Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới: Cùng Nhân dân xây dựng nông thôn mới vùng biên (Bài 3)

Xuân Toàn - Ngọc Minh - 11:01, 15/03/2023

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), cấp ủy, chỉ huy các đơn vị cơ sở đã xác định giúp dân phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của BĐBP. Những năm qua, toàn lực lượng đã cùng các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương tổ chức, triển khai nhiều chương trình, hành động hướng về biên giới, hải đảo; vừa trực tiếp góp công, góp của, vừa huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia ủng hộ, giúp đỡ đồng bào, chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo và xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới vùng biên.

Các chiến sĩ Biên phòng Pò Hèn cùng nhân dân sản xuất, phát triển kinh tế vùng biên (Ảnh: đơn vị cung cấp)
Các chiến sĩ Biên phòng Pò Hèn cùng Nhân dân sản xuất, phát triển kinh tế vùng biên (Ảnh: đơn vị cung cấp)

Đồng lòng, chung sức bám đất, bám biên

So với trước, cuộc sống của đồng bào dân tộc Dao ở thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) giờ đây đã có nhiều đổi mới. Những khó khăn của đồng bào đã giảm bớt nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ của lực lượng BĐBP. Với sự đồng lòng, chung sức của cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng, chính quyền và đồng bào các dân tộc địa phương, đến nay gần 100% tuyến đường liên thôn, xóm đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới, đời sống Nhân dân đã không ngừng được nâng lên. Từ đó, người dân yên tâm ổn định cuộc sống, quyết tâm bám đất, bám làng giữ gìn chủ quyền biên cương của Tổ quốc.

Năm nay là vụ thứ 2 gần 200 gốc ổi của ông Đặng Văn Chiến ở thôn Pò Hèn cho trái ngọt. Khu vườn mẫu nông thôn mới của gia đình được các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pò Hèn thuộc BĐBP tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ cây giống, hướng dẫn phương pháp chăm bón, thu hoạch. Ông Chiến phấn khởi cho biết, nhờ có vườn cây ăn quả mà thu nhập tăng thêm, đời sống cũng nâng cao, gia đình yên tâm “bám đất, bám biên”.

“Người dân gắn kết cùng lực lượng Biên phòng, không những phát triển kinh tế mà còn cùng nhau kết hợp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên địa bàn. Bà con rất đồng tình hưởng ứng tham gia phong trào tự quản đường biên, thường xuyên làm tai mắt nắm bắt thông tin, báo cáo kịp thời, bảo vệ đường biên, giữ vững an ninh chính trị, phát triển kinh tế bền vững", ông Chiến chia sẻ.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pò Hèn hướng dẫn dân thôn Lục Chắn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái chăm sóc vườn ổi (Ảnh: đơn vị cung cấp)
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pò Hèn hướng dẫn dân thôn Lục Chắn, xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái chăm sóc vườn ổi. (Ảnh: đơn vị cung cấp)

Theo đồng chí Vũ Tuấn Anh, Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hải Sơn, đóng góp vào sự khởi sắc của địa phương, có phần công sức không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pò Hèn. Để đồng bào từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ nhiều năm trước, Đồn đã cử lực lượng đến từng nhà, ra từng thửa ruộng vừa tuyên truyền, vận động vừa cầm tay chỉ dạy đồng bào cách trồng lúa nước, trồng cây trà hoa vàng, cách làm chuồng nuôi lợn, gà hay chăm sóc trâu bò… Những người lính mang quân hàm xanh còn giúp bà con xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Hải Sơn. Cùng với thời gian, đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Hải Sơn đã tự giác vươn lên, tích cực phát triển sản xuất, nỗ lực xây dựng quê hương.

Cùng với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xuân Trường, BĐBP tỉnh Cao Bằng luôn tự quán triệt sâu sắc lời Bác Hồ dạy, vượt qua mọi khó khăn thử thách, gắn bó mật thiết với đồng bào các dân tộc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hình ảnh người lính quân hàm xanh đã tỏa sáng nơi biên cương của Tổ quốc.

