Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sơn Dương (Tuyên Quang): Tái cơ cấu cây trồng để giảm nghèo hiệu quả

Việt Hà - 15:59, 04/12/2023

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi, tái cơ cấu cây trồng, những nương ngô, nương lúa thiếu nước, đất trồng màu kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, gắn với liên kết sản xuất cho hiệu quả kinh tế. Theo đó, người dân Sơn Dương đã từng bước thoát nghèo, có vốn để tích luỹ, tái đầu tư sản xuất.

Người dân thôn Khe Thuyền chăm sóc lứa tằm mới.
Người dân thôn Khe Thuyền chăm sóc lứa tằm mới.

Thoát nghèo nhờ trồng dâu nuôi tằm

Anh Nguyễn Văn Hùng, thôn Văn Hiến, xã Văn Phú cũng đã chuyển đổi 1h đất ruộng sang trồng dâu. Cây dâu rất hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương, chỉ sau 6 tháng trồng dâu, gia đình anh đã nuôi được lứa tằm đầu tiên. Ước tính, 1 ha dâu, bình quân mỗi tháng, trừ các loại chi phí, gia đình anh thu lãi hơn 14 triệu đồng/tháng. Với nguồn thu nhập ổn định,gia đình anh Hùng đã thoát nghèo, có khoản tích lũy, vốn để mở rộng sản xuất.

Tại thôn Khe Thuyền 3 và thôn Đồng Mụng, xã Văn Phú, người dân cũng đã thu được những hiệu quả từ việc trồng dâu, nuôi tằm. Anh Cao Văn Bình, thôn Đồng Mụng trước đây từng băn khoăn khi được cán bộ khuyến nông tư vấn chuyển đổi sang loại cây mới, cải thiện kinh tế gia đình. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm, thấy cây dâu phát triển tốt, lại được một doanh nghiệp bao tiêu đầu ra, anh đã tự tin hơn. Anh tính, nếu nuôi 8 lứa tằm/năm sẽ hiệu quả gấp 2 - 3 lần trồng cây hoa màu khác.

Không riêng anh Hùng, anh Bình, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Sơn Dương cũng đã tìm tòi, nghiên cứu và chuyển đổi đất màu kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm. Từ việc thu nhập chủ yếu dựa vào các loại nông sản như ngô, lúa, đời sống khó khăn, người dân nơi đây bắt đầu có nguồn thu nhập ổn định, kinh tế khá giả.

Ông Bùi Xuân Lượng - Chủ tịch UBND xã Văn Phú cho biết, cây dâu là loại cây ít sâu, bệnh, không kén đất, có khả năng chống chịu, thích nghi rất cao, thu hoạch lâu dài. Vì vậy, việc trồng dâu ở đất soi bãi, đất đồi thấp, đất lúa 1 vụ đạt được cả hai mục tiêu về kinh tế và bảo vệ đất đai, môi trường. Theo đó, xã đã có chủ trương phát triển khoảng 10 ha dâu tại những diện tích cây trồng kém hiệu quả. Dù mới thực hiện mô hình nhưng với giá trị tính được bình quân 1 ha cũng đạt trên 200 triệu đồng mỗi năm nên nhân dân rất phấn khởi.

Người dân thôn Khe Thuyền 3, xã Văn Phú (Sơn Dương) trồng dâu nuôi tằm.
Người dân thôn Khe Thuyền 3, xã Văn Phú (Sơn Dương) trồng dâu nuôi tằm.

Tái cơ cấu cây trồng để giảm nghèo hiệu quả

Để nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm, thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, UBND huyện Sơn Dương đã khuyến khích nông dân xã Văn Phú, Trường Sinh, Ninh Lai tiên phong phát triển mô hình trồng dâu, nuôi tằm, sau đó sẽ nhân rộng ra toàn huyện. Trong đó, việc liên kết với doanh nghiệp, ổn định đầu ra cho nông dân là vấn đề then chốt.

Xác định nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, huyện Sơn Dương đã thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Những nương ngô, nương lúa thiếu nước, đất trồng màu kém hiệu quả được chuyển dần sang trồng dâu nuôi tằm, gắn với liên kết sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Việc triển khai chuyển đổi diện tích đất trồng kém hiệu quả sang loại cây có giá trị kinh tế cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Nhiều hộ dân đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định từ cây trồng tiềm năng này.

Hiện toàn huyện Sơn Dương có trên 30 hộ dân tham gia trồng dâu với diện tích gần 15 ha. Toàn bộ diện tích dâu tằm được Công ty Cổ phần tơ lụa Phương Nam liên kết sản xuất, tiêu thụ. Tham gia liên kết bà con được công ty hỗ trợ các khâu cung cấp giống tằm, lựa chọn giống dâu, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ ứng trước con giống, nông cụ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường.

Để nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm, thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, UBND huyện Sơn Dương đã khuyến khích nông dân xã Văn Phú, Trường Sinh, Ninh Lai tiên phong phát triển mô hình trồng dâu, nuôi tằm, sau đó sẽ nhân rộng ra toàn huyện. Trong đó, việc liên kết với doanh nghiệp, ổn định đầu ra cho nông dân là vấn đề then chốt.

