Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuân này ở “Ngôi nhà chung”

PV - 11:52, 08/02/2018

Để phát huy giá trị của Làng Văn hóa -Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), gần 2 năm nay, các thành viên thuộc 11 cộng đồng các dân tộc đã tình nguyện “thường trú” để tham gia các hoạt động hằng ngày. Nhờ đó, “Ngôi nhà chung”đã hình thành nên các Làng: Tày, Mường, Thái, Dao, Mông, Khơ-mú, Ê-đê, Cơ-tu, Tà Ôi, Raglai, Khmer.

Nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức trong dịp đầu Xuân tại Làng. Nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức trong dịp đầu Xuân tại Làng.

 

Những cư dân của Làng

Những ngày đầu năm mới, lên Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, có thể cảm nhận ngay không khí mùa Xuân đã rộn ràng khắp không gian các Làng: Tày, Mường, Thái, Dao, Mông, Khơ-mú, Ê-đê, Cơ-tu, Tà Ôi, Raglai, Khmer. Cư dân của các Làng vừa hướng dẫn khách đến thăm quan Làng mình, vừa gấp rút chuẩn bị các trò chơi vui Xuân.

Ở không gian Làng văn hóa dân tộc Tày, những cây đu đã được dựng lên để thực hiện các trò chơi dân gian của người Tày. Cư dân của Làng Tày có 8 người, đến từ các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn. Mỗi người một nơi nhưng khi về Làng đã gắn bó với nhau để cùng góp sức làm lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc mình đến với du khách gần xa.

Bà Nguyễn Thị Xuyến, Trưởng nhóm cộng đồng dân tộc Tày cho biết, bà gắn bó với Làng đến nay đã được 16 tháng. Về đây tiếp xúc với nhiều đoàn du khách đến thăm quan, bà rất vui và tự hào khi được giới thiệu cho du khách hiểu thêm về bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Bà Xuyến bảo, 8 cư dân của làng, khi có khách thì thay phiên nhau làm hướng dẫn viên. Những lúc không có khách thăm quan, mỗi người mỗi việc: trồng rau, xới cỏ, chăm gà, lau chùi, quét dọn, đan lát,…

Giới thiệu với một phụ nữ đang ngồi đan giỏ lưu niệm ở dưới nhà sàn, bà Xuyến bảo: “Đây là chị Nguyễn Thị Chiến, xuống từ Chợ Đồn, Bắc Kạn, nhà ở tận bản Tắm, xã Yên Nhuận đấy. Khi quyết định về họat động thường xuyên ở đây, lúc đầu chồng cô ấy cũng không ưng lắm đâu”.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Chiến cho biết: Tháng 2/2017, chị cùng nhóm các nghệ nhân dân tộc Tày ở huyện Chợ Đồn đã xuống Làng để trình diễn, giới thiệu một số làn điệu hát then, đàn tính. Sau đó, Ban Quản lý Làng mời chị về “Ngôi nhà chung” tham gia các hoạt động văn hóa thường xuyên tại không gian Làng văn hóa dân tộc Tày. Ban đầu, chồng chị không muốn cho vợ đi xa. Nhưng cuối cùng, anh cũng đồng ý để vợ làm cư dân mới của Làng.

Rời Làng Văn hóa dân tộc Tày, chúng tôi sang Làng Văn hóa dân tộc Mông, gặp chị Lù Thị Sáng (quê Vị Xuyên, Hà Giang) đang ngồi bên bếp lửa cất những mẻ rượu ngô thơm lừng. Chị Sáng cho biết, chị cùng chồng là Sùng Chúa Dình xuống đây từ tháng 8/2017. Hôm nay, chồng chị đang về Hà Giang đón thêm bà con xuống Làng sinh sống.

Tại Không gian Làng Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, chị HLak Mlo, Trưởng nhóm cho biết, Làng hiện có 7 cư dân (2 nam, 5 nữ) đang gắn bó sinh hoạt trong một nhà dài. Bản thân chị lần đầu tiên ra trình diễn văn hóa tại Làng hồi tháng 2/2016, sau đó về quê hương được 1 tháng, lại thấy nhớ Hà Nội nên lại xin ra đây để được gắn bó lâu dài.

“Ở nhà có 1,5ha rẫy cà phê và tiêu, có quán bán hàng tạp hóa, làm thêm nghề may nên hằng tháng thu nhập từ 5-6 triệu đồng. Nhưng vì yêu Làng, muốn góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ê-đê nên chị đã gác lại mọi công việc của gia đình để về “Ngôi nhà chung”, chị HLak Mlo cho biết.

Tạo cơ chế để “định cư”

Với tình yêu và tâm huyết giữ gìn, phát huy bản sắc truyền thống của dân tộc mình, các thành viên thuộc 11 cộng đồng các dân tộc gần 2 năm nay đã tình nguyện “thường trú” tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Nhờ có các chủ nhân tái hiện thường xuyên các hoạt động văn hóa đã giúp “Ngôi nhà chung” luôn “đỏ lửa, sáng đều”, kéo du khách tới thăm quan ngày một tăng.

Đồng bào các dân tộc Tày, Mường về Làng Văn hóa tổ chức tái hiện các trò chơi dân gian, thi đấu thể thao ngày Xuân. Đồng bào các dân tộc Tày, Mường về Làng Văn hóa tổ chức tái hiện các trò chơi dân gian, thi đấu thể thao ngày Xuân.

 

Theo ông Lâm Văn Khang, Trưởng ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, từ năm 2011-2014, mỗi năm Làng chỉ đón từ 150.000-200.000 lượt khách; năm 2015, tăng lên 250.000 lượt khách. Từ năm 2016, 2017, Làng đón hơn 500.000 lượt khách/năm. Dự kiến từ năm 2018-2020, lượng khách sẽ tăng lên đạt mức 800 nghìn đến 1 triệu lượt khách/năm.

Việc vận động cộng đồng các dân tộc gắn bó với “Ngôi nhà chung” là một cách làm sáng tạo nhằm phát huy giá trị của dự án Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch này là mức hỗ trợ kinh phí cho đồng bào còn quá thấp.

Khi trao đổi với nghệ nhân Sơn Del ở Không gian Làng văn hóa dân tộc Khmer, chúng tôi nhận được những chia sẻ thật lòng. Ông Sơn Del cùng vợ là nghệ nhân Lâm Thị Hương, Trưởng Đoàn nghệ thuật Rô băm từ Sóc Trăng ra gắn bó với Làng từ tháng 4/2016 đến nay. Khi về “Ngôi nhà chung”, ông cùng vợ và các diễn viên Rô băm, được hỗ trợ kinh phí mỗi tháng 1,5 triệu đồng/người. Số tiền này không đủ để các nghệ nhân, diễn viên trang trải chi phí sinh hoạt, ăn uống cho cả tháng.

Theo ông Lâm Văn Khang, Trưởng ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào ổn định cuộc sống lâu dài tại Làng, Ban Quản lý Làng đã tạo cơ chế hỗ trợ, khuyến khích bà con tự khai thác, phát huy các sản phẩm văn hóa của dân tộc mình để bán cho du khách nhằm có thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên, để thực sự gắn bó lâu dài, thu hút thêm nhiều cộng đồng dân tộc khác về “định cư” tại Làng thì vẫn cần thêm cơ chế, chính sách để hỗ trợ.

NGỌC ÁNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 16 phút trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 29 phút trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 08:05, 27/04/2024
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 06:35, 27/04/2024
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).