Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xin đừng "bức tử" những dòng sông

Tùng Nguyên - 16:45, 14/08/2022

Thủy lợi, thủy điện phát triển thiếu tầm nhìn dài hạn thì những tác động tiêu cực đến sự tồn vong của các dòng sông cũng liên tục phát sinh như một hệ quả tất yếu. Mặc dù đã có quy định bảo đảm giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện, nhưng việc thực thi quy định này trên thực tế rất bất cập, làm gia tăng thêm thực trạng “bức tử” các dòng sông ở nước ta.

Nhưng những năm gần đây, ĐBSCL chỉ đón “lũ thấp”, thậm chí là “mất lũ”. (Ảnh minh họa)
Những năm gần đây, ĐBSCL chỉ đón “lũ thấp”, thậm chí là “mất lũ”. (Ảnh minh họa)

Nghịch lý “đói lũ”

Theo quy luật hàng năm, cuối tháng 7, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đón lũ đầu mùa. Lũ về mang theo lượng phù sa bồi đắp thêm “vựa lúa” và thêm tôm cá cho hàng triệu người nông dân ở đất “chín rồng”.

Nhưng những năm gần đây, ĐBSCL chỉ đón “lũ thấp”, thậm chí là “mất lũ”. Theo thống kê của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây, hầu như mực nước lũ ở khu vực này đều ở mức thấp, thậm chí trong đó có 5 năm “mất lũ”, tức mực nước còn dưới 3,5m.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo, năm nay sẽ tiếp tục là một năm lũ thấp ở ĐBSCL. Lũ đầu vụ vào tháng 7, tháng 8 cũng sẽ không có; lũ chính vụ vào tháng 9, tháng 10, con nước cũng không cao.

Số liệu cập nhật tình hình thủy văn của Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), càng khẳng định tính khoa học của dự báo này. Cụ thể, tại thời điểm sáng ngày 4/8/2022, mực nước trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 13,50m, thấp hơn 0,13m so với ngày 3/8. Mực nước cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu là 1,83m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 1,85m; mực nước tại Tân Châu là 0,99m, tại Châu Đốc là 0,83m.

Tổng cục Phòng chống thiên tại dự báo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống theo triều. Đến ngày 6/8/2022, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,70m; tại Châu Đốc ở mức 1,70m.

Trong khi hệ thống sông Cửu Long lũ thấp, thì hệ thống sông Hồng cũng đang lâm vào tình trạng “đói lũ” trong một thời gian dài. Một thống kê của Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam cho thấy, đợt lũ lớn nhất trên sông Hồng đổ về đồng bằng đã xảy ra từ năm 1996, và từ đó trở lại đây không thấy xuất hiện đợt lũ lớn như thế nữa.

Theo ông Hoàng Văn Thắng, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, mực nước sông đã hạ ở mức trên dưới 2m so với trước đây. Điều này khiến các con sông như sông Đáy, sông Tích, sông Nhuệ, sông Bắc Hưng Hải… không nhận được nước sông Hồng như trước.

“Đói lũ” từ nhiều năm qua, bãi bồi sông Hồng qua Hà Nội “phình” ra khi dòng chảy sông Hồng có nguy cơ thu hẹp có phải là một trong những cơ sở của Đề án phát triển bãi giữa, bãi ven sông Hồng thành công viên văn hóa, du lịch của Thủ đô?
“Đói lũ” từ nhiều năm qua, bãi bồi sông Hồng qua Hà Nội “phình” ra khi dòng chảy sông Hồng có nguy cơ thu hẹp lại

Trong khi đó, theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, tháng 7, tháng 8, là thời gian chính vụ của mùa lũ trên hệ thống sông, suối tại khu vực Bắc Bộ; mực nước trên sông chính có thể lên tới 4,0m. Tuy nhiên, theo báo cáo nhanh của Tổng cục Phòng chống thiên tai, tại thời điểm sáng 4/8/2022, mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,10m trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 0,86m.

Cơ quan này dự báo, mực nước trên sông Hồng tiếp tục hạ xuống. Đến sáng 5/8 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 2,00m; mực nước tại trạm Phả Lại có khả năng ở mức 0,70m.

Với những ai quan tâm đến sự tồn vong của các dòng sông, thì tình trạng “đói lũ” trên hai hệ thống sông lớn nhất của nước ta nêu trên, là nguy cơ hiện hữu về an ninh nguồn nước Quốc gia. Trong tương lai không xa, nếu không có chiến lược vẹn toàn, sinh kế của hàng triệu người dân sẽ biến mất, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Đừng “bức tử” các dòng sông

Theo ông Hoàng Văn Thắng, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, chỉ với việc hệ thống sông Hồng “đói lũ” nhiều năm nay, đã khiến hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho 500.000ha ở Đồng bằng sông Hồng gần như tê liệt. Tình trạng này cũng góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến an toàn đê…; Mực nước hạ thấp sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm mặn, nước mặn sẽ vào sâu hơn.

Còn theo TS. Đào Trọng Tứ, Trưởng ban điều hành Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam), việc có lũ cũng sẽ uy hiếp hệ thống đê điều, gây thiệt hại cho các vùng dân cư. Nhưng, nếu không có lũ, đồng bằng sẽ nghèo nàn phù sa, sự màu mỡ của đồng bằng hạ nguồn, rồi khả năng làm sạch tự nhiên của dòng sông cũng kém đi.

