Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trường phổ thông DTNT THCS Con Cuông (Nghệ An): Trong quý 1 năm 2024 sẽ khởi công xây dựng

Nguyễn Thanh - 06:59, 02/01/2024

Đó là thông tin không thể vui hơn khi lãnh đạo huyện Con Cuông đã chia sẻ với chúng tôi như vậy. Và, điều đó hẳn nhiên cũng sẽ chấm dứt cảnh thầy dạy học nhờ, trò xin ở tạm kéo dài suốt 10 năm qua ở một ngôi trường vùng cao.

Ben trong phòng nội trú của học sinh nam
Phòng nội trú của học sinh nam rất chật chội

Dạy nhờ, học nhờ và ở tạm

Trường phổ thông DTNT THCS Con Cuông (Nghệ An) được thành lập năm 2013, dành cho những học sinh DTTS trên địa bàn huyện. Thời điểm thành lập, do chưa có cơ sở vật chất mới, nên trường mượn cơ sở cũ của Trường THCS Bồng Khê (thôn Thanh Nam, xã Bồng Khê) do trường này sáp nhập với Trường THCS thị trấn Con Cuông.

Năm học 2023 - 2024, Trường phổ thông DTNT THCS Con Cuông tiếp tục làm hồ sơ xin gia hạn thời gian mượn cơ sở vật chất dạy học với Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Nghệ An.

Cô Nguyễn Thị Hà, giáo viên dạy bộ môn Tin học của trường tâm sự: Rất khổ sở và bất tiện. Do không có phòng máy, chúng tôi dạy lý thuyết tại lớp, còn phần thực hành thì… di chuyển 1km sang Trung tâm Giáo dục thường xuyên để học.

Tại khu vực mượn tạm của Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Nghệ An, Trường phổ thông DTNT THCS Con Cuông đã phải sử dụng góc chân cầu thang từ tầng 1 lên tầng 2 dãy phòng học để cải tạo thành phòng y tế kiêm thư viện, thiết bị, đoàn đội. Trong diện tích chật hẹp của gầm cầu thang, mọi chỗ trống được tận dụng để chứa tài liệu, bàn ghế làm việc và cả đồ thí nghiệm hóa học. 

Cô Phạm Thị Hương Giang, giáo viên môn hóa học chia sẻ: Nhà trường không dám mua đủ thiết bị, ống nghiệm, hóa chất vì không có nơi bảo quản an toàn. Mọi hoạt động thực hành, thí nghiệm, giáo viên chủ yếu giới thiệu với học sinh qua clip mô phỏng nên rất thiệt thòi cho học sinh và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy học.

Ban giám hiệu và kế toán làm việc trong một căn phòng chật chội
Ban Giám hiệu và kế toán làm việc chung trong một căn phòng

Ngồi kế bên, cô Trần Thị Ánh Nguyệt, nhân viên y tế học đường cố nói thật to nhưng giọng điệu thì buồn bã: Ai cũng động viên nhau chịu khó, chịu khổ vì sự học của học sinh vùng cao. Nhìn vào cơ sở vật chất, quả thực thiếu thốn, vất vả không kể hết.

Thiếu phòng dạy học, các phòng chức năng cũng như sinh hoạt chào cơ, thể dục thể thao… đã đành; hàng trăm học sinh của trường phổ thông DTNT THCS Con Cuông đang phải ở tạm suốt cả thập kỷ.

Năm học 2023-2024, Trường phổ thông DTNT THCS Con Cuông có 385 học sinh bố trí ở tại ký túc xá mượn của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, cách nơi học khoảng 1km.

Hiệu trưởng trường phổ thông DTNT THCS Con Cuông Lô Văn Thiệp xót xa: Toàn bộ học sinh của trường ở chen chúc trong 10 phòng nội trú, với 5 phòng nam và 5 phòng nữ, mỗi phòng chừng 10 em rất khốn khổ vì mùa đông thì rét mà mùa hè thì quá nóng. Học sinh nam ở dãy nhà cấp 4 đã cũ, tường bong tróc thành từng mảng. Học sinh nữ được ưu tiên ở dãy phòng mới, nhưng lại dựng hoàn toàn bằng tôn.

