Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chạm vào Hà Giang: Điểm đến hấp dẫn (Bài cuối)

Vũ Mừng - Chí Tín - 06:40, 14/03/2024

Với 3 không gian du lịch độc đáo, sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đặc sắc về địa chất, địa hình cùng nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc… đã kết tinh lợi thế để Hà Giang đẩy mạnh phát triển “ngành công nghiệp không khói”, xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang hấp dẫn, an toàn.

Những sản phẩm du lịch đặc sắc

Phần nhiều ở các địa điểm du lịch trên thế giới, hay ở chính New Zealand cũng vậy, khách du lịch sẽ được trải nghiệm sự tiện nghi, hiện đại, nói cách khác đó là du lịch nghỉ dưỡng. Có nhiều người lại chọn cách du lịch theo tour, đi theo hướng dẫn viên và đến những địa điểm nổi tiếng. Thế nhưng ở Hà Giang, du lịch trải nghiệm có lẽ là loại hình phù hợp hơn cả, đặc biệt là những trải nghiệm cảm xúc, khi du khách được chủ động tìm kiếm, khám phá và học hỏi những điều mới mẻ.

Khung cảnh nên thơ của Làng VHDLCĐ Lô Lô Chải
Khung cảnh nên thơ của Làng VHDLCĐ Lô Lô Chải

Mary Jane Casanes đã sớm được chứng thực rằng những suy nghĩ đó là đúng đắn. Trong một thế giới ngày càng thu hẹp, du khách đến Hà Giang không chỉ bị hấp dẫn bởi những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, nên thơ như đèo Mã Pì Lèng, đỉnh Tây Côn Lĩnh, núi đôi Quản Bạ, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Cao nguyên đá Đồng Văn..., mà còn bởi tính đa dạng văn hóa độc đáo ở mỗi bản làng. Với sự hiếu khách của cư dân địa phương, khi tới Hà Giang, người ta thường được mời tham dự vào những lễ hội, những sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng mà ở trong đó thể hiện rất rõ những quan điểm về lối sống, phản ánh chân thực lịch sử hình thành, phát triển của cả một cộng đồng người.

Vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông
Vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông

Những năm qua, tỉnh Hà Giang không chỉ coi trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số,mà còn quan tâm xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm đến, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, bởi đây là cách phát triển bền vững, hiệu quả nhất. Giống như lời khẳng định của Tiến sĩ Vũ Nam, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Du lịch (Tổng Cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trong Hội thảo “Phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn 2030”: Môi trường văn hóa được xem là tài nguyên, cơ sở cho việc phát triển các hoạt động, dịch vụ du lịch tại điểm du lịch cộng đồng; làm tăng tính cạnh tranh, sự trải nghiệm, độc đáo, hấp dẫn của điểm đến.

Phụ nữ dân tộc Lô Lô trong trang phục truyền thống
Phụ nữ dân tộc Lô Lô trong trang phục truyền thống

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 50 lễ hội truyền thống, lưu giữ phong tục, tập quán đặc trưng của các dân tộc, 16 làng văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ) gắn với văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày, Lô Lô, Giấy, Bố Y, La Chí… với tổng số 1.600 hộ và trên 7.000 nhân khẩu. Mỗi làng, thường là nơi một hoặc một vài dân tộc quây quần sinh sống theo phong tục, tập quán truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng. Chẳng hạn như: Làng VHDLCĐ Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn), là nơi đồng bào dân tộc Mông và Lô Lô đen sinh sống trong những ngôi nhà trình tường mái lợp ngói máng, sinh sống chủ yếu bằng nghề dệt thổ cẩm, thêu và mộc; Làng VHDLCĐ thôn Hạ Thành (xã Phương Độ, thành phố Hà Giang), là nơi 120 hộ đồng bào dân tộc Tày quây quần, hiện còn giữ các nghề truyền thống như, nghề làm cối giã gạo sử dụng sức nước, nghề làm nhạc cụ, làm bánh dân tộc. Trong khi đó, Làng VHDLCĐ thôn Lũng Cẩm (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn) - nơi tập trung sinh sống của 3 dân tộc Lô Lô, Mông, Hoa còn giữ gìn nguyên vẹn những ngôi nhà có lối kiến trúc truyền thống với mái lợp ngói hoặc tranh, tường được trình bằng đất sét và có hàng rào đá xám xếp bằng tay bên ngoài...

