Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tận tâm với cuộc sống của người dân nghèo

PV - 09:05, 26/02/2024

Ngày 2/3/2023, tại Nhà Quốc hội, trong phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước, đồng chí Võ Văn Thưởng đã xin mượn câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu để nói thay lòng mình về cam kết với Quốc hội, đồng bào, chiến sĩ, cử tri cả nước trong chặng đường sắp tới: Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi/Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu/Tôi sống với cuộc đời chiến đấu/Của triệu người yêu dấu gian lao...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với nhân dân xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với nhân dân xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

1 năm qua, trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Võ Văn Thưởng không ngừng nỗ lực, tâm huyết và trách nhiệm với lời hứa của mình. Chủ tịch nước đã dành nhiều thời gian để đến với người dân nghèo, đến với các hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Quan tâm, thương yêu người dân nghèo

Đến dự và phát biểu tại Lễ phát động ủng hộ xây dựng nhà Đại đoàn kết tặng người nghèo tỉnh Điện Biên do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc phát động vào tháng 5/2023 là một trong những hoạt động đầu tiên hướng về người nghèo của đồng chí Võ Văn Thưởng trên cương vị Chủ tịch nước.

Cả nước đang hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, so với mặt bằng cả nước, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, hạ tầng chưa đồng bộ, hàng vạn hộ nghèo vẫn phải sống trong những căn nhà tạm, dột nát, một bộ phận nhân dân còn thiếu dịch vụ cơ bản như nước sạch, điện chiếu sáng, trường học, khám, chữa bệnh...

Trăn trở với thực trạng nêu trên, Chủ tịch nước cho rằng, công tác chăm lo cho gia đình có công với nước cần được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm cụ thể, thiết thực hơn nữa bằng hành động cụ thể. “Việc quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát, các hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định... là việc làm đẹp, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân ái, giúp đỡ, tiếp sức thiết thực, vừa là trách nhiệm, vừa là sự tri ân chân thành đối với đồng bào các dân tộc trên vùng đất mà trước kia bà con đã dành sự hy sinh, cống hiến lớn lao, đóng góp sức người, sức của, không tiếc máu xương cho Tổ quốc...”, Chủ tịch nước nói.

Gần đây nhất, những ngày tháng trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn của dân tộc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thực hiện nhiều chuyến công tác để chúc Tết, tặng quà Tết người nghèo, gia đình chính sách ở nhiều vùng. Dự Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, trò chuyện với người dân và bộ đội biên phòng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nói: Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, “Thầy thuốc quân hàm xanh”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Cán bộ tăng cường xã quân hàm xanh” ngày càng trở nên thân quen và gần gũi trong tình cảm của người dân biên giới và nhân dân cả nước. Căn nhà mới, con bò giống, túi quà, cân gạo, chiếc bánh chưng, bánh tét… đến với đồng bào trong dịp Tết cổ truyền là những món quà ý nghĩa, sự quan tâm, động viên thiết thực, ấm tình quân dân, chan chứa nghĩa tình.

Trong các chuyến công tác của mình đến với các địa phương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng luôn dành thời gian để tiếp xúc, gặp mặt, trò chuyện với người dân tại làng, xóm, khu dân cư. Ở nơi đó, không có những câu hỏi xã giao, không có gặp mặt chớp nhoáng, mà luôn có tình cảm trân trọng, sự lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người dân về cuộc sống. Chủ tịch nước quan tâm, hỏi thăm sinh hoạt, lao động ngoài khơi của ngư dân khi đánh bắt xa bờ, nhắc nhở ngư dân giữ gìn sức khỏe để vượt qua mưa bão. Chủ tịch nước hỏi thăm về đường giao thông, về việc đi lại, về những mong muốn của bà con nơi miền núi, vùng sâu, vùng xa...

Nhân kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về dự, chung vui với bà con các dân tộc thôn Xây Dựng, xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân. Suối Trai là xã vùng cao thuộc huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa hơn 50 km. Nơi đây có cộng đồng dân tộc Ê Đê sinh sống với các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống giàu bản sắc, con người chân thành và mến khách. Nhân dân toàn xã sống bằng nghề nông, chủ yếu là cây mía, cây sắn (mì) là chủ lực.

Sau khi lắng nghe ý kiến của nhân dân, Chủ tịch nước cho rằng, với tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu với nhân dân xã Suối Trai là đoàn kết để xóa đói, giảm nghèo bền vững; tích cực chăn nuôi gia súc, gia cầm... Chủ tịch nước cũng mong muốn bà con quan tâm, dành nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự nghiệp học hành của con em bởi học tập vẫn là con đường để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ngày 5/9, ngày khai giảng năm học mới 2023-2024 của hơn 22 triệu học sinh trên cả nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến với Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai để chúc mừng, động viên thầy, cô giáo và học sinh. Tại đây, trăn trở về con đường vươn lên của vùng đất Tây Nguyên anh hùng nhưng cũng còn không ít khó khăn, Chủ tịch nước nêu ý kiến: Nếu làm tốt công tác giáo dục, đào tạo cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, chúng ta sẽ tạo ra nền tảng tốt đẹp, căn cơ, vững chắc cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác... Lưu ý đặc thù của học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Chủ tịch nước đề nghị trường và các cô giáo, thầy giáo phải rất coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy; phải kiên trì, bền bỉ, chắc chắn, có phương pháp sư phạm phù hợp từng lớp học, từng lứa tuổi, thậm chí với từng học sinh.

