Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Lữ Phú - 07:26, 19/04/2024

Dù điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, nhưng nhiều đoàn viên, thanh niên là người DTTS trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã phát huy sức trẻ, áp dụng tiến bộ KHKT tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Moong Văn Sơn ở bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn là 1 trong 25 gương mặt thanh niên người DTTS tiêu biểu của Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Nghệ An nhờ mô hình chăn nuôi gia súc tổng hợp, mỗi năm thu nhập từ 100 đến 120 triệu đồng. Tích lũy được ít vốn, năm 2022, anh mở thêm các dịch vụ cơ khí, xây dựng và vận tải, có thêm thu nhập cho gia đình từ 150 đến 200 triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm thường xuyên cho 10 đoàn viên, thanh niên địa phương.

Hiện Moong Văn Sơn đã tạo việc làm cho hơn 10 lao động địa phương từ các dịch vụ cơ khí, vận tải và xây dựng.
Hiện Moong Văn Sơn đã tạo việc làm cho hơn 10 lao động địa phương từ các dịch vụ cơ khí, vận tải và xây dựng.

Anh Moong Văn Sơn chia sẻ: “Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên giá vật nuôi xuống thấp, trâu, bò thả rông, ít thức ăn, nên chất lượng vật nuôi ngày càng kém, nên anh chuyển sang mở các dịch vụ như: Cơ khí, vận tải và xây dựng. Mô hình dịch vụ cơ khí trừ đi các chi phí mua vật liệu mang lại nguồn thu từ 150 đến 200 triệu đồng mỗi năm, còn dịch vụ vận tải và xây dựng mỗi năm cũng thu nhập hơn 200 triệu đồng.”

“Từ các loại hình dịch vụ của gia đình đang thực hiện, ngoài mang lại thu nhập ổn đỉnh hơn cho gia đình, thì cũng giúp 11 lao động là các thanh niên có việc làm thường xuyên, với mức thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng mỗi tháng. Đây là các lao động địa phương, họ vừa học nghề, vừa có thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình”, anh Sơn chia sẻ thêm.

Bí thư Đoàn xã Mường Ải, Moong Bá Nghĩa đang chăm sóc đàn vật nuôi của gia đình.
Bí thư Đoàn xã Mường Ải, Moong Bá Nghĩa đang chăm sóc đàn vật nuôi của gia đình.

Mô hình phát triển kinh tế của Bí thư Đoàn xã Mường Ải, Moong Bá Nghĩa cũng là một trong những mô hình tiêu biểu của thanh niên trong lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế tại địa phương. Năm 2017, Moong Bá Nghĩa mới học ra trường, không có việc làm ổn định, gia đình lại thuộc diện hộ khó khăn. Được Sở khoa học Công Nghệ tỉnh Nghệ An hỗ trợ 4 con dê giống, Nghĩa đã chăm sóc, nhân giống phát triển thành gia trại chăn nuôi dê thương phẩm đạt giá trị kinh tế cao. Hiện gia đình anh thường xuyên duy trì chăn nuôi hơn 100 con dê, mang lại thu nhập ổn định từ 120 đến 150 triệu đồng mỗi năm.

Từ nguồn giống dê được hỗ trợ, nay gia đình anh Nghĩa luôn duy trì hơn 100 con dê.
Từ nguồn giống dê được hỗ trợ, nay gia đình anh Nghĩa luôn duy trì hơn 100 con dê.

Anh Moong Bá Nghĩa, Bí thư Đoàn xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn chia sẻ thêm: “Thời gian đầu nuôi vì chưa có nhiều kiến thức chăn nuôi, nên tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, sau nhiều đêm lần mò tìm hiểu trên mạng xã hội, để học hỏi kinh nghiệm và trồng thêm nhiều diện tích cỏ voi, trồng các giống cây dê thích để lấy lá cho dê ăn. Sau 5 năm đàn dê phát triển rất tốt, mỗi năm xuất bán 2 lần, mang lại thu nhập hơn 100 triệu đồng cho gia đình.”

Ngoài duy trì mô hình chăn nuôi dê đông nhất xã Mường Ải, gia đình anh Moong Bá Nghĩa cũng xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi với 8 ô chuồng, nuôi hơn 20 con lợn đen bản địa, tạo thêm thu nhập từ 30 đến 50 triệu đồng/năm cho gia đình.

