Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Gốm cổ Sa Huỳnh hồi sinh

T.Nhân - H.Trường - 12:38, 16/03/2024

Quảng Ngãi được xem là cái nôi của Văn hóa Sa Huỳnh. Đối với cư dân Sa Huỳnh, đồ gốm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và sinh hoạt tâm linh. Chính vì thế, gốm Sa Huỳnh đã có một thời vàng son, phát triển rực rỡ. Trải qua hàng ngàn năm, nghề gốm cổ Sa Huỳnh “lụi” dần và có nguy cơ bị mai một. Để bảo tồn nghề truyền thống của cha ông, chính quyền địa phương cùng những người thợ làm gốm yêu nghề đã cố gắng níu giữ nhằm phục dựng và hồi sinh dòng gốm cổ.

Những người thợ làm gốm tại xóm 26, thôn Vĩnh An, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực hồi sinh gốm cổ Sa Huỳnh (Ảnh Nguyễn Trang)
Những người thợ làm gốm tại xóm 26, thôn Vĩnh An, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực hồi sinh gốm cổ Sa Huỳnh (Ảnh Nguyễn Trang)

Làng gốm cổ Sa Huỳnh nằm ngay bên cạnh đầm nước ngọt cạnh biển lớn nhất Việt Nam là đầm An Khê. Từ hàng nghìn năm trước, người dân địa phương đã biết tận dụng nguồn nước trong lành hòa với đất sét để làm nên những sản phẩm gốm mộc độc đáo.

Đồ gốm Sa Huỳnh phong phú về loại hình, đa dạng về kiểu dáng và nguồn nguyên liệu được lấy ngay tại nơi cư dân Sa Huỳnh cư trú. Đó là các loại hình chum, nồi, bình, bát đĩa… với phong cách chế tác đồ gốm độc đáo, thể hiện văn hoá của các cư dân vùng duyên hải Việt Nam từ hậu kỳ đá mới đến thời đại sắt sớm.

Những người cao tuổi trong làng không còn nhớ nghề gốm được bắt đầu từ đâu. Chỉ biết rằng, thời hoàng kim, gốm Sa Huỳnh được rất nhiều nơi ưa chuộng. Làng gốm lúc nào cũng đỏ lửa, khắp làng trên, xóm dưới nhộn nhịp làm gốm, đâu đâu cũng xôn xao tiếng bán mua trao đổi, nhà nhà, người người trong thôn, từ già đến trẻ đều biết làm gốm.

Những người tâm huyết đang nỗ lực giữ gìn nghề gốm cổ Sa Huỳnh (Ảnh Nguyễn Trang)
Những người tâm huyết đang nỗ lực giữ gìn nghề gốm cổ Sa Huỳnh (Ảnh Nguyễn Trang)

Qua thời gian, hiện số hộ dân vẫn giữ nghề làm gốm truyền thống đếm trên đầu ngón tay. Tinh hoa của dòng gốm cổ Sa Huỳnh tưởng chừng chỉ còn trong phòng trưng bày và những ghi chép của nhà khảo cổ trong Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, thế nhưng đến nay lại được phục dựng, hồi sinh mạnh mẽ dưới bàn tay tài hoa của những người thợ làm gốm.

Đánh dấu cho sự hồi sinh của gốm cổ Sa Huỳnh là việc thành lập Hợp tác xã (HTX) Gốm tiền sử Sa Huỳnh vào cuối tháng 11-2023. HTX ra đời là kết quả của dự án “Xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với di chỉ Văn hoá Sa Huỳnh và đầm An Khê” do Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư đã đồng hành, hỗ trợ những người thợ làm gốm còn lại ở Sa Huỳnh phục dựng, mô phỏng từ kỹ thuật, hoa văn nhằm làm hồi sinh dòng gốm này.

Hiện tại, ở xóm 26, thôn Vĩnh An, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ vẫn còn 3 hộ với 7 người thợ vẫn giữ nghề làm gốm. Đây là xóm duy nhất có những người thợ kế thừa cách làm gốm thủ công, không dùng máy móc hay điện năng.

Công đoạn nhào đất để làm gốm (Ảnh Nguyễn Trang)
Công đoạn nhào đất để làm gốm (Ảnh Nguyễn Trang)

Việc khôi phục một nghề gốm đã có niên đại 2.000-3.000 năm không phải là điều đơn giản, các thợ gốm ngày nay đã không còn biết về đặc trưng gốm cổ Sa Huỳnh. Khác với các loại gốm láng men mịn, với hoa văn màu sắc sặc sỡ bắt mắt, gốm Sa Huỳnh hoàn toàn là gốm mộc. Người thợ phải biết pha trộn nguyên liệu đất sét theo tỷ lệ 2 đất xanh, 8 đất vàng rồi nhào nặn, chuốt đều, công phu, tỉ mẩn mới tạo ra được sản phẩm đẹp và bền. Để có được sản phẩm vừa thanh và chín đều, vừa đẹp lại vừa bền, người thợ phải thận trọng trong từng công đoạn.

