Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Như Tâm - 07:10, 23/04/2024

Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.

Hơn 200 đại biểu tham dự Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang tổ chức
Hơn 200 đại biểu tham dự Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang tổ chức

Tham dự, chứng minh có Hoà thượng Danh Đổng - Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) tỉnh Kiên Giang, cùng Thường trực Ban Trị sự, Hội ĐKSSYN tỉnh, trụ trì, achar các Chùa trên đại bàn huyện Châu Thành, Gò Quao và Giồng Riềng.

Phía chính quyền có các ông: Nguyễn Văn Phích, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; đại diện các ban, ngành tỉnh, các huyện và gần 200 đại biểu là các chức sắc, sư sãi, Người có uy tín và đồng bào phật tử tiêu biểu.

Năm 2023, hoạt động phật sự của Ban Trị sự và Hội ĐKSSYN các huyện Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riêng đạt được nhiều kết quả khích lệ; tiêu biểu là hoạt động an sinh xã hội, công tác giáo dục và tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các vị đã vận động nhà hảo tâm thực hiện công tác an sinh xã hội gần 10 tỷ đồng; gần 100 lớp dạy chữ Khmer với hàng ngàn tăng sinh, học sinh theo học...được mở tại các chùa.

Đại biểu là sư sãi trong Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang có ý kiến tham gia tại tại hội nghị
Đại biểu là sư sãi trong Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang có ý kiến tham gia tại tại hội nghị

Tại hội nghị đã có hơn 10 ý kiến, kiến nghị của chư tăng và phật tử liên quan đến công tác giáo dục, cấp giấy quyền sử dụng đất và dạy tiếng Khmer... Cụ thể như: Ban Quản trị chùa Khlang Ong (Châu Thành) kiến nghị các ngành cấp tỉnh, huyện quan tâm hỗ trợ chùa trong việc cấp giấy quyền sử dụng đất của chùa. Chư tăng, Ban Quản trị chùa Xà Xiêm Mới (Châu Thành), chùa Sóc Sâu (Gò Quao), chùa Đây Ông (Giồng Riềng) kiến nghị tỉnh, huyện quan tâm hỗ trợ thêm kinh phí cho giáo viên dạy chữ Khmer hè tại chùa; hỗ trợ thêm sách giáo khoa chữ Khmer để công tác giáo dục của chùa đạt được nhiều kết quả...

Trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị của chư tăng, đồng bào phật tử được lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc  tỉnh, lãnh đạo các huyện trả lời theo thẩm quyền. 

Phát biểu tại hội nghị, Ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer. Điều đó được thể hiện thông qua nhiều quyết sách và chương trình dành cho đồng bào, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới...

Tỉnh đã tập trung đầu tư và thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc, nhất là dân tộc Khmer, nhờ đó, kết cấu hạ tầng vùng dân tộc được quan tâm đầu tư tương đối đồng bộ; đời sống Nhân dân được nâng lên. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm còn 2,40% (Năm 2022 là 3,68%); hộ nghèo dân tộc Khmer còn 2,68%; hộ cận nghèo dân tộc Khmer còn 4,08%.

Ông Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang có ý kiến phúc đáp đến các đại biểu
Ông Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang có ý kiến phúc đáp đến các đại biểu

Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS được duy trì và phát triển, giáo dục dân tộc được các cấp các ngành quan tâm thực hiện, ưu tiên đầu tư vùng đồng bào DTTS, chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông dân tộc nội trú ngày càng được nâng lên. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn khó khăn nhất định đối công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn. “Với chức năng là cơ quan tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong lĩnh vực dân tộc, tôi xin tiếp thu đầy đủ ý kiến của các vị chức sắc, Người có uy tín và đồng bào phật tử nêu hôm nay để tổng hợp, nghiên cứu đưa ra giải pháp phù hợp xác với tình hình thực tế tại địa phương, nhằm cụ thể hoá Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư và các chương trình, dự án chính sách dân tộc tiếp tục phát huy hiệu quả trong vủng đồng bào DTTS”,  ông Phúc nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Phích, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang phát biểu tại hội nghị
Ông Nguyễn Văn Phích, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang phát biểu tại hội nghị

Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer được tổ chức lần đầu tiên, nhưng đã tạo được cầu nối quan trọng giữa chính quyền địa phương với các vị chức sắc, sư sãi và phật tử dân tộc Khmer. 

Ông Nguyễn Văn Phích,Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy nhận định: Đây là dịp để các cấp, các ngành lắng nghe được những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động phật sự cũng như thế sự trên địa bàn các huyện. Thông qua hội nghị sẽ góp phần cũng cố được tinh thần đoàn kết của Phật giáo Nam tông và Phật giáo tỉnh ngày càng phát triển ổn định. “Các vị Chức sắc, Ban Quản trị các chùa tiếp tục vận động đồng bào phật tử thực hiện, chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tham gia cùng chính quyền địa phương vận động đồng bào phật tử phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng phát triển, xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh; thực hiện tốt các hiến chương của Giáo hội; tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc”, Ông Phích mong muốn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Ngày 14/5, tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp huyện và cấp xã năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 13 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 13 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 13 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 13 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.