Bên cạnh đó, toàn tỉnh Hà Giang có 3 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận (Bia đá chùa Sùng Khánh, Chuông chùa Bình Lâm và đôi Trống đồng Lô Lô); 61 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng (trong đó, có 31 di tích cấp quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh); 24 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Đặc biệt, Di sản văn hóa thực hành Then Tày được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Những năm qua, công tác trùng tu, tôn tạo di tích được các cấp, ngành quan tâm, có 29/61 di tích xếp hạng được tu bổ, tôn tạo; 34 Di sản văn hóa phi vật thể được đầu tư phục dựng…

Những em bé ở Lũng Cẩm
Những em bé ở Lũng Cẩm

Bản sắc văn hóa truyền thống ấy, chính là chất liệu để Hà Giang xây dựng nên những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, thu hút du khách. Thông qua đó, người dân đã chủ động phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển kinh tế, tạo sinh kế ổn định, nâng cao thu nhập và đời sống; đồng thời nâng cao ý thức trong việc khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên du lịch.

Tỉnh Hà Giang đã hình thành 3 không gian du lịch độc đáo, gồm: Không gian du lịch đồi núi thấp (Thành phố Hà Giang, các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang) gắn với sản phẩm du lịch thương mại, nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái và tâm linh. Tiếp đến là không gian du lịch đồi núi đất phía Tây (Huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình) gắn với Di tích danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì cùng các sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng và nghỉ dưỡng. Riêng không gian du lịch đồi núi đá phía Bắc trải dài 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Đây là vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và cũng là khu vực phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh, được quy hoạch xây dựng để trở thành khu du lịch quốc gia; nơi đây gắn liền với sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa và thể thao mạo hiểm.

See you again in Vietnam

Theo thống kê của Phòng Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 - 2023 công dân từ 225 quốc gia vùng lãnh thổ đến du lịch Hà Giang, chỉ tính riêng năm 2023 khách quốc tế đến Hà Giang thống kê được từ 205 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tháng 9/2023 vừa qua, tỉnh Hà Giang được Tổ chức giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards - WTA) vinh danh là: Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 (Asia's Leading Emerging Tourism Destination 2023). Đây là hạng mục quan trọng trong hệ thống các giải thưởng của WTA, tập trung đánh giá các tiêu chí liên quan như cảnh quan môi trường, bản sắc văn hoá, các giá trị di sản, an ninh, an toàn, hình ảnh con người văn minh, thân thiện, giới thiệu và khám phá, trải nghiệm về điểm đến mới tại khu vực châu Á...

Khu nghỉ dưỡng Hmông Village được vinh danh khách sạn xanh ASEAN
Khu nghỉ dưỡng Hmông Village được vinh danh khách sạn xanh ASEAN

Trước đó, Hà Giang cũng nhiều lần nằm trong danh sách những điểm đến lý tưởng được các tạp chí du lịch uy tín trên thế giới bình chọn. Trong năm 2022, khu nghỉ dưỡng Hmông Village được vinh danh khách sạn xanh ASEAN; tháng 01/2023, làng văn hóa du lịch thôn Nặm Đăm (xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ) được nhận giải thưởng ASEAN về lĩnh vực du lịch cộng đồng lần thứ 3. Tờ New York Times đã xếp Hà Giang ở vị trí thứ 25 trong danh sách 52 điểm đến lý tưởng nhất cho du khách toàn cầu tới khám phá. Tờ báo chuyên du lịch Canada The Travel bình chọn Hà Giang là một trong 10 điểm đến đẹp nhất Việt Nam. Gần đây nhất, 18 làng văn hóa du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang cũng vinh dự được chọn quảng bá giới thiệu trên website của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)…

Nói về Hà Giang, cũng không thể không nhắc tới sự kiện đáng chú ý, năm 2023, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn xuất sắc vượt qua 3 kỳ tái đánh giá của UNESCO để giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, tiếp tục là niềm tự hào đối với mỗi người dân Hà Giang. Kể từ sau khi Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, diện mạo Hà Giang nói chung, vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng đã khởi sắc, các di sản văn hóa, di sản địa chất, đa dạng sinh học được bảo tồn phát huy đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

See you again in Vietnam…
See you again in Vietnam…

Đó là những điều tôi kể cho Mary Jane Casanes những điều mình biết về Hà Giang. Thay lời chào, tôi in tặng Mary Jane Casanes tấm ảnh đã chụp cô và những người bạn trên đỉnh Mã Pí Lèng. Phía sau ảnh đó tôi cẩn thận đề dòng chữ: Món quà từ một người bạn Việt Nam! Tôi tin rằng, ở xứ sở kiwi mỗi lần ngắm nhìn bức ảnh này, Mary cũng sẽ không quên lời nhắn nhủ: See you again in Vietnam…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 11 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.