Tình cảm sâu sắc, trách nhiệm với cuộc sống của người dân nghèo được người đứng đầu Nhà nước thể hiện bằng những hành động và chuyến công tác cụ thể. Ngay trong dịp Tết Dương lịch 2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dành những ngày nghỉ để về dự lễ khánh thành, bàn giao 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết” tặng người nghèo tỉnh Hậu Giang và dự tổng kết công tác vận động, hỗ trợ xây dựng, trao 1.200 căn nhà tặng người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng...

Trách nhiệm nơi đảo xa

Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng với kinh tế-xã hội, nhất là kinh tế biển với các ngành: Vận tải, đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh. Biển, đảo nước ta còn là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định nhiều mục tiêu, chủ trương quan trọng, trong đó nhấn mạnh: Các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế-xã hội cơ bản đầy đủ, đặc biệt là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục... Nâng cao đời sống, bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư vùng ven biển, trên đảo và những người lao động trên biển; chú trọng phát triển các thiết chế văn hóa cho cộng đồng dân cư biển và ven biển...

Trong 1 năm qua, với cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Võ Văn Thưởng đã 4 lần đến với các hòn đảo của Tổ quốc: Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Thổ Châu (Kiên Giang) và Cô Tô (Quảng Ninh). Có những chuyến đi gặp thời tiết không thuận lợi, nhưng Chủ tịch nước vẫn giữ nguyên lịch trình đến với người dân để gặp và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con.

Đến thăm, tặng quà, động viên quân và dân xã đảo Thổ Châu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - xã đảo tiền tiêu xa nhất phía Tây Nam của Tổ quốc, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm các giải pháp hỗ trợ việc học hành của các cháu nhỏ, bởi địa bàn xã chưa có trường trung học phổ thông, chưa triển khai mô hình y tế quân dân y kết hợp để chăm lo tốt hơn sức khỏe người dân. Bên cạnh đó, người dân xã đảo Thổ Châu đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nguồn hải sản ngày càng cạn kiệt; giá cả hàng hóa tiêu dùng cao do chủ yếu phải nhập từ đất liền, đi lại khó khăn khi 5 ngày mới có một chuyến tàu ra đảo...

Gặp mặt, nói chuyện với Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ xúc động khi thăm lại huyện đảo, chứng kiến những đổi thay vượt bậc của diện mạo nơi đây so với hơn 10 năm trước, khi Chủ tịch nước ra thăm đảo. Từ một huyện đảo nghèo, còn nhiều khó khăn, thiếu hạ tầng quan trọng thiết yếu cho dân sinh, như điện, nước, đường giao thông, 85% số người dân là hộ nghèo; đến nay, Cô Tô đã trở thành huyện đảo phát triển, giao thông nội vùng thuận lợi và kết nối giữa đảo với đất liền dễ dàng, thông suốt.

Trong chuyến công tác tại Côn Đảo, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Đoàn công tác đã dự Lễ khởi công Trung tâm Y tế Quân dân y và chứng kiến Lễ khánh thành Cảng tàu khách Côn Đảo. Đây là những công trình hạ tầng kinh tế-xã hội và dân sinh quan trọng phục vụ người dân, du khách, hướng đến mục tiêu phát triển Côn Đảo đồng bộ, toàn diện hơn.

Tại huyện đảo Phú Quý, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ra tận âu tàu để gặp mặt, trò chuyện, ân cần thăm hỏi tình hình đời sống, việc khai thác, đánh bắt hải sản; đồng thời căn dặn bà con luôn chú ý bảo đảm an toàn, hoạt động đúng ngư trường được phép; tuân thủ nghiêm các quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam về khai thác hải sản, chú trọng phòng tránh sự cố trong mùa mưa bão...

Dù là ở các xã miền núi hay hải đảo xa xôi, người dân luôn đón chào Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với tình cảm trân trọng, chân thành và yêu mến. Những cái nắm tay thật chặt, những ánh mắt tin tưởng và yêu thương của người dân dành cho người đứng đầu Nhà nước đã làm lan tỏa tình cảm tốt đẹp và giản dị. Quan trọng hơn, những câu chuyện về cuộc sống của người dân nghèo, của những ngư dân nơi đảo xa... đã luôn được Chủ tịch nước ghi nhận, tiếp thu và trả lời, giải đáp ngay tại buổi làm việc sau đó với chính quyền các địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiểm soát rủi ro phải trở thành văn hóa và nếp sống

