Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Sức vươn lên ở miền Tây Trà Bồng: Qua rồi thời... gian khó (Bài 1)

T.Nhân - 07:07, 11/04/2024

Vùng đất miền Tây huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), trước đây là huyện Tây Trà được thành lập vào ngày 1/12/2003 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Trà Bồng. Sau 17 năm được “ra riêng”, đến ngày 1/2/2020, huyện Tây Trà lại sáp nhập vào huyện Trà Bồng. Mỗi lần tách – nhập, cuộc sống của người dân ở vùng đất miền tây của huyện này lại bị đảo lộn, chính quyền địa phương cũng gặp không ít khó khăn trong triển khai các kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo. Thế nhưng, vượt qua những khó khăn đó, miền Tây Trà Bồng nay đã ổn định và mang sức sống mới.

Mỗi mùa thu hoạch đót giúp người dân miền Tây Trà Bồng có khoảng thu nhập kha khá
Mỗi mùa thu hoạch đót giúp người dân miền Tây Trà Bồng có khoản thu nhập kha khá

Bộn bề sau sáp nhập

Còn nhớ, cách đây chừng 3 năm, khi Tây Trà mới sáp nhập lại với huyện Trà Bồng, chúng tôi có dịp về lại vùng đất miền tây của huyện này. Cảnh vật lúc bấy giờ là những con đường vắng hoe, những ngôi nhà nằm trơ trọi dưới cái nắng bỏng rát, thôn làng mang một vẻ buồn hiu quạnh. Từ ngày nhập về Trà Bồng, nhiều trụ sở làm việc bị bỏ hoang lãng phí; công trình, dự án đang thi công cũng dừng lại, khiến nơi đây như một “bãi chiến trường”.

Sau sáp nhập, việc giải quyết các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh, học hành của con trẻ... tất cả đều bị đảo lộn. Theo người dân miền Tây Trà Bồng, từ ngày nhập huyện, mặc dù có tổ công tác tiếp nhận thủ tục để mang về huyện Trà Bồng giải quyết, có cán bộ y tế trực đón tiếp người bệnh tại bệnh viện...,nhưng thực tế vẫn có rất nhiều khó khăn so với ngày chưa sáp nhập. 

Đó là chưa kể tới tình trạng thiếu đất sản xuất kéo dài ở các thôn, làng chưa được giải quyết triệt để, người lao động không có việc làm vẫn còn nhiều… Những bất cập này đã khiến cuộc sống của người dân khó khăn muôn phần.

Tâm sự với chúng tôi, già làng Hồ Văn Bênh ở làng Gấm, thôn Trà Ong, xã Sơn Trà bộc bạch: Mỗi lần chia tách hay sáp nhập, là cuộc sống của người dân lại đảo lộn. Nhưng mọi chuyện cũng đã qua rồi, người dân cũng đã quen với cuộc sống mới và đi vào ổn định. Chúng tôi mong Đảng, chính quyền, cấp trên tiếp tục quan tâm hơn nữa đến đời sống người dân nơi đây; đặc biệt là chỉ bảo, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế để thoát nghèo, tạo điều kiện cho con em người Co học hành đến nơi, đến chốn.

Đường về miền Tây Trà Bồng
Đường về miền Tây Trà Bồng

Ông Trần Văn Sương, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng chia sẻ: Chính quyền cũng đồng cảm với những khó khăn của người dân. Bởi khi sáp nhập, mọi cái đều phải sắp xếp lại nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Những năm qua, huyện đã rất nỗ lực bố trí lại đất sản xuất cho những hộ dân thiếu đất và bị ảnh hưởng bởi dự án. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung đầu tư các công trình phục vụ dân sinh, ổn định cuộc sống cho người dân.

Thời gian qua, huyện huy động các nguồn lực, trong đó có vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, ngân sách huyện, chương trình theo Nghị quyết 88 của Quốc hội và các chương trình mục tiêu khác để đầu tư, phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng phía Đông và phía Tây của huyện, như kết nối xã Trà Nham cũ với xã Trà Tân; xã Trà Bùi lên xã Trà Trung cũ; Trà Hiệp đi Trà Thanh. 

"Đặc biệt, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở xã Trà Bùi theo định hướng của huyện đến năm 2030, là phát triển khu du lịch sinh thái Cà Đam ở địa phương này”, ông Sương chia sẻ thêm.

