Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xây Dựng Chính Sách UNESCO Về Di Sản Thế Giới: Việt Nam là thành viên tích cực

PV - 15:31, 10/08/2018

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo đã đưa Việt nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 25 di sản được UNESCO vinh danh. Việt Nam đã và đang có rất nhiều nỗ lực trong việc tham gia xây dựng chính sách UNESCO về di sản thế giới.

chính sách UNESCO Đoàn khách quốc tế thăm quan Vịnh Hạ long-một trong những di sản thế giới tại Việt nam.

Theo quan điểm của UNESCO và nhiều nước trên thế giới, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được nhìn nhận như một loại “tài sản đặc biệt” mà về mặt giá trị không hề bị suy giảm, ngược lại còn được gia tăng theo thời gian. Trong tổng số 25 di sản được UNESCO công nhận, Việt Nam tự hào có 8 di sản được UNESCO đưa vào Danh mục Di sản Thế giới theo Công ước UNESCO 1972 về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Con số này không lớn nếu so với các quốc gia có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận như: Trung Quốc (48), Pháp (41), Tây Ban Nha (39), Ðức (38), Ấn Ðộ (35)…Tuy nhiên, Việt Nam được xem là một trong các quốc gia “giàu có” về di sản ở khu vực và châu Á.

Có thể nói, trong thời gian qua, các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đã đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội. Năm vừa qua, các di sản thế giới của Việt Nam đã thu hút 15,76 triệu lượt khách, trong đó có hơn 6,5 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu khoảng 1.456 tỷ đồng. Ngoài nguồn lợi có thể đong đếm được từ phát triển du lịch thì di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đem lại một nguồn lợi vô hình và hết sức to lớn, đó là đưa giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đầu tư cho công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo những giá trị toàn cầu, cũng như quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản. Cùng với đó, Việt Nam có đóng góp tích cực trong việc tham gia xây dựng chính sách UNESCO về di sản thế giới. Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 4 trong số 6 Công ước của UNESCO trong lĩnh vực văn hóa. Chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa trong phát triền được ghi nhận là “một yếu tố quan trọng và là tác nhân cho sự phát triển bền vững” trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 20112020. Việt Nam đã xây dựng khung pháp lý quốc gia phù hợp với các cam kết quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, bao gồm Luật Di sản Văn hóa được sửa đổi năm 2009 và Nghị định số 109/2017/NĐCP gần đây của Thủ tướng Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý di sản thế giới. Luật Di sản Văn hóa dự kiến sẽ được sửa đổi trong chu kỳ 10 năm vào năm 2019.

Ông Michael Croft, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đánh giá: Việt Nam là một trong những nước thành viên tích cực nhất trong khu vực Đông Nam Á với 8 di sản được đề cử và tham gia tích cực vào việc xây dựng Chính sách UNESCO về di sản thế giới và phát triển bền vững. Cho đến nay, Việt Nam đã 4 lần đảm nhiệm vai trò thành viên của Hội đồng Chấp hành UNESCO. Thông qua công tác điều phối các hoạt động liên quan đến quan hệ Việt Nam- UNESCO nói chung và trên lĩnh vực di sản nói riêng, Việt Nam đã phát huy vai trò tích cực, chủ động, đóng góp ý tưởng, chất xám đối với UNESCO. Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Ủy ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013 - 2017), qua đó tham gia vào việc định hình các chính sách, chiến lược, chương trình của UNESCO liên quan đến bảo tồn di sản; đóng góp vào việc quản lý các di sản văn hóa, thiên nhiên trên thế giới.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tích cực tham gia định hình luật chơi chung, mở ra một hướng đi mới đối với bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể khi đề xuất và bảo vệ thành công hồ sơ hát Xoan để chuyển từ danh sách di sản cần bảo vệ khẩn cấp sang danh sách di sản đại diện của nhân loại (năm 2017). Đây là lần đầu tiên các quốc gia thành viên Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 xem xét và thông qua việc chuyển một hồ sơ từ danh sách cần bảo vệ khẩn cấp sang danh sách đại diện của nhân loại.

Có thể thấy, trong tiến trình bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản thế giới, xây dựng chính sách UNESCO về di sản thế giới, Việt Nam luôn thể hiện vai trò tích cực và chủ động. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, có nhiều thách thức ngày càng tăng đối với tính bền vững của di sản thế giới do phát triển du lịch, mất cân bằng trong bảo tồn và phát triển, thương mại hóa các lễ hội văn hóa, sự biến tướng của các phong tục văn hóa, khoảng cách nới rộng trong chia sẻ lợi ích…

Vì vậy, xây dựng chính sách UNESCO về di sản thế giới ngày càng phải hướng tới sự phát triển bền vững của di sản. Việt Nam cần thiết có những nhìn nhận và đánh giá về hiện trạng tại các di sản trong bối cảnh Việt Nam tham gia tích cực các chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp quốc và Khung các Mục tiêu phát triển bền vững...

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 2 giờ trước
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 6 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 6 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 7 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 9 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 9 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 10 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.