Theo ông Nguyễn Công Thành, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Dương, với giá thu mua kén tằm trung bình 100.000-160.000 đồng/kg, doanh thu trồng dâu nuôi tằm đạt khoảng 240 triệu/ha/năm. Hiệu quả từ mô hình trồng dâu nuôi tằm, nông dân Sơn Dương đang từng bước tái cơ cấu cây trồng ngày một hiệu quả, nhiều gia đình có thu nhập cao, vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Nâng cao chất lượng mô hình Tổ truyền thông cộng đồng thực hiện bình đẳng giới

Đắk Lắk: Nâng cao chất lượng mô hình Tổ truyền thông cộng đồng thực hiện bình đẳng giới

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk cho biết, các cấp Hội trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 330 Tổ truyền thông cộng đồng nhằm thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, trong đó có 10 mô hình chỉ đạo điểm của tỉnh.
Giải cứu 2 cô gái người Phù Lá sau nhiều năm bị bán ra nước ngoài

Giải cứu 2 cô gái người Phù Lá sau nhiều năm bị bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 11:07, 01/06/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh vừa giải cứu thành công 2 cô gái người Phù Lá (trú tại xã Tả Phời, Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) bị lừa bán sang nước ngoài khi vừa học hết lớp 7, sau nhiều năm lưu lạc làm việc tại nhiều nước.
Sản lượng cà phê Việt Nam ước giảm mạnh do El Nino

Sản lượng cà phê Việt Nam ước giảm mạnh do El Nino

Kinh tế - Minh Thu - 11:04, 01/06/2024
Nắng nóng đặc biệt gay gắt và kéo dài bởi hiện tượng khí hậu EL Nino là một trong những nguyên nhân chính dự kiến sẽ kéo giảm sản lượng cà phê của Việt Nam xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Nhiều đầu sách cho trẻ em nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6

Nhiều đầu sách cho trẻ em nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6

Giáo dục - Minh Thu - 11:02, 01/06/2024
Đúng dịp mùa Hè 2024, nhiều Nhà xuất bản đã giới thiệu, ra mắt những đầu sách phù hợp để phục vụ bạn đọc nhí. Ngoài truyện tranh, các nhà xuất bản còn cho ra mắt những quyển sách phát huy trí tưởng tượng, cung cấp kiến thức, dạy trẻ kỹ năng sống, sách về văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Kiểm soát rủi ro phải trở thành văn hóa và nếp sống

Kiểm soát rủi ro phải trở thành văn hóa và nếp sống

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 10:26, 01/06/2024
Rủi ro xảy ra do thiên tai, bệnh dịch… là điều chúng ta không lường trước được, nhưng rất nhiều rủi ro là hệ quả của những sai sót trong quy trình, trong hành vi đã nhìn thấy. Cần đưa nhận thức kiểm soát rủi ro trở thành văn hóa và nếp sống của mỗi cá nhân, tổ chức.
Phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024

Phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024

Tin tức - Thanh Nguyên - 10:23, 01/06/2024
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức phát động “Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024” tại Việt Nam.
Tin trong ngày - 31/5/2024

Tin trong ngày - 31/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng thăm, tặng quà Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội. Xuất cấp gạo hỗ trợ Nhân dân 5 địa phương dịp giáp hạt năm 2024. Niềm tự hào của đồng bào Mông ở Si Ma Cai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Nâng cao chất lượng mô hình Tổ truyền thông cộng đồng thực hiện bình đẳng giới

Đắk Lắk: Nâng cao chất lượng mô hình Tổ truyền thông cộng đồng thực hiện bình đẳng giới

Công tác Dân tộc - Hoàng Thùy - 10:21, 01/06/2024
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk cho biết, các cấp Hội trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 330 Tổ truyền thông cộng đồng nhằm thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, trong đó có 10 mô hình chỉ đạo điểm của tỉnh.
Kiên Giang: Cục Tuyên huấn nắm tình hình công tác tuyên huấn ở khu vực biên giới đất liền

Kiên Giang: Cục Tuyên huấn nắm tình hình công tác tuyên huấn ở khu vực biên giới đất liền

Trang địa phương - Hạnh Nguyên - 10:19, 01/06/2024
Ngày 31/5, tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, Đoàn công tác Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) do Đại tá Nguyễn Thế Mạnh - Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn làm Trưởng đoàn đã làm việc, nắm tình hình công tác tuyên huấn ở khu vực biên giới đất liền Tp. Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).
Quảng Ninh: Công an tỉnh phát động chương trình ủng hộ Smartphone giúp người dân vùng DTTS

Quảng Ninh: Công an tỉnh phát động chương trình ủng hộ Smartphone giúp người dân vùng DTTS

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10:15, 01/06/2024
Ngày 30/5, tại Tp. Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ phát động Ủng hộ Smartphone đồng hành chuyển đổi số và Đề án 06 cùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.
Gia Lai: 270 nghệ nhân người Ba Na tham gia Liên hoan cồng chiêng tại Yang Bắc

Gia Lai: 270 nghệ nhân người Ba Na tham gia Liên hoan cồng chiêng tại Yang Bắc

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 10:13, 01/06/2024
Ngày 31/5, UBND xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ V năm 2024. Tham dự, có 270 nghệ nhân là đồng bào DTTS Ba Na đến từ 6 làng trên địa bàn xã.
Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc

Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc

Chính sách dân tộc - Thúy Hồng - 10:10, 01/06/2024
Chiều 31/5, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các trường chuyên biệt trực thuộc Ủy ban Dân tộc.