Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo lễ Cấp sắc của người Sán Dìu

Văn Hoa - 17:14, 01/03/2023

Đối với người Sán Dìu, thầy cúng có một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Người muốn trở thành thầy cúng phải trải qua thủ tục bắt buộc là nghi lễ Cấp sắc để được thế giới thần linh chấp thuận, đồng thời, đánh dấu bước trưởng thành của họ trong cộng đồng người Sán Dìu. Phóng viên Báo dân tộc và Phát triển ghi lại những hình ảnh độc đáo, đặc sắc của Lễ Cấp sắc

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu

Để được Cấp sắc, người thụ lễ, thường là nam giới, phải có quá trình học chữ Hán nôm, biết đọc, viết thành thạo, có thời gian phụ giúp thầy, hiểu và thực hành được một số nghi lễ truyền thống của dân tộc mình. Người được cấp sắc có thể là người nối nghiệp gia đình, dòng họ; người có “căn”; những người do mong muốn được hành nghề và tham gia vào công việc của cộng đồng. Khi đạt đến một trình độ nhất định, được cộng đồng tín nhiệm, thì xin thầy, xin thần linh tổ chức nghi lễ “Cấp sắc” để chính thức hành nghề.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 1

Đàn lễ được dựng tại khoảng sân ngay trước cửa nhà, khung tre hoặc sắt phủ bạt. Cổng đàn lễ dựng trước cửa nhà, khung bằng tre, nứa bao bằng giấy đỏ, trên cổng đề dòng chữ Hán “Tống chân nha môn”, hai bên viết cặp câu đối bằng chữ Hán mừng đón thần thánh giáng đàn. Bàn đặt sớ điệp, 3 bát hương, 5 chén rượu, 2 chén nước, 2 đĩa oản, 2 bát thịt.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 2

Ban thờ Tam Thanh (Sam sênh) trên có đại tự, hai bên có câu đối, ở giữa treo 5 bức tranh: Hai bên là Lý Tiên Nương (Lý sen nhóng), giữa và bên phải là Ngọc thanh cung, bên trái là Thượng thanh cung. Trên mặt bàn phía sát vách là lễ vật, gầm bàn nhốt 1 con gà trống (gà giữ đàn hay chóng thán cay). Bên trái bàn có rá thóc cắm 4 lá cờ đuôi nheo chiêu binh mã và 1 lá cờ hình vuông, trên cờ ghi bằng chữ nôm Sán Dìu: Mệnh lệnh và chức lệnh, tên, tuổi của người được cấp sắc. Hai bên ban thờ Tam Thanh treo bộ tranh Thập điện Diêm vương.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 3

Trước khi hành lễ, thầy cúng thực hiện nghi thức tẩy uế, trấn yểm đàn lễ, thỉnh cầu các vị thần thánh, dâng rượu và lễ vật.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 4

Nghi lễ cấp sắc gồm 15 bước. Nghi lễ chiêu binh thiên thánh do 2 thầy cúng thỉnh thiên binh vạn mã, thiên tướng, thần thánh, sư phụ về dự lễ với sự trợ giúp của 6 người phụ lễ bằng các điệu múa và thổi tù và như: Múa Hành quang (Háng cong), nghênh tiếp thần, có nhiều động tác mô phỏng các trò vui và lao động sản xuất như: Hoàng mẫu xây đập, đào kênh…

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 5

Tiếp đến là Nghi lễ dâng sớ tấu thánh, do 3 thầy cúng dâng sớ tấu trình nội dung cấp sắc với Ngọc hoàng đại đế. Nghi lễ trình lệnh bài, ấn của người thụ lễ do 2 thầy cúng dâng lệnh bài, ấn trình Tam Thanh cùng với lễ vật là 2 con lợn thịt, đầu phủ mỡ chài và cắm cờ đuôi nheo, tiền vàng, rượu...

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 6

Nghi lễ dâng và tấu sớ (thốc chệch sộ): Tại ban thờ Tam Thanh do 3 thầy cúng làm lễ, dâng sớ chính của nghi lễ để thỉnh Ngọc Hoàng, Đông Vương Công, mời các vị thần thánh về chứng kiến và mời các vị thầy có chức vị về truyền pháp. Sau khi đã mời được các vị thần thánh, người thụ lễ cầm lệnh bài, đứng ở giữa, các thầy phụ đeo cờ, nhảy kết giới (két cại) để mời gọi thần thánh đến đây dự tiệc, chứng giám và truyền phép cho đệ tử.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 7

Nghi lễ múa cờ (sút khi hoi ngọc): Người cầm cờ, người cầm tù và nhảy múa theo lời cúng với các động tác phất cờ, tấu nhạc, sắp xếp âm binh, quân binh, thánh binh chuẩn bị xuất trận và hộ tống người thụ lễ đi tuần ải ngũ phương. Nghĩ lễ Đại kết giới, thầy cúng thực hiện các nghi thức đưa âm binh ra trình ngũ phương rồi đưa người thụ lễ đi tuần ải.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 8

Nghi lễ tạo cầu tiếp thánh (Sao khéo chép sệnh): Để tiếp đón thần thánh về đón nhận người thụ lễ đến với cõi thiêng bằng cách bắc cầu (bênh khéo) nối bàn thờ Tam Thanh với bàn thờ của người thụ lễ. Hành quan tiếp sứ: Mở đường đón thánh về.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 9

Nghi lễ đón bát tiên (Cheo bát sen): Thầy cúng khấn mời bát tiên về chứng nhận lễ thăng chức cho người thụ lễ, mở từng sớ đọc mời các vị về với sự trợ giúp của 2 thầy cúng múa dâng hương quanh bàn thờ bát tiên.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 10