Để đàn dê phát triển ổn định gia đình anh Nghĩa trồng thêm các loại giống cỏ, cây lấy lá cho dê ăn.
Để đàn dê phát triển ổn định gia đình anh Nghĩa trồng thêm các loại giống cỏ, cây lấy lá cho dê ăn.

Ông Cụt Bá Nhâm, Chủ tịch UBND xã Mường Ải nói: Nhận thấy địa bàn xã Mường Ải, có khí hậu nắng nóng, khô, rất phù hợp để chăn nuôi và tăng đàn dê, Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ có các chính sách hỗ trợ thanh niên, nhất là chính sách vay vốn để các bạn trẻ nhân rộng mô hình và tập hợp thành các tổ hợp tác chăn nuôi dê, để tạo ra nguồn cung dê thương phẩm lớn hơn, mang lại giá trị kinh tế cao hơn”.

Con đường khởi nghiệp, làm giàu của các mô hình thanh niên như anh Moong Văn Sơn, hay Bí thư Đoàn xã Mường Ải, Moong Bá Nghĩa đã thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vươn lên của tuổi trẻ, góp phần khẳng định vị trí, vai trò của thanh niên, nhất là thanh niên vùng đồng bào DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn. Họ là những người tiên phong trong việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi, tạo ra giá trị hàng hóa lớn, có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay chính trên mảnh đất quê hương nghèo khó.

Theo ông Cụt Bá Nhâm, Chủ tịch UBND xã Mường Ải, địa phương sẽ nhân rộng mô hình nuôi dê thương phẩm.
Theo ông Cụt Bá Nhâm, Chủ tịch UBND xã Mường Ải, địa phương sẽ nhân rộng mô hình nuôi dê thương phẩm.

Ông Vi Thái Thuận, Bí thư Huyện đoàn Kỳ Sơn chia sẻ: “Thời gian qua, trên địa bàn đã có nhiều thanh niên đổi mới sáng tạo trong việc tìm kiếm hướng đi mới về phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất Kỳ Sơn, tiêu biểu như mô hình của anh Moong Bá Nghĩa, Moong Văn Sơn và Xeo Văn Ba, ở xã Bảo Nam. Trong thời gian tới Ban Thường vụ Huyện đoàn cũng như các sở, đoàn, hội tiếp tục định hướng các đoàn viên, thanh niên tiếp cận các tiến bộ KHKT để có nhiều hơn nữa các mô hình có giá trị kinh tế, hiệu quả, giúp gia đình các thanh niên không những giàm nghèo mà làm giàu bền vững hơn".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 9 phút trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 12 phút trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 12 phút trước
Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi càng khó khăn gấp bội. Nhưng không phải vì thế mà ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự ở vùng đất khó không nảy nở, hình thành. Cùng với những nỗ lực của chính con người trên vùng đất ấy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của cơ quan làm công tác dân tộc, đã tiếp thêm động lực để đồng bào DTTS, đặc biệt là lớp trẻ hiện thực ước mơ khởi nghiệp ở địa bàn này.
Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Trang địa phương - Mỹ Dung - 13 phút trước
Ngày 6/5, đại diện UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa dông, xuất hiện sấm sét đánh trúng thuyền nan đang đánh bắt thủy sản, làm 2 người thương vong.
Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 14 phút trước
Ngày 6/5, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 100 đại biểu chính thức, đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Thạnh Trị.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Triển lãm ảnh Online

Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên"

Tin tức - Thanh Nguyên - 19 phút trước
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên".
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Phan Văn Giang dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Điện Biên

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Phan Văn Giang dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Điện Biên

Tin tức - Tào Đạt - 25 phút trước
Chiều 6/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đến dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Ý nghĩa bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Thuận - 31 phút trước
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), bộ tem đặc biệt gồm 4 mẫu, khuôn khổ 43 x 32 (mm) về Điện Biên Phủ được phát hành. Bộ tem chính thức được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 5/5/2024 đến ngày 31/12/2025.
Đặt tên đường Tạ Quốc Luật - người bắt sống tướng De Castries

Đặt tên đường Tạ Quốc Luật - người bắt sống tướng De Castries

Tin tức - Tào Đạt - 37 phút trước
Chiều 6/5, tại Tp. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ gắn biển tên đường Tạ Quốc Luật. Đây là một trong số các sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”

Thời sự - Minh Thu - 19:55, 06/05/2024
Đó là tên cuốn sách do Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) phối hợp với Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức biên soạn, xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.