Bà Trần Thị Mỹ, người có kinh nghiệm làm gốm hơn 40 năm cho biết: Mỗi công đoạn đều phải đúng kỹ thuật. Trước hết là phải chọn đất sét vàng, đất sét xanh đem về phơi thật khô rồi đập, sàng lấy đất mịn, nhào nặn, tạo hình, chuốt, phơi khô rồi đem nung. Để có mẻ gốm đạt chất lượng, người thợ phải biết cách xem lửa và dừng đúng lúc. Thông thường, thời gian nung sẽ kéo dài từ 14 đến 24 tiếng.

Để làm ra sản phẩm gốm mô phỏng gốm cổ Sa Huỳnh, người thợ trải qua nhiều công đoạn như khâu chọn đất sét, dùng tay nhào thật kỹ rồi đắp thành từng ụ đất lớn, tạo nên độ mịn, dẻo. “Khâu khó nhất là khâu nặn đất, một tay tạo hình, một chân đẩy liên tục bàn xoay nhịp nhàng. Nhiều nơi, khi đến khâu tạo hình trên bàn xoay, họ sử dụng bàn xoay bằng điện để giảm sức nhưng tôi và các hộ dân ở đây vẫn giữ cách làm xưa, nhất là dùng chân đạp bàn xoay. Sau đó đến vẽ trang trí, nung sản phẩm trong lò nung bằng đất, phơi nắng cho rắn chắc”, bà Mỹ cho biết thêm.

Người thợ gốm đang làm thủ công, tay tạo tác, chân đạp bàn xoay (Ảnh Nguyễn Trang)
Người thợ gốm đang làm thủ công, tay tạo tác, chân đạp bàn xoay (Ảnh Nguyễn Trang)

Ngoài hộ bà Mỹ thì còn vợ chồng ông Nguyễn Diên (58 tuổi, xóm 26, thôn Vĩnh An), gia đình bà Mai Thị Hồng Tư (64 tuổi), họ đều kế thừa truyền thống làm gốm của gia đình từ nhiều đời. Cụ bà Nguyễn Thị Ni (84 tuổi) là người lớn tuổi nhất vẫn miệt mài với nghề làm gốm, cách làm gốm và trang trí của bà gần với cư dân Sa Huỳnh cổ. Bà Ni chia sẻ: Tôi làm gốm từ đời ông bà, cha mẹ rồi giờ tôi truyền lại cho con, cho cháu tiếp tục giữ nghề gốm chứ không được bỏ nghề.

Chị Trần Thị Thu Thủy, Giám đốc HTX du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ, thành viên HTX Gốm tiền sử Sa Huỳnh, cho hay: Theo như nền văn hóa Sa Huỳnh, trước đây, cư dân cổ đã dùng bàn xoay chậm để làm gốm và hiện nay các hộ dân trong thôn Vĩnh An vẫn dùng bàn xoay chậm. Đây là khâu thủ công nhất đến ngày nay còn bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ. Các hoa văn trang trí của tiền sử Sa Huỳnh đã được các chuyên gia tổng hợp và hỗ trợ các hộ dân để làm hình mẫu gốm Sa Huỳnh. Qua quá trình tạo tác, nhiều sản phẩm đã mô phỏng tương đối theo hình dáng gốm cổ Sa Huỳnh và đạt tỷ lệ rất tốt.

“Hiện tại, mục tiêu phát triển là giúp người dân bảo tồn làng nghề, ngoài việc làm sản phẩm thông thường phục vụ sinh hoạt, những người thợ tham gia làm bình gốm, vẽ hoa văn mô phỏng, hồi sinh sản phẩm của cư dân Sa Huỳnh niên đại cách đây 2.000-3.000 năm. HTX sẽ tổ chức hoạt động cho khách tham quan, các em học sinh đến thăm quan và trực tiếp trải nghiệm cách làm gốm mà các hộ dân đang làm”, chị Thuỷ nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Sáng 16/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn Kon Tum và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Ngày việc làm năm 2024. Với hơn 9.000 vị trí việc làm trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đây là cơ hội để người lao động tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin thị trường lao động và lựa chọn việc làm phù hợp.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 11 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.