Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải bài toán nước sạch nông thôn ở Quảng Ninh: Chính quyền vào cuộc (Bài 2)

Mỹ Dung - 10:31, 14/04/2024

Từ nhiều nguyên nhân dẫn dẫn việc đầu tư nhiều công trình nước nhưng không có nước sử dụng, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung xây dựng, hoàn thiện Đề án “Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025” với nhiều phương án, giải pháp, cách tổ chức quản lý, vận hành, khai thác công trình nước cụ thể nhằm giải bài toán nước sạch nông thôn. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, nhất là người dân ở khu vực miền núi nông thôn, vùng đồng bào DTTS đang thiếu nước.

Giờ đây, người dân xã Phong Dụ vô cùng phấn khởi khi được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày
Giờ đây, người dân xã Phong Dụ vô cùng phấn khởi khi được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày

Mô hình tự quản công trình nước sạch nông thôn

Huyện Tiên Yên có phần lớn diện tích là đồi núi, nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, dân cư phân tán. Việc đưa nước sạch đến với người dân, đặc biệt là vùng đồng DTTS, miền núi không dễ thực hiện. Trước đây, vào mùa khô, khe suối cạn, người dân ở những thôn bản như Khe Lặc (Đại Dực); Khe San (Phong Dụ) phải đi rất xa để gánh nước về sinh hoạt hoặc phải dẫn nước từ các khe suối trên đồi cao về nhà...

Từ thực tế này, huyện đã đầu tư những công trình nước sinh hoạt tự chảy tại các địa bàn vùng cao, với đầy đủ các hạng mục đảm bảo xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật về nước sinh hoạt. Những công trình này được chính người dân trong thôn trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ thông qua một Ban quản lý gồm: trưởng thôn, đại diện các đoàn thể, hộ dân và được duy trì hoạt động theo quy chế được UBND xã ban hành và thông qua.

Anh Nình A Vày, một người dân thôn Khe Lặc phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi phải dẫn nước chưa được qua xử lý từ các con suối trên đầu nguồn để sinh hoạt. Chất lượng nước không bảo đảm, nhất là nước bị đục vào những ngày mưa. Nhưng từ khi có công trình nước sinh hoạt tập trung, nước sinh hoạt về đến tận nhà. Khỏi phải nói, bà con chúng tôi mừng lắm ấy chứ!”.

Giống như người dân ở xã Đại Dực, bà con ở xã Phong Dụ giờ đây cũng được thụ hưởng nước sạch về đến tận nhà nhờ công trình đập dâng nước Khe San và hệ thống đường ống, bể chứa, bể lọc cấp nước sinh hoạt tại xã Phong Dụ. Công trình này có tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, do UBND huyện Tiên Yên làm chủ đầu tư.

Công trình bể chứa, bể lọc Khe San cấp nước sinh hoạt cho gần 1.000 hộ dân xã Phong Dụ (huyện Tiên Yên)
Công trình bể chứa, bể lọc Khe San cấp nước sinh hoạt cho gần 1.000 hộ dân xã Phong Dụ (huyện Tiên Yên)

Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Dụ cho biết: “Xã đã thành lập tổ tự quản để vận hành công trình nước sạch. Đồng thời, xây dựng quy chế quản lý, thông qua mức đóng góp đảm bảo công tác vận hành 3.000 đồng/m3 để có nguồn kinh phí bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa những hư hỏng nhỏ trong quá trình sử dụng, đảm bảo hiệu quả sau đầu tư của công trình”.

Tại huyện vùng cao Ba Chẽ, hàng loạt công trình cấp nước sạch đã được đưa vào sử dụng như: Nâng cấp nước sinh hoạt Khe Lầm phục vụ các thôn: Khe Mằn, Làng Cổng, Nà Bắp, Lang Cang (xã Đồn Đạc); hệ thống trạm xử lý nước sạch Hồ chứa nước Khe Mười phục vụ nước sinh hoạt các xã: Đồn Đạc, Nam Sơn và Cụm công nghiệp Nam Sơn.

Các địa phương cũng huy động sự tham gia tích cực của người dân đóng góp để xây dựng các công trình nước sinh hoạt. Điển hình, xã Quảng An (huyện Đầm Hà) có 1.427 hộ dân, trong đó hơn 74% dân số là đồng bào DTTS. Tại đây, người dân đã tích cực quyên góp xây dựng công trình nước sinh hoạt. Đến nay, xã có 7 công trình cấp nước tập trung, trong đó chỉ có 3 công trình do nhà nước đầu tư; 4 công trình do người dân đóng góp kinh phí.

Nâng cao tỷ lệ dùng nước sạch nông thôn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 278 công trình, hệ thống công trình phục vụ cấp nước khu vực nông thôn, trong đó có 271 công trình độc lập, 7 hệ thống công trình được đấu nối từ những công trình hiện có. 

Về mô hình quản lý, trên địa bàn tỉnh đang quản lý các công trình cấp nước tập trung theo 4 mô hình chính: Cơ quan nhà nước (UBND cấp xã); đơn vị sự nghiệp công lập; doanh nghiệp nhà nước; tư nhân quản lý.

Tuy nhiên, tại các công trình cấp nước có quy mô lớn, lao động làm việc tại các trạm cấp nước cơ bản là lao động phổ thông, trong khi việc quản lý, khai thác đòi hỏi yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ cao. Đồng thời, mức giá bán nước khu vực nông thôn còn thấp, chi phí quản lý vận hành lớn nên nguồn kinh phí để thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, cải tạo nâng cấp còn hạn chế.

Đối với khu vực có khả năng đấu nối cao, dân cư đông, sử dụng nhiều, khả năng chi trả tốt, công trình cấp nước tập trung nên do các đơn vị doanh nghiệp quản lý. Còn đối với khu vực nông thôn, đồng bào DTTS, tỷ lệ sử dụng thấp, dân cư thưa, khả năng chi trả thấp, qua kinh nghiệm các tổ tự quản quản công trình nước sinh hoạt như Tiên Yên là hiệu quả”,

ông Nguyễn Minh Sơn Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Còn đối với các công trình cấp nước quy mô nhỏ, hầu hết các công trình này không thu phí sử dụng nước nên việc duy tu, bảo dưỡng công trình còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ đấu nối sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung tại một số địa phương còn thấp, do nhiều địa phương người dân còn quen dùng nước sông, nước giếng khoan...

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, tiêu chuẩn cấp nước tối thiểu 60 lít/người/ngày đêm, tỉnh Quảng Ninh đã giao Sở Xây dựng xây dựng Đề án “Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025”, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Đề án đưa ra nhiều phương án, với những giải pháp cụ thể nhằm quản lý, vận hành, khai thác các công trình nước sạch nông thôn phù hợp, người dân được thụ hưởng với giá rẻ nhất.

Theo đó, phân thành 3 vùng: Vùng nước sạch đô thị, các đô thị phân tán; cấp nước sạch nông thôn vùng thấp dân cư tập trung; cấp nước nông thôn miền núi, biên giới, hải đảo, ven biển thường xuyên bị xâm nhập mặn và không có nguồn nước tại chỗ.

Hội thảo khoa học về mô hình quản lý nước sạch khu vực nông thôn Quảng Ninh đến năm 2025, tổ chức tại huyện Tiên Yên
Hội thảo khoa học về mô hình quản lý nước sạch khu vực nông thôn Quảng Ninh đến năm 2025, tổ chức tại huyện Tiên Yên

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Đề án cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 đã khảo sát thực tế, thí nghiệm mẫu nước, đánh giá thực trạng hệ thống cấp nước nông thôn tại các huyện, thị xã, thành phố và các công trình, quá trình tổng hợp đánh giá nhu cầu sử dụng nước, đề xuất phương án cấp nước phù hợp với thực tế địa phương. Từ đó, đề xuất giải pháp xây dựng chính sách về hỗ trợ đầu tư xây dựng mới công trình cấp nước; hỗ trợ trực tiếp đối với các hộ dân nông thôn; xây dựng các mô hình, công trình cấp nước cho từng vùng, từng nguồn nước, đối tượng sử dụng.

Trong thời gian tới, các địa phương cần tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng đầu nguồn; hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn tại các khu vực rừng đầu nguồn, các công trình thủy lợi để duy trì nguồn sinh thủy; nghiên cứu, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, tiến tới xây dựng giá sản phẩm nước sạch nông thôn phù hợp với thực tế.

“Đối với khu vực có khả năng đấu nối cao, dân cư đông, sử dụng nhiều, khả năng chi trả tốt, công trình cấp nước tập trung nên do các đơn vị doanh nghiệp quản lý. Còn đối với khu vực nông thôn, đồng bào DTTS, tỷ lệ sử dụng thấp, dân cư thưa, khả năng chi trả thấp, qua kinh nghiệm các tổ tự quản quản công trình nước sinh hoạt như Tiên Yên là hiệu quả”, ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhìn nhận.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 14 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 14 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 14 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 14 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.