Với phương châm hướng về cơ sở “giúp Nhân dân, cũng chính là giúp mình”, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Xuân Trường luôn chủ động triển khai thực hiện tốt các biện pháp công tác biên phòng, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương. Đồng thời tập trung mọi nguồn lực giúp địa phương hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, làm cho bộ mặt nông thôn biên giới ngày càng ổn định và phát triển, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết quân dân, xây dựng biên cương ngày càng giàu đẹp.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xuân Trường tỉnh Cao Bằng xuống dân hỗ trợ trong sinh hoạt và sản xuất (Ảnh: đơn vị cung cấp)
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xuân Trường tỉnh Cao Bằng xuống dân hỗ trợ trong sinh hoạt và sản xuất. (Ảnh: đơn vị cung cấp)

Đại úy Nguyễn Vũ Lê, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Xuân Trường cho biết: “Đời sống của Nhân dân ở khu vực biên giới do đơn vị phụ trách còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán nhiều nơi còn lạc hậu, theo đó tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Để giúp người dân xóa đói giảm nghèo, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch, xác định rõ thời gian, mục tiêu, nhiệm vụ, phân công cụ thể cho mỗi đảng viên, cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là ở các tổ, đội công tác nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của người dân.

Cấp ủy, chỉ huy đơn vị đã phân công 16 đảng viên phụ trách 67 hộ gia đình ở khu vực biên giới trực tiếp thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng” bằng những việc làm cụ thể theo khả năng và điều kiện cho phép để người dân từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống”. Những chiến sĩ quân hàm xanh vừa tuyên truyền, vận động, vừa trực tiếp tham gia lao động sản xuất cùng Nhân dân đã trở nên rất gần gũi, thân thiết và là chỗ dựa tin cậy của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây

Giúp dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Để giúp Nhân dân thực hiện hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Ninh Thuận luôn quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác đến toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, chủ động xây dựng cũng như tích cực hưởng ứng, tham gia các chương trình, mô hình giúp nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả thiết thực.

Đại tá Vũ Đình Nhất, Chính ủy BĐBP tỉnh, cho biết: Bám sát chức năng, nhiệm vụ, nắm chắc đặc điểm, tình hình địa bàn, nhất là khu vực biên giới biển, thời gian qua, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, lực lượng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xoá đói, giảm nghèo bằng các giải pháp mang tính đồng bộ và sát thực tiễn, tổ chức thực hiện linh hoạt với cách làm sáng tạo, vận dụng nhiều mô hình hiệu quả, góp phần đưa lời dạy của Bác “Nhà nước, Nhân dân và các hộ nghèo cùng làm” thành hiện thực trong thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa phương.

Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng Ninh Thuận trao đổi với Người có uy tín thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải trong tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. (Ảnh: Lý Thu)
Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng Ninh Thuận trao đổi với Người có uy tín thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải trong tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. (Ảnh: Lý Thu)

Trên phạm vi đóng quân thuộc 15 xã, phường, thị trấn ven biển, các Đồn Biên phòng trực thuộc BĐBP tỉnh cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng trên địa bàn trực tiếp tiến hành giúp dân xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều biện pháp, mô hình cụ thể, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo.

BĐBP tỉnh đã tham mưu với Bộ Tư lệnh BĐBP, UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành địa phương triển khai xây dựng các cầu tàu, bến bãi tại 4 trạm kiểm soát biên phòng: Bãi Kinh, Đông Hải, Sơn Hải, Cà Ná để không những phục vụ tốt công tác quản lý, kiểm soát xuất nhập khẩu, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền của dân neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, hải sản đánh bắt, tránh trú bão, hạn chế chi phí, rủi ro, nâng cao thu nhập. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện các dự án, công trình an sinh xã hội của địa phương, như: Xây dựng nhà tình nghĩa, mái ấm tình thương... qua đó góp phần ổn định cuộc sống, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đi liền với các giải pháp trên, BĐBP tỉnh còn đặc biệt chú trọng triển khai các mô hình như: “Bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”, “Nâng bước em tới trường”, “Đồng hành cùng phụ nữ ven biển”, “Con nuôi Đồn Biên phòng”... Đến nay, các mô hình đã nhận được sự quan tâm và đồng hành của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân có hoàn cảnh khó khăn Nhờ vậy, mặc dù là địa phương gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm gần đây, đời sống Nhân dân trong tỉnh nói chung, khu vực biên giới biển nói riêng đã có nhiều cải thiện. Đáng chú ý, hiện ngư dân khu vực biên giới biển Ninh Thuận có gần 50% tàu công suất từ 90 CV trở lên đủ khả năng đánh bắt xa bờ, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động trên địa bàn. Đây là kết quả từ sự nỗ lực cố gắng rất cao, bằng sự nhạy bén, linh hoạt của cả hệ thống chính trị, lực lượng và toàn dân, trong đó có “những người lính mang quân hàm xanh”.

