Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mô hình khuyến nông giúp đồng bào DTTS ở Lệ Thủy thoát nghèo

Hà Anh - 14:35, 11/10/2023

Thời gian qua, bên cạnh việc ổn định lương thực nhờ trồng lúa nước, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) đã vận động, hỗ trợ và hướng dẫn người dân nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như nuôi dê sinh sản, nuôi ngan, trồng khoai môn… Từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số ở có sinh kế bền vững, vươn lên thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.

Mô hình chăn nuôi sắn cao sản ở Lệ Thủy giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thêm thu nhập ổn định.
Mô hình trồng sắn cao sản ở Lệ Thủy giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thêm thu nhập ổn định.

Huyện Lệ Thủy có 03 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số là Kim Thủy, Lâm Thủy và Ngân Thủy. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Bru- Vân Kiều sinh sống với 916 nhân khẩu. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã luôn chú trọng đến việc chuyển đổi mô hình trồng trọt, chăn nuôi để giúp bà con thoát nghèo.

Trước đây, đồng bào Vân Kiều đã quen với phương thức canh tác phát – đốt – cốt -rỉa, nhờ được hướng dẫn phương thức canh tác mới, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thay cho phương thức lạc hậu trước đây, vựa lúa của xã Ngân Thủy đã đạt sản lượng hơn 450 tấn. Đặc biệt giống lúa nếp than bản địa đạt giá trị cao gấp 3 lần so với các giống lúa được gieo trồng trước đó. Xã Ngân Thủy tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ bà con mở rộng diện tích lúa nếp than và định hướng xây dựng lúa nếp than thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.

Sau khi có nguồn thu ổn định từ cây lúa, bà con Vân Kiều ở xã Ngân Thủy được chính quyền địa phương hỗ trợ để phát triển thêm các loại nông sản khác như lạc, khoai lang, ngô… cùng mô hình chăn nuôi gia súc, kết hợp mô hình trang trại nông-lâm-ngư nghiệp đào ao thả cá. Đến nay, các loại cây nông sản được bà con chăm sóc sinh trưởng tốt, năng suất cao. Số lượng ngan đen, gà được nuôi tại các hộ gia đình cũng tăng nhanh về số lượng giúp cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của bà con dân tộc nơi đây.

Chăn nuôi được xác định là thế mạnh ở Ngân Thủy giúp bà con dân tộc vươn lên thoát nghèo
Chăn nuôi được xác định là thế mạnh ở Ngân Thủy giúp bà con dân tộc vươn lên thoát nghèo

Tại xã Lâm Thủy, gia đình anh Nguyễn Văn Thạch (bản Km14) từng chuyển đổi từ quy mô chăn nuôi nhỏ sang tập trung để phát triển kinh tế. Đến nay gia đình anh đã có 50 con lợn rừng bản địa mỗi năm xuất được 3 lứa đem về thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Trang trại của gia đình anh Thạch còn mở rộng quy mô chăn nuôi thêm đàn trâu bò tổng cộng 15 con. 

 Toàn xã Lâm Thủy hiện có 637 con trâu, 1.285 con bò cùng hàng nghìn gia cầm các loại. Nhờ được chính quyền địa phương hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nên đàn gia súc, gia cầm sinh trưởng tốt. Ngoài ra, xã Lâm Thủy còn có 23,5ha diện tích nuôi cá của 125 hộ tham gia...

Chính quyền huyện Lệ Thủy cũng đã triển khai các mô hình trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn xã miền núi Kim Thủy gồm: 2,5 ha mít ruột đỏ tại bản Chuôn, bản Hà Lẹc; 1,5 ha khoai môn tại bản Cây Bông, Chuôn, Cồn Cùng; mô hình chăn nuôi dê sinh sản, bò sinh sản, nuôi ngan đen…

Vợ chồng anh Hồ Văn Sửu sống tại bản An Bai – một trong những vùng khó khăn nhất của xã Kim Thủy đã được tham gia mô hình sinh kế cùng đàn dê sinh sản. Vợ chồng anh Sửu cho biết từ đàn dê giống được hỗ trợ, áp dụng kiến thức chăm sóc của cán bộ thú y hướng dẫn, nay gia đình anh đã có thêm 5 con dê. 

Cùng với anh Sửu, 2 hộ dân khác ở bản An Bai và Hà Lạc cũng được hỗ trợ mô hình nuôi dê sinh sản. Theo đó, mỗi hộ sẽ được hỗ trợ 8 con dê cái và 1 con dê đực cùng với các kiến thức chăm sóc, phòng bệnh cho dê. Các cán bộ sẽ bám sát từng hộ dân để hỗ trợ kịp thời trong quá trình chăm sóc dê sinh trưởng. Người dân được hướng dẫn từ cách xây chuồng trại, chăn thả, cách cho ăn thức ăn tự nhiên… để đảm bảo dê sinh trưởng tốt nhất

Trao dê giống sinh sản cho người dân ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy.
Trao dê giống sinh sản cho người dân ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy.