Khu vực dưới chân cầu thang được tận dụng làm phòng đoàn đội, văn thư, y tế
Khu vực dưới chân cầu thang được tận dụng làm phòng đoàn đội, văn thư, y tế

Chúng tôi đã mắt thấy, tai nghe những lời mà vị hiệu trưởng đã kể. Bên trong mỗi phòng, mọi diện tích được tận dụng triệt để. Phần lớn dùng để kê dãy giường 2 tầng, chỉ sót lại khoảng trống nhỏ ở giữa làm lối đi lại. Sách, vở được gác trên ô thông gió. Đồ dùng cá nhân treo trên tường hoặc cho vào rương nhôm đẩy xuống gầm giường hay khoảng trống nào có thể.

Ở thì vậy, còn chỗ ăn cũng khổ sở không kém. Khu vực dùng làm nhà ăn được tận dụng không gian phía trước của dãy phòng học Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Đây cũng là nơi để các em học bài buổi tối vì phòng ở thiếu ánh sáng, không đủ diện tích.

Sẽ khởi công xây dựng trong quý 1 năm 2024

Lâu nay, để có chỗ ở cho học sinh, hàng năm, nhà trường đã vận động phụ huynh góp tranh, tre, nứa, lá và ngày công để dựng nhà ở nội trú, đào giếng lấy nước sinh hoạt. Đồng thời tận dụng khoảng không gian giữa các dãy phòng học làm bếp và chỗ ăn tập thể cho hơn 300 học sinh; khắc phục, sửa chữa, để có nơi làm việc, học tập cho cán bộ, giáo viên, học sinh. Còn hoạt động thể dục thể thao của học sinh được tận dụng từ sân nhà văn hóa thôn Thanh Nam làm nơi tổ chức.

Nhưng, mấy trận lũ liên tiếp vào năm 2018 đã khiến trường học nằm bên bờ sông Lam ngập nặng buộc phải sơ tán khẩn cấp. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên nhà trường, huyện Con Cuông quyết định chuyển trường dân tộc nội trú về 2 địa điểm. Theo đó, hoạt động dạy học được mượn tạm của Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Nghệ An, gồm dãy nhà 2 tầng làm phòng học cho 12 lớp. Ban giám hiệu và kế toán gồm 4 người chung 1 phòng làm việc chưa đến 15m2. Một phòng khác với diện tích tương tự được bố trí phòng chờ giáo viên. Ngoài ra không có phòng học chức năng, thực hành, thí nghiệm nào. Còn ký túc xá cho học sinh thì mượn của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện.

Thầy Lô Văn Thiệp, Hiệu trưởng trường phổ thông DTNT THCS Con Cuông mong muốn: Dù gặp nhiều khó khăn, vất vả về cơ sở vật chất nhưng trường vẫn nỗ lực đạt chất lượng cao trong dạy học. Nguyện vọng thiết tha của nhà trường, học sinh, phụ huynh là có cơ sở vật chất mới, không phải mượn các đơn vị khác để chủ động cho dạy và học.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2016, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng trường phổ thông DTNT THCS Con Cuông nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học và nội trú cho học sinh, giáo viên. Dự án gồm các hạng mục như dãy nhà học, ở nội trú, nhà ăn, thi đấu, hiệu bộ… với tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng.

Dãy kí túc xuống cấp, xập xệ
Dãy kí túc xá xuống cấp, xập xệ

Kể từ khi có chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An, huyện Con Cuông đã rất tích cực trong việc tìm nguồn vốn, tìm quỹ đất… để công trình sớm được khởi công nhanh nhất.

Trao đổi với báo chí, ông Lương Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho hay: Huyện đã tích cực phối hợp với các sở ngành liên quan trong các quy trình, thủ tục đầu tư. Hiện tại, công tác đấu thầu dự án xây dựng trường phổ thông DTNT THCS Con Cuông đã xong. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban liên quan nỗ lực giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thi công dự án tại thôn Thanh Nam xã Bồng Khê và phấn đấu khởi công trong quý 1 năm 2024.

Với những thông tin tích cực từ lãnh đạo huyện Con Cuông cung cấp, trong tương lai gần, sẽ có một ngôi trường bề thế, khang trang dành cho con em vùng đồng bào DTTS hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đó không chỉ là niềm mong mỏi của lãnh đạo huyện Con Cuông mà còn là sự thiết tha của bao thế hệ học sinh và giáo viên trường phổ thông DTNT THCS Con Cuông.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 17 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 17 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 17 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 17 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.