Khó khăn lùi lại phía sau

 Sau 4 năm “về chung một nhà”, đến nay những khó khăn đã vơi bớt đi, vùng đất khó đang chuyển mình, những điều tốt đẹp như những mầm xanh đang vươn lên trên vùng đất khó. Gặp lại chị Hồ Thị Đang, ở thôn Hà Riềng, xã Trà Phong, gương mặt chị đã tươi vui hơn nhiều so với 4 năm trước đây. 

Chị Đang tâm sự: Khi mới sáp nhập huyện, nhà mình có mấy mảnh ruộng thì bị thu hồi làm hồ chứa nước Nước Trong gần hết. Số diện tích còn lại nước hồ dâng cao đã ngập úng hết. Nước dâng ngập chết hết cả lồ ô. Không biết làm gì để sinh sống. Sau một thời gian, Nhà nước quan tâm hỗ trợ cấp đất sản xuất, cho vay vốn nên giờ cuộc sống đỡ khó khăn hơn nhiều.

Cây lồ ô giúp người dân miền Tây Trà Bồng có thu nhập ổn định
Cây lồ ô giúp người dân miền Tây Trà Bồng có thu nhập ổn định

Được biết, không riêng gì gia đình chị Đang, gần 100 hộ dân thôn Hà Riềng khi đó cũng không có việc làm, cuộc sống khó khăn vô cùng. Chị Hồ Thị Tình, một người dân trong thôn chia sẻ: Thời gian đầu, ruộng, rẫy Nhà nước thu hồi, không còn đất để sản xuất. Người dân chúng tôi không làm ruộng, làm rẫy thì cũng chẳng biết làm gì. Thế rồi, được Nhà nước cấp lại đất sản xuất và hỗ trợ dạy nghề, chuyển đổi việc làm, nhờ vậy sống người dân đã dần ổn định.

Đường về Tây Trà vẫn xa ngái, dốc ngược, quanh co giữa những cánh rừng già bạc ngàn. Tuy nhiên, khi qua khỏi đỉnh đèo Eo Chim khung cảnh đã trở nên nhộn nhịp hơn. Bây giờ đã là cuối mùa thu hoạch đót nhưng hai bên đường, trên sườn đồi... chỗ nào có ánh nắng chiếu đến là nơi ấy có đót. Cảnh mua bán đót, mua bán nông sản và những lâm sản phụ diễn ra nhộn nhịp.

Chị Hồ Thị Thôi, ở thôn Hà, xã Sơn Trà chia sẻ: Năm nay, giá đót cao hơn vụ trước. Mỗi kg đót có giá 4.500 đồng. Nhà mình 2 người đi hái đót, đến hết vụ cũng được chục triệu đồng. Số tiền này để trang trải cuộc sống và cho hai đứa con đi học.

Đường về các xã miền Tây Trà Bồng đã được đầu tư xây dựng bài bản
Đường về các xã miền Tây Trà Bồng đã được đầu tư xây dựng bài bản

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hai loại cây chủ lực mang lại thu nhập cho người dân miền Tây Trà Bồng, là lồ ô và keo. Dọc các ngả đường, lồ ô và keo được người dân thu hoạch, chất thành từng đống đợi thương lái. Anh Hồ Văn Quây, ở xã Sơn Trà cho biết: Mình lên rẫy chặt lồ ô mấy ngày nay, vác xuống đường, chất sẵn, đợi người đến mua. Với giá tầm 10 nghìn đồng mỗi cây, mình cũng có khoảng thu nhập kha khá.

Tại xã Trà Phong, chúng tôi bắt gặp cảnh mua bán nhộn nhịp. Trà Phong là trung tâm thương mại phục vụ cho cả vùng gồm 6 xã miền Tây Trà Bồng với đầy đủ các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các cửa hàng kinh doanh như một khu chợ thu nhỏ, mở cửa từ sáng sớm đến tận đêm khuya, phục vụ rau xanh, hoa quả, thực phẩm, quần áo, giày dép, nông cụ... 

Dọc theo cung đường qua khu vực trụ sở huyện Tây Trà cũ, các hàng quán, nhà cửa của người dân được xây dựng khang trang. Đó là những minh chứng về sức sống mới ở vùng đất khó miền Tây Trà Bồng...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 13 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 13 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 13 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 13 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.