về mốc thời gian tổng kết, theo Chủ tịch nước, lấy thời điểm từ khi có Cương lĩnh năm 1991. Tuy nhiên, tùy từng chuyên đề, từng nội dung thì có thể xác định mốc thời gian cụ thể, linh hoạt, phù hợp.

Chủ tịch nước cũng nhất trí, phải sự đột phá trong các nội dung nhưng dựa trên bước đi vững chắc, đặc biệt là lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng. Các chuyên đề có thể đưa ra ý tưởng mới, tư duy mới, nhận thức mới, tầm nhìn rất xa nhưng quan trọng nhất là thuyết phục được các cơ quan có thẩm quyền./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Giải cứu 2 cô gái người Phù Lá sau nhiều năm bị bán ra nước ngoài

Giải cứu 2 cô gái người Phù Lá sau nhiều năm bị bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 11:07, 01/06/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh vừa giải cứu thành công 2 cô gái người Phù Lá (trú tại xã Tả Phời, Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) bị lừa bán sang nước ngoài khi vừa học hết lớp 7, sau nhiều năm lưu lạc làm việc tại nhiều nước.
Sản lượng cà phê Việt Nam ước giảm mạnh do El Nino

Sản lượng cà phê Việt Nam ước giảm mạnh do El Nino

Kinh tế - Minh Thu - 11:04, 01/06/2024
Nắng nóng đặc biệt gay gắt và kéo dài bởi hiện tượng khí hậu EL Nino là một trong những nguyên nhân chính dự kiến sẽ kéo giảm sản lượng cà phê của Việt Nam xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Nhiều đầu sách cho trẻ em nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6

Nhiều đầu sách cho trẻ em nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6

Giáo dục - Minh Thu - 11:02, 01/06/2024
Đúng dịp mùa Hè 2024, nhiều Nhà xuất bản đã giới thiệu, ra mắt những đầu sách phù hợp để phục vụ bạn đọc nhí. Ngoài truyện tranh, các nhà xuất bản còn cho ra mắt những quyển sách phát huy trí tưởng tượng, cung cấp kiến thức, dạy trẻ kỹ năng sống, sách về văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Kiểm soát rủi ro phải trở thành văn hóa và nếp sống

Kiểm soát rủi ro phải trở thành văn hóa và nếp sống

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 10:26, 01/06/2024
Rủi ro xảy ra do thiên tai, bệnh dịch… là điều chúng ta không lường trước được, nhưng rất nhiều rủi ro là hệ quả của những sai sót trong quy trình, trong hành vi đã nhìn thấy. Cần đưa nhận thức kiểm soát rủi ro trở thành văn hóa và nếp sống của mỗi cá nhân, tổ chức.
Phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024

Phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024

Tin tức - Thanh Nguyên - 10:23, 01/06/2024
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức phát động “Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024” tại Việt Nam.
Tin trong ngày - 31/5/2024

Tin trong ngày - 31/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng thăm, tặng quà Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội. Xuất cấp gạo hỗ trợ Nhân dân 5 địa phương dịp giáp hạt năm 2024. Niềm tự hào của đồng bào Mông ở Si Ma Cai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Nâng cao chất lượng mô hình Tổ truyền thông cộng đồng thực hiện bình đẳng giới

Đắk Lắk: Nâng cao chất lượng mô hình Tổ truyền thông cộng đồng thực hiện bình đẳng giới

Công tác Dân tộc - Hoàng Thùy - 10:21, 01/06/2024
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk cho biết, các cấp Hội trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 330 Tổ truyền thông cộng đồng nhằm thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, trong đó có 10 mô hình chỉ đạo điểm của tỉnh.
Kiên Giang: Cục Tuyên huấn nắm tình hình công tác tuyên huấn ở khu vực biên giới đất liền

Kiên Giang: Cục Tuyên huấn nắm tình hình công tác tuyên huấn ở khu vực biên giới đất liền

Trang địa phương - Hạnh Nguyên - 10:19, 01/06/2024
Ngày 31/5, tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, Đoàn công tác Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) do Đại tá Nguyễn Thế Mạnh - Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn làm Trưởng đoàn đã làm việc, nắm tình hình công tác tuyên huấn ở khu vực biên giới đất liền Tp. Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).
Quảng Ninh: Công an tỉnh phát động chương trình ủng hộ Smartphone giúp người dân vùng DTTS

Quảng Ninh: Công an tỉnh phát động chương trình ủng hộ Smartphone giúp người dân vùng DTTS

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10:15, 01/06/2024
Ngày 30/5, tại Tp. Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ phát động Ủng hộ Smartphone đồng hành chuyển đổi số và Đề án 06 cùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.
Gia Lai: 270 nghệ nhân người Ba Na tham gia Liên hoan cồng chiêng tại Yang Bắc

Gia Lai: 270 nghệ nhân người Ba Na tham gia Liên hoan cồng chiêng tại Yang Bắc

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 10:13, 01/06/2024
Ngày 31/5, UBND xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ V năm 2024. Tham dự, có 270 nghệ nhân là đồng bào DTTS Ba Na đến từ 6 làng trên địa bàn xã.
Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc

Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc

Chính sách dân tộc - Thúy Hồng - 10:10, 01/06/2024
Chiều 31/5, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các trường chuyên biệt trực thuộc Ủy ban Dân tộc.