Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Xanh hoá” nền kinh tế vùng đồng bào DTTS

Tùng Nguyên - 18:53, 28/07/2022

Chuyển từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đang là cơ hội để phát triển bền vững đất nước; vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng đang chuyển mình để hòa nhịp cùng xu thế này. Nhưng với xuất phát điểm thấp, khu vực này cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ kịp thời để có cơ hội bình đẳng trong chuyển đổi xanh.

Mục tiêu chuyển đổi xanh được lồng ghép trong Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, kế tiếp là Chương trình 5 triệu ha rừng. (Ảnh minh họa)
Mục tiêu chuyển đổi xanh được lồng ghép trong Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, kế tiếp là Chương trình 5 triệu ha rừng. (Ảnh minh họa)

Xu thế tất yếu

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Một trong những nguyên nhân khiến biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, là hoạt động sản xuất phát thải carbon cao, gây hiệu ứng nhà kính. Đây là hệ quả tất yếu của nền kinh tế một chiều, hay còn gọi là nền kinh tế tuyến tính.

Lấy dẫn chứng trong sản xuất nông nghiệp, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, cho biết, trong nền kinh tế một chiều, tài nguyên thiên nhiên được sử dụng là nguyên liệu đầu vào, quá trình tổ chức sản xuất theo tuyến tính nhằm mục tiêu cốt lõi là năng suất sản phẩm. Nhưng năng suất càng cao cũng có nghĩa là tài nguyên càng bị khai thác nhiều.

Đơn cử như biện pháp trồng sắn xen ngô của người dân thôn Pi Ây 1, xã Quảng Nhâm (huyện An Lưới, Thừa Thiên – Huế). Toàn thôn có 40 ha đất màu, trong đó có 30 ha chuyên trồng ngô. Ngô là cây trồng truyền thống, người dân thôn Pi Ây 1 cũng biết thâm canh, nên năng suất cây ngô đạt bình quân 50 tạ/ha; đưa tổng doanh thu từ 30ha trồng ngô của thôn bình quân đạt khoảng 750 triệu đồng/vụ.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, đã xuất hiện nhiều loại sâu bệnh, như sâu keo hại ngô gây thiệt hại năng suất, giảm thu nhập của nông dân. Ở huyện miền núi A Lưới, mùa mưa bão bắt đầu từ tháng 8 hàng năm nên việc trồng ngô 2 vụ rất khó thực hiện vì không có nắng để phơi, người dân lại chưa có máy sấy. Để tăng hiệu suất sử dụng đất, tiết kiệm công làm đất, cỏ và phân bón, người dân thôn Pi Ây 1 đã trồng sắn xen với ngô. Tuy nhiên, cách làm này khiến đất bạc màu, khô cứng, nghèo dinh dưỡng.

Từ dẫn chứng này, theo ông Hà Văn Thắng, có thể thấy rõ thách thức lớn của ngành nông nghiệp ở các vùng nông thôn và miền núi. Nhưng ông Thắng cũng nhận định, đây cũng là dư địa để chính quyền địa phương miền núi triển khai tổ chức lại sản xuất, cấu trúc lại các mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng mô hình kinh tế mới, như kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ trên nền tảng công nghệ số và công nghệ sinh học.

Thực tế, như khẳng định của ông Thắng, chuyển từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế phát triển tất yếu, một cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam, trong đó có vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng đã khẳng định chủ trương “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”, “xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn”. Ngày 7/6/2022, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”, trong đó nêu rõ quan điểm, mục tiêu cũng như đưa ra các nhiệm vụ giải pháp cụ thể.

Nhưng để “xanh hóa” nền kinh tế thì, một trong những giải pháp trọng tâm là ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng 4.0; cùng với đó là nguồn lực tài chính đủ mạnh cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện kế hoạch chuyển đổi xanh. So với các vùng khác thì, trong tiến trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh, vùng đồng bào DTTS và miền núi gặp nhiều bất lợi hơn cả. Do xuất phát điểm rất thấp nên vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ gặp nhiều trở ngại hơn trong thực hiện mục tiêu “xanh hóa” nền kinh tế.