Qua những việc làm nêu trên không chỉ phản ánh tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh với cộng đồng xã hội nhằm cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững, mà còn góp phần củng cố niềm tin, tăng cường mối đoàn kết quân - dân, tỏa sáng phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận biên phòng toàn dân trên địa bàn tỉnh ngày càng vững chắc

Điểm tựa cho dân an cư lạc nghiệp

Với nhiệm vụ giúp dân sản xuất, ổn định đời sống, BĐBP Đắk Lắk đã làm chủ đầu tư dự án giãn tách và đưa dân ra lập nghiệp sát biên giới; xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, khai hoang, mở rộng diện tích đồng ruộng; vận động bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều mô hình phát triển kinh tế được triển khai như: Mô hình chăn nuôi nhím, bò, vịt trời, kỳ nhông; mô hình trồng gừng và ớt trong bao, xoài lai trái vụ, đu đủ Thái Lan, bí cao sản, cây khoai sọ, thanh long ruột đỏ...

Đáng kể nhất là mô hình trồng cây lúa nước đem lại hiệu quả năng suất cao, từ ruộng lúa 1 vụ nay người dân sản xuất 2 vụ trên cánh đồng 30 ha tại buôn Đrăng Phốk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Mô hình tặng 83 con bò giống sinh sản trị giá 750 triệu đồng cho 83 hộ nghèo các xã biên giới cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, BĐBP Đắk Lắk còn sửa chữa, làm mới gần 60 km đường giao thông liên thôn, buôn huy động hơn 6.000 ngày công giúp dân thu hoạch mùa, sửa sang nhà cửa, vệ sinh môi trường…

Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk xuống gặp gỡ trao đổi với nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội (ảnh do đơn vị cung cấp)
Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk xuống gặp gỡ trao đổi với nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh do đơn vị cung cấp)

Tương tự, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu, thuộc BĐBP tỉnh Quảng Ninh, ngoài công việc bảo đảm an ninh vùng biên, Đồn còn triển khai có hiệu quả các hoạt động giúp người dân phát triển kinh tế - xã hội, như: Phong trào thi đua “BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới”; mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng”, chương trình “Nâng bước em đến trường”... Qua đó, không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa BĐBP với Nhân dân, từ đó huy động tốt sức dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh.

Trên con đường đất đỏ, men theo sườn đồi, hàng lau trắng ngát, tới mảnh vườn cây kiểu mẫu thôn Nà Choòng, xã Hoành Mô là những hàng bưởi da xanh, hàng quýt vỏ mỏng đang xanh non, tươi tốt, xen kẽ là các cây ngắn ngày như khoai lang, sắn, lạc… được đơn vị hỗ trợ từ giống đến phân bón, hướng dẫn cách chăm sóc, mua máy cắt cỏ, hệ thống dây tưới.

Trung tá Vi Tiến Hạnh - Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô cho biết, để giúp người dân phát triển kinh tế, Đồn đã triển khai vườn cây kiểu mẫu. Đây là mảnh vườn có diện tích lớn của hộ gia đình nghèo, toàn bộ mảnh đồi không có nước canh tác, trước kia trồng lúa chỉ được vài bao thóc. Ước tính sau 3 năm trồng cây ăn quả sẽ cho năng suất và giá trị kinh tế gấp 3 trồng lúa. Mảnh vườn kiểu mẫu này sẽ giúp bà con có mô hình kinh tế phù hợp, phát triển trong tương lai.Thời gian tới, đơn vị sẽ hỗ trợ một phần cho bà con với các mảnh vườn khác.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh BĐBP, trong 10 năm (2012 - 2022), các đơn vị BĐBP đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương làm tốt công tác tuyên truyền vận động để nhân dân hiểu rõ mục đích, nội dung và thấy được trách nhiệm trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới. Qua đó huy động được sức mạnh tổng hợp, xây dựng các công trình phục vụ dân sinh, dân trí, nâng cao đời sống xã hội, tạo được lòng tin mạnh mẽ của Nhân dân vào sự nghiệp đổi mới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Công ty Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.