Nghi lễ trình bản sớ hợp đồng (Hap thống): Là sớ điệp cấp sắc, gồm 2 bản âm và dương được đóng dấu giáp lai: Sớ thầy truyền cho người thụ lễ (24 tờ điệp) và sớ thầy phong chức cho người thụ lễ (22 tờ). Mỗi loại sớ được 1 ông thầy đội trên đầu, tấu trình lên Ngọc Hoàng đại đế. Những tờ điệp âm đọc xong thì hóa ngay, tờ điệp dương đã được đóng dấu hợp đồng thì người thụ lễ giữ cẩn thận, đến khi qua đời đệ tử mang ra làm lễ và đốt theo.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 11

Nghi lễ dâng khăn hồng (Cạ hống): Khăn được quàng lên vai người được dâng. Đầu tiên, người thụ lễ tạ ơn các thầy cấp pháp cho mình bằng việc dâng khăn hồng cho sư phụ, lần lượt là thầy bản sư, thầy gia bổ chức sư, thầy bảo quý, thầy chứng minh, thầy diễn đàn, thầy truyền phép, thầy kết quy tinh đẩu thể, cuối cùng là mẹ đẻ và các chị em gái của mẹ nhằm tạ ơn sinh thành, dưỡng dục. 

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 12

Tiếp theo, các con cháu, các em dâng khăn cho người thụ lễ với ngụ ý chúc phúc cho Thầy được Cấp sắc; chúc cho Thầy có sức khỏe, tinh thông các pháp để giúp cho con cháu, cộng đồng dân tộc.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 13

Nghi thức lập ngai quy (két quy tênh tói): các thầy tấu với thần thánh việc đưa người thụ lễ đi lấy nước tại một điểm đã chọn từ trước, mang theo lễ vật, vừa đi vừa đọc bài cúng qua đường, hết một bài lại đóng 3 đoạn tre xuống đường dùng để cắm hương, rót rượu và rót nước, bên cạnh cắm 1 cành cây tươi. Đến địa điểm lấy nước, thầy cúng bài trình thánh trên đường đi lấy nước, đồng thời, cũng tiến hành dâng lễ trình thủy thần xin được lấy nước.

Lấy được nước, khi quay về theo đường cũ, đến chỗ cắm cành cây tươi, thì thầy đạp đổ cành cây. Lấy nước về đến đàn lễ mang đặt trên bàn thờ Tam Thanh rồi tiến hành các thủ tục truyền phép, sau đó thực hiện nghi thức ngự thần quy cho người thụ lễ.

 Người thụ lễ được các thầy truyền pháp, nhắc lại các quy tắc làm nghề, truyền pháp xong cho người thụ lễ ăn oản, uống rượu, ăn thịt… Kể từ đây, người thụ lễ được phép ăn, uống những thực phẩm, lương thực không thuộc đồ kiêng, cấm đối với người làm nghề.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 14

Nghi lễ truyền tín hiệu của Thánh (Hám hong cộ phố): Để người thụ lễ sau này đi hành lễ thỉnh thánh đi theo phù trợ. Thầy cúng dùng phép thổi khói hương vào tai, miệng người thụ lễ, với ngụ ý tai nghe được, miệng sẽ nói theo lời của thánh sư, của sư phụ. Trong lúc truyền pháp tay hai người lồng vào nhau, có lúc dùng nắm tay chồng lên nhau tượng trưng cho việc truyền pháp và bắc cầu lên chức. Thầy làm nghi thức cấp thêm quân binh cho người thụ lễ, kết thức nghi thức Thầy trao lệnh bài cho người thụ lễ.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 15

Nghi lễ cấp quân lương nuôi âm binh của người thụ lễ. Hai thầy cúng thỉnh âm binh, bàn giao lương thực và dặn dò phải phụ giúp, nghe lời người thụ lễ.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 16

Nghi lễ tạ ơn Thánh (Seo sén) gồm 2 lễ vật, là 2 con lợn được làm sạch, mổ đôi, cắm 5 lá cờ đuôi nheo, 6 con gà, tiền vàng và các lễ vật khác. 4 thầy cúng khấn, nhảy múa tạ ơn Tam Thanh, Ngọc Hoàng, các Thánh sư... đã bảo trợ, chứng giám cho đàn lễ. Sớ, tiền vàng tiễn thánh được hóa để kết thúc toàn bộ nghi lễ cấp sắc. Sau đó, các thầy làm nghi thức trấn trạch để trả lại sự yên ổn cho gia đình. Tất cả câu đối và các hình cắt trang trí trong lễ cấp sắc đều đem hóa, còn lễ vật đem chia cho mọi người cùng thụ hưởng.

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 17

Khi thực hiện nghi lễ Cấp sắc, những điều răn, thề nguyện trước thần linh được người thụ lễ tự nguyện thực hiện trong suốt cuộc đời của họ. Hệ thống tranh thờ, đồ nghề hành lễ được cất giữ tại nơi trang trọng. 

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu 18

Có thể thấy, nghi lễ Cấp sắc của người Sán Dìu có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm linh của cộng đồng người Sán Dìu, góp phần bảo lưu giá trị nghệ thuật như: Nghệ thuật múa, cắt dán giấy, trang trí đàn lễ, hệ thống tranh thờ dân gian. Từ năm 2018, lễ Cấp sắc của người Sán Dìu đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 18 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 18 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 18 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.