Trồng xen canh để tăng giá trị sử dụng đất, tăng năng suất nhưng khiến đất dễ bạc màu
Trồng xen canh để tăng giá trị sử dụng đất, tăng năng suất nhưng khiến đất dễ bạc màu

Xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù

Phân tích về những khó khăn, thách thức của vùng nông thôn, miền núi khi tiến hành chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, PGS. TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường (Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam), nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, nhiều vùng nông thôn và khu vực miền núi sinh kế người dân còn gặp nhiều khó khăn. Phát triển “kinh tế xanh” phải gắn với xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội; đây là thách thức không nhỏ trong lựa chọn chính sách thực hiện kế hoạch hành động xanh.

Về huy động nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu “xây dựng nền kinh tế xanh”, theo ông Chinh, mặc dù Việt Nam đã thoát khỏi ngưỡng của nước nghèo, nhưng tích luỹ quốc gia so với các nước đã phát triển còn thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình triển khai hướng tới nền kinh tế xanh thực hiện tăng trưởng xanh.

Liên quan đến thách thức chuyển đổi xanh trong sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh, hiện chưa có nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững làm cơ sở phát triển hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn. Ví dụ, chưa có mô hình trung tâm vùng lõi có tính dẫn dắt, kết nối các nông hộ, nông trại; các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp bền vững còn thiếu... Hiện tượng sản xuất manh mún, mạnh ai nấy làm còn rất phổ biến.

Trên thực tế, mục tiêu chuyển đổi xanh cho nền kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được triển khai lồng ghép trong nhiều chương trình, dự án, nhất là từ khi Chiến lược tăng trưởng xanh được phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012. Chẳng hạn, đối với đầu tư từ ngân sách Nhà nước có Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, kế tiếp là Chương trình 5 triệu ha rừng…

 Trong lĩnh vực môi trường mức chi cho công tác bảo vệ môi trường hàng năm, là 1% tổng chi ngân sách và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;… Tuy nhiên, vẫn chưa có “cú hích” thực sự về mặt chính sách để hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi chuyển đổi xanh.

Thúc đẩy bình đẳng trong chuyển đổi nền kinh tế xanh ở vùng đồng bào DTTS
Thúc đẩy bình đẳng trong chuyển đổi nền kinh tế xanh ở vùng đồng bào DTTS

Một tin vui là, ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi xanh giai đoạn 2021 – 2030, tại Quyết định số 882/QĐ-TTg. Kế hoạch đặt ra 18 nhóm nhiệm vụ, trong đó có nhóm nhiệm vụ thực hiện bình đẳng trong chuyển đổi xanh (nhóm nhiệm vụ thứ 7).

Trong nhóm nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, phải bảo đảm các nhóm đối tượng khác nhau, nhất là các nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người DTTS, người nghèo, người khuyết tật, người già) được tiếp cận bình đẳng các cơ hội, thông tin, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ xã hội cơ bản, phù hợp với các lĩnh vực, việc làm mới trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Để triển khai nhiệm vụ này, các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, xây dựng và bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các nhóm yếu thế trong quá trình chuyển đổi.

Trong nhóm nhiệm vụ 7 của Kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi xanh giai đoạn 2021 – 2030, Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ tích hợp và thúc đẩy thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các nhóm yếu thế và các nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các bộ ngành liên quan rà soát, xây dựng và bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các nhóm yếu thế trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 2 phút trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 14 phút trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 16 phút trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 17 phút trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 6/5, đại diện UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa dông, xuất hiện sấm sét đánh trúng thuyền nan đang đánh bắt thủy sản, làm 2 người thương vong.
Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 6/5, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 100 đại biểu chính thức, đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Thạnh Trị.