Gia đình chị Hồ Thị Lý ở bản Chuôn cũng là một trong số các gia đình dân tộc thiểu số khó khăn tham gia mô hình nuôi ngan đen. Chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình chị Lý 35 con ngan giống cùng thức ăn, thuốc và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Hiện tại đàn ngan của gia đình chị sinh trưởng tốt, giống ngan này được thị trường ưa chuộng, chị Lý cho biết sẽ lấy vốn từ việc bán ngan để mở rộng mô hình chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.

Thành công của những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sẽ là tiền đề bà con dân tộc thiểu số trong vùng và các địa phương lân cận học hỏi, áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao

Gia Lai: Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao

Trong 2 ngày 24 và 26/4, Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97, TBR87 tại xã Ia Sao (huyện Ia Grai) và xã Ia Pết (huyện Đak Đoa).
Giải cứu 2 cô gái người Phù Lá sau nhiều năm bị bán ra nước ngoài

Giải cứu 2 cô gái người Phù Lá sau nhiều năm bị bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 11:07, 01/06/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh vừa giải cứu thành công 2 cô gái người Phù Lá (trú tại xã Tả Phời, Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) bị lừa bán sang nước ngoài khi vừa học hết lớp 7, sau nhiều năm lưu lạc làm việc tại nhiều nước.
Sản lượng cà phê Việt Nam ước giảm mạnh do El Nino

Sản lượng cà phê Việt Nam ước giảm mạnh do El Nino

Kinh tế - Minh Thu - 11:04, 01/06/2024
Nắng nóng đặc biệt gay gắt và kéo dài bởi hiện tượng khí hậu EL Nino là một trong những nguyên nhân chính dự kiến sẽ kéo giảm sản lượng cà phê của Việt Nam xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Nhiều đầu sách cho trẻ em nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6

Nhiều đầu sách cho trẻ em nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6

Giáo dục - Minh Thu - 11:02, 01/06/2024
Đúng dịp mùa Hè 2024, nhiều Nhà xuất bản đã giới thiệu, ra mắt những đầu sách phù hợp để phục vụ bạn đọc nhí. Ngoài truyện tranh, các nhà xuất bản còn cho ra mắt những quyển sách phát huy trí tưởng tượng, cung cấp kiến thức, dạy trẻ kỹ năng sống, sách về văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Kiểm soát rủi ro phải trở thành văn hóa và nếp sống

Kiểm soát rủi ro phải trở thành văn hóa và nếp sống

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 10:26, 01/06/2024
Rủi ro xảy ra do thiên tai, bệnh dịch… là điều chúng ta không lường trước được, nhưng rất nhiều rủi ro là hệ quả của những sai sót trong quy trình, trong hành vi đã nhìn thấy. Cần đưa nhận thức kiểm soát rủi ro trở thành văn hóa và nếp sống của mỗi cá nhân, tổ chức.
Phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024

Phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024

Tin tức - Thanh Nguyên - 10:23, 01/06/2024
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức phát động “Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024” tại Việt Nam.
Tin trong ngày - 31/5/2024

Tin trong ngày - 31/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng thăm, tặng quà Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội. Xuất cấp gạo hỗ trợ Nhân dân 5 địa phương dịp giáp hạt năm 2024. Niềm tự hào của đồng bào Mông ở Si Ma Cai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Nâng cao chất lượng mô hình Tổ truyền thông cộng đồng thực hiện bình đẳng giới

Đắk Lắk: Nâng cao chất lượng mô hình Tổ truyền thông cộng đồng thực hiện bình đẳng giới

Công tác Dân tộc - Hoàng Thùy - 10:21, 01/06/2024
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk cho biết, các cấp Hội trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 330 Tổ truyền thông cộng đồng nhằm thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, trong đó có 10 mô hình chỉ đạo điểm của tỉnh.
Kiên Giang: Cục Tuyên huấn nắm tình hình công tác tuyên huấn ở khu vực biên giới đất liền

Kiên Giang: Cục Tuyên huấn nắm tình hình công tác tuyên huấn ở khu vực biên giới đất liền

Trang địa phương - Hạnh Nguyên - 10:19, 01/06/2024
Ngày 31/5, tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, Đoàn công tác Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) do Đại tá Nguyễn Thế Mạnh - Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn làm Trưởng đoàn đã làm việc, nắm tình hình công tác tuyên huấn ở khu vực biên giới đất liền Tp. Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).
Quảng Ninh: Công an tỉnh phát động chương trình ủng hộ Smartphone giúp người dân vùng DTTS

Quảng Ninh: Công an tỉnh phát động chương trình ủng hộ Smartphone giúp người dân vùng DTTS

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10:15, 01/06/2024
Ngày 30/5, tại Tp. Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ phát động Ủng hộ Smartphone đồng hành chuyển đổi số và Đề án 06 cùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.
Gia Lai: 270 nghệ nhân người Ba Na tham gia Liên hoan cồng chiêng tại Yang Bắc

Gia Lai: 270 nghệ nhân người Ba Na tham gia Liên hoan cồng chiêng tại Yang Bắc

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 10:13, 01/06/2024
Ngày 31/5, UBND xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ V năm 2024. Tham dự, có 270 nghệ nhân là đồng bào DTTS Ba Na đến từ 6 làng trên địa bàn xã.
Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc

Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc

Chính sách dân tộc - Thúy Hồng - 10:10, 01/06/2024
Chiều 31/5, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các trường chuyên biệt trực thuộc Ủy ban Dân tộc.