Kiểm soát rủi ro phải trở thành văn hóa và nếp sống

Rủi ro xảy ra do thiên tai, bệnh dịch… là điều chúng ta không lường trước được, nhưng rất nhiều rủi ro là hệ quả của những sai sót trong quy trình, trong hành vi đã nhìn thấy. Cần đưa nhận thức kiểm soát rủi ro trở thành văn hóa và nếp sống của mỗi cá nhân, tổ chức.
Giải cứu 2 cô gái người Phù Lá sau nhiều năm bị bán ra nước ngoài

Giải cứu 2 cô gái người Phù Lá sau nhiều năm bị bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 11:07, 01/06/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh vừa giải cứu thành công 2 cô gái người Phù Lá (trú tại xã Tả Phời, Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) bị lừa bán sang nước ngoài khi vừa học hết lớp 7, sau nhiều năm lưu lạc làm việc tại nhiều nước.
Sản lượng cà phê Việt Nam ước giảm mạnh do El Nino

Sản lượng cà phê Việt Nam ước giảm mạnh do El Nino

Kinh tế - Minh Thu - 11:04, 01/06/2024
Nắng nóng đặc biệt gay gắt và kéo dài bởi hiện tượng khí hậu EL Nino là một trong những nguyên nhân chính dự kiến sẽ kéo giảm sản lượng cà phê của Việt Nam xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Nhiều đầu sách cho trẻ em nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6

Nhiều đầu sách cho trẻ em nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6

Giáo dục - Minh Thu - 11:02, 01/06/2024
Đúng dịp mùa Hè 2024, nhiều Nhà xuất bản đã giới thiệu, ra mắt những đầu sách phù hợp để phục vụ bạn đọc nhí. Ngoài truyện tranh, các nhà xuất bản còn cho ra mắt những quyển sách phát huy trí tưởng tượng, cung cấp kiến thức, dạy trẻ kỹ năng sống, sách về văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Kiểm soát rủi ro phải trở thành văn hóa và nếp sống

Kiểm soát rủi ro phải trở thành văn hóa và nếp sống

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 10:26, 01/06/2024
Rủi ro xảy ra do thiên tai, bệnh dịch… là điều chúng ta không lường trước được, nhưng rất nhiều rủi ro là hệ quả của những sai sót trong quy trình, trong hành vi đã nhìn thấy. Cần đưa nhận thức kiểm soát rủi ro trở thành văn hóa và nếp sống của mỗi cá nhân, tổ chức.
Phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024

Phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024

Tin tức - Thanh Nguyên - 10:23, 01/06/2024
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức phát động “Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024” tại Việt Nam.
Tin trong ngày - 31/5/2024

Tin trong ngày - 31/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng thăm, tặng quà Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội. Xuất cấp gạo hỗ trợ Nhân dân 5 địa phương dịp giáp hạt năm 2024. Niềm tự hào của đồng bào Mông ở Si Ma Cai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Nâng cao chất lượng mô hình Tổ truyền thông cộng đồng thực hiện bình đẳng giới

Đắk Lắk: Nâng cao chất lượng mô hình Tổ truyền thông cộng đồng thực hiện bình đẳng giới

Công tác Dân tộc - Hoàng Thùy - 10:21, 01/06/2024
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk cho biết, các cấp Hội trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 330 Tổ truyền thông cộng đồng nhằm thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, trong đó có 10 mô hình chỉ đạo điểm của tỉnh.
Kiên Giang: Cục Tuyên huấn nắm tình hình công tác tuyên huấn ở khu vực biên giới đất liền

Kiên Giang: Cục Tuyên huấn nắm tình hình công tác tuyên huấn ở khu vực biên giới đất liền

Trang địa phương - Hạnh Nguyên - 10:19, 01/06/2024
Ngày 31/5, tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, Đoàn công tác Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) do Đại tá Nguyễn Thế Mạnh - Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn làm Trưởng đoàn đã làm việc, nắm tình hình công tác tuyên huấn ở khu vực biên giới đất liền Tp. Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).
Quảng Ninh: Công an tỉnh phát động chương trình ủng hộ Smartphone giúp người dân vùng DTTS

Quảng Ninh: Công an tỉnh phát động chương trình ủng hộ Smartphone giúp người dân vùng DTTS

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10:15, 01/06/2024
Ngày 30/5, tại Tp. Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ phát động Ủng hộ Smartphone đồng hành chuyển đổi số và Đề án 06 cùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.
Gia Lai: 270 nghệ nhân người Ba Na tham gia Liên hoan cồng chiêng tại Yang Bắc

Gia Lai: 270 nghệ nhân người Ba Na tham gia Liên hoan cồng chiêng tại Yang Bắc

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 10:13, 01/06/2024
Ngày 31/5, UBND xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ V năm 2024. Tham dự, có 270 nghệ nhân là đồng bào DTTS Ba Na đến từ 6 làng trên địa bàn xã.
Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc

Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc

Chính sách dân tộc - Thúy Hồng - 10:10, 01/06/2024
Chiều 31/5, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các trường chuyên biệt trực thuộc Ủy ban Dân tộc.