Là một trong những chuyên gia hàng đầu về sông ngòi và đập lớn của Việt Nam, TS. Đào Trọng Tứ đã từng cảnh báo tình trạng thoi thóp, vỡ vụn của những dòng sông cần phải được xem như một thông điệp không thể xem thường. Đây là một phần tất yếu từ việc phát triển thủy điện, thủy lợi thiếu tầm nhìn dài hạn.

Một khảo sát của diễn đàn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) cho thấy, trên các hệ thống sông như: sông Hồng – sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Ba, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Sêrêpôk, sông Sê San… đang chi chít hồ đập thủy lợi và đập thủy điện. Về thủy lợi, sông Hồng – sông Thái Bình có 29 hệ thống thủy nông, 900 hồ chứa, 1.300 đập dâng, hàng nghìn trạm bơm, hàng vạn công trình tiểu thủy nông; sông Mã có hơn 1.800 công trình thủy lợi; sông Cả cùng lưu vực phụ cận có 3.193 công trình lớn; sông Hương có 100 hồ chứa các loại;… Còn trên sông Đồng Nai - hệ thống sông lớn thứ 3 cả nước, có đến 911 công trình gồm 406 hồ chứa, 371 đập dâng và cống, 134 trạm bơm.

Về thủy điện, sông Ba có 4 công trình thủy điện (CTTĐ) lớn là An Khê – Ka Nak, Krông Hnăng. Đặc biệt, sông Vu Gia – Thu Bồn không giữ được nguyên vẹn hình hài dáng vóc do sự hình thành hàng loạt công trình thủy điện; 2 dòng sông khác ở của Quảng Nam là A Vương, sông Kôn cũng gánh chịu nhiều dựa án thủy điện như: A Vương, Sông Kôn 2, Khe Diên, Đại Đồng, Sông Cùng, Za Hung, Trà Linh 3… Còn sông Đà cũng đang “cõng” 3 công trình thủy điện lớn (Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La).

Hạ du các dòng sông đang “chết” dần vì thủy điện thượng nguồn tích nước. (Ảnh minh họa)
Hạ du các dòng sông đang “chết” dần vì thủy điện thượng nguồn tích nước. (Ảnh minh họa)

Trong Nghị quyết số 62/2013/QH13 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư, vận hành khai thác công trình thủy điện, Quốc hội khóa XIII đã yêu cầu đưa ra khỏi quy hoạch 424 dự án thủy điện, tạm dừng có thời hạn 136 dự án, không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng, tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án thủy điện nhỏ. Nhưng đến nay, các thủy điện nhỏ được xây dựng vẫn có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, miền Nam.

Tại thời điểm năm 2017, theo số liệu của Bộ Công thương, cả nước có 714 dự án thủy điện nhỏ (công suất 7.238 MW) nằm trong quy hoạch, trong đó đã vận hành khai thác 270 dự án. Đến hết năm 2020, cả nước đã xây dựng và đưa vào vận hành 330 công trình thủy điện nhỏ, với tổng công suất lắp máy là 7.666 MW

Chia sẻ trên nhiều diễn đàn, chuyên gia Đào Trọng Tứ cho rằng, rất nhiều sông, suối đang “khổ” vì thủy điện nhỏ và vừa. Ông cảnh báo, việc phát triển hệ thống thủy điện nhỏ phải hết sức thận trọng, không vì lợi ích nhỏ mà tàn phá môi trường trên diện tích lớn. Khi xây dựng các thủy điện nhỏ ở vùng sâu, vùng xa buộc các chủ đầu tư phải cắt chân các dãy núi để làm đường tới công trình, nên nguy cơ sạt lở núi rất lớn.

Mặc dù vậy, thủy điện nhỏ vẫn có tương lai tiếp tục “nở rộ” khi cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch điện VIII đến năm 2030. Trong Quy hoạch điện VIII, cơ quan soạn thảo tiếp tục đề xuất phát triển thêm khoảng 2.700 MW thủy điện nhỏ trong 10 năm tới.

Trong khi đó, trước khi xây dựng Quy hoạch điện VIII, Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị làm rõ các nội dung liên quan đến việc phê duyệt bổ sung, điều chỉnh một số quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ của giai đoạn 2016-2020. Bởi Kiểm toán Nhà nước cho rằng, quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ của giai đoạn trước, là chưa thực sự phù hợp, chưa xin ý kiến các cơ quan có liên quan, công suất điều chỉnh vượt quá quy định được phê duyệt.

Theo thống kê, cả nước có khoảng 7.800 hồ, đập lớn nhỏ với dung tích 74 tỷ mét khối nước. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu cực đoan như hiện nay, lũ lụt xảy ra thường xuyên với cường độ cao, tình trạng không ổn định của địa chất, hiện tượng đứt gãy dẫn tới động đất ở một số vùng cùng với 1.730 hồ, đập thủy lợi bị xuống cấp, trong đó có 1.200 hồ, đập cần sửa chữa và 200 hồ hư hỏng nặng cần sửa chữa khẩn cấp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Tin nổi bật trang chủ
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 19:08, 03/05/2024
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 14:18, 03/05/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 13:25, 03/05/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 10:31, 03/05/2024
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 10:22, 03/05/2024
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 10:02, 03/05/2024
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 09:40, 03/05/2024
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:36